Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo cuối học kì 2 (Đề số 1)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 8 cuối học kì 2 sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Tác giả của văn bản Cho tôi một vé về tuổi thơ là...
- A. Thạch Lam
B. Nguyễn Nhật Ánh
- C. Lâm Thị Mỹ Dạ
- D. Xuân Quỳnh
Câu 2: Các bạn cảm thấy thế nào sau khi nhìn thấy phản ứng của Lợi?
- A. Ân hận vì vô tình đã làm dế lửa chết.
- B. Hả hê vì Lợi bị bẽ mặt.
- C. Tức tối, ganh ghét vì Lợi được thầy Phu quan tâm.
D. Ân hận vì vô tình đã làm dế lửa chết và làm tổn thương Lợi.
Câu 3: Đâu là thông điệp của truyện Cho tôi một vé về tuổi thơ?
- A. Lên án thói ích kỷ, vụ lợi của con người.
B. Sự cảm thông, thấu hiểu, tha thứ trong cuộc sống.
- C. Không dùng cách trả đũa để cảm thấy hả hê.
- C. Yêu quý thiên nhiên.
Câu 4: Theo thông tin trong văn bản Mẹ vắng nhà - Bộ phim tuyệt đẹp về những đứa trẻ thời chiến tranh, mẹ vắng nhà là bộ phim thiếu nhi của đạo diễn:
A. Nguyễn Khánh Dư
- B. Nguyễn Khánh Du
- C. Nguyễn Khánh Duy
- D. Nguyễn Khánh Duật
Câu 5: Câu văn nào dưới đây không chứa thành phần cảm thán?
- A. Chao ôi, bắt gặp con người như anh ta là một cơ hội hữu hạn cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là cả một chặng đường dài.
- B. Có lẽ khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.
C. Trời ơi, chỉ còn năm phút!
- D. Ôi, độ ấy sao mà vui tới thế.
Câu 6: Trong những từ dưới đây, từ ngữ có độ tin cậy cao nhất?
- A. Chắc là
- B. Có vẻ như
- C. Chắn hẳn
D. Chắc chắn
Câu 7: Tên tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” có nghĩa là gì?
- A. Vua Lê nhất định thống nhất đất nước.
B. Ghi chép về sự thống nhất vương triều nhà Lê
- C. Ý chí trước sau như một của vua Lê.
- D. Ý chí thống nhất đất nước của vua Lê.
Câu 8: Thái độ của vua tôi Lê Chiêu Thống khi giặc Thanh bị tiêu giệt?
- A. Vua tôi Lê Chiêu Thống xin cầu hòa trước vua Quang Trung
- B. Vua tôi Lê Chiêu Thống chịu trận trước quân Tây Sơn
C. Vua tôi Lê Chiêu Thống chạy trốn
- D. Vua tôi Lê Chiêu Thống đầu hàng
Câu 9: Dòng nào dưới đây nói đúng nhất dấu hiệu nhận biết câu cảm thán ?
- A. Sử dụng từ ngữ nghi vấn và dấu chấm hỏi ở cuối câu.
- B. Sử dụng ngữ điệu cầu khiến và dấu chấm than ở cuối câu.
C. Sử dụng từ ngữ cảm thán và dấu hiệu chấm than ở cuối câu.
- D. Không có dấu hiệu hình thức đặc trưng.
Câu 10: Biện pháp nghệ thuật nổi bật được tác giả sử dụng trong bài thơ Bạn đến chơi nhà là?
A. Đối lập, liệt kê
- B. Nhân hóa, liệt kê
- C. Đảo ngữ, liệt kê
- D. Nói quá
Câu 11: Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ “cả” trong câu “Ao sâu nước cả khôn chài cá”
- A. To
B. Lớn
- C. Dồi dào
- D. Tràn trề
Câu 12: Bài Đề đền Sầm Nghi Đống của tác giả?
A. Hồ Xuân Hương
- B. Hồ Quỳnh Hương
- C. Xuân Quỳnh
- D. Nguyễn Du
Câu 13: Bài thơ nào của Hồ Xuân Hương nói về đả kích thói đạo đức giả, hợm hĩnh, khoe khoang
A. Thiếu nữ ngủ ngày
- B. Tự tình
- C. Bánh trôi nước
- D. Mời trầu
Câu 14: Sông núi nước Nam được coi là bản tuyên ngôn độc lập vì đã thể hiện được nội dung nào?
- A. Khẳng định được truyền thống đấu tranh chống xâm lược hàng ngàn năm của dân tộc.
- B. Thể hiện được niềm tự hào dân tộc.
- C. Khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước.
D. Khẳng định chủ quyền và ý chí quyết tâm bảo vệ lãnh thổ của đất nước.
Câu 15: Thể thơ tác giả dùng để viết Nam quốc sơn hà là gì?
- A. Song thất lục bát
B. Thất ngôn tứ tuyệt
- C. Thất ngôn bát cú
- D. Ngũ ngôn tứ tuyệt
Câu 16: Nam quốc sơn hà được mệnh danh là?
- A. Áng thiên cổ hùng văn
- B. Bài thơ có một không hai
- C. Bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của nước ta
D. Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta
Câu 17: Khi viết, câu cầu khiến thường có đặc điểm gì?
A. Thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm câu.
- B. Thường kết thúc bằng dấu chấm hỏi, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm câu.
- C. Thường kết thúc bằng dấu phẩy, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm câu.
- D. Thường kết thúc bằng dấu ba chấm, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm câu.
Câu 18: Nội dung chính của câu văn sau là gì?
Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị.
- A. Thể hiện lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc
B. Khẳng định chủ quyền của dân tộc ta và hành động xâm lăng phi nghĩa, trái đạo trời của giặc.
- C. Thể hiện niềm tự hào về non sông đất nước của Nguyễn Huệ.
- D. Thể hiện niềm tin vào ông trời của Nguyễn Huệ.
Câu 19: Trong các câu văn sau, câu nào sử dụng thành phần tình thái?
- A. Thưa cô cho em vào lớp với ạ!
- B. Lan - lớp trưởng lớp tôi đã giành giải nhất trong kì thi này.
- C. Chao ôi! Đây thực sự là một tuyệt tác!
D. Hình như thu đã về.
Câu 20: Đâu là thành phần tình thái hoặc cảm thán trong câu sau: Không thể nào việc đó lại lặp lại lần nữa.
- A. Không thể
- B. Lặp lại
C. Không thể nào
- D. Lần nữa
Bình luận