Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử địa lí 5 kết nối tri thức giữa học kì 1 (P5)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử địa lí 5 kết nối tri thức giữa học kì 1 ơ. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

 

Câu 1: Biểu tượng trên Quốc kỳ Việt Nam là gì?

  • A. Ngôi sao vàng năm cánh
  • B. Một con chim
  • C. Một chiếc thuyền
  • D. Một cây cọ

Câu 2: Nhạc sĩ nào là người sáng tác bài hát Tiến quân ca – Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

  • A. Trịnh Công Sơn
  • B. Nguyễn Văn Tý
  • C. Văn Cao
  • D. Đỗ Nhuận

Câu 3: Vùng đất nào của Việt Nam có đất phù sa màu mỡ, thích hợp cho trồng trọt?

  • A. Vùng núi Tây Bắc
  • B. Đồng bằng sông Hồng
  • C. Duyên hải miền Trung
  • D. Đồng bằng sông Cửu Long

Câu 4: Hải đảo nào của Việt Nam được biết đến như "Vùng đất của những ngọn hải đăng"?

  • A. Phú Quý
  • B. Trường Sa
  • C. Cát Bà
  • D. Lý Sơn

Câu 5: Dân tộc nào của Việt Nam chủ yếu sống ở vùng núi cao và có nhiều phong tục tập quán đặc sắc?

  • A. Dân tộc Kinh
  • B. Dân tộc Mường
  • C. Dân tộc H'Mông
  • D. Dân tộc Hoa

Câu 6: Việt Nam là một quốc gia có đặc điểm gì về dân cư và dân tộc?

  • A. Đa dạng về dân tộc, phong phú về văn hóa
  • B. Duy nhất chỉ có một dân tộc
  • C. Dân cư chủ yếu là dân tộc Kinh
  • D. Có ít dân tộc sinh sống

Câu 7: Thánh địa Mỹ Sơn có bao nhiêu đền tháp? 

  • A.  60
  • B. 75
  • C. 65
  • D. 70

Câu 8. Người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống lại quân, xâm lược nhà Đường vào năm 687 là ai?

  • A. Triệu Quang Phục. 
  • B. Mai Hắc Đế. 
  • C. Mai Thúc Loan. 
  • D.Phùng Hưng

Câu 9: Hình ảnh dưới đây nói về thành phố trực thuộc Trung ương nào ở nước ta?

Tech12h
  • A. Hà Nội
  • B. Đà Nẵng
  • C. Quảng Ninh
  • D. Cần Thơ

Câu 10: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về lãnh thổ Việt Nam?

  • A. Vùng đất nước ta có tổng diện tích hơn 331 nghìn km2.
  • B. Phất đất liền của nước ta có dạng hình chữ S, hẹp ngang và trải dài theo chiều bắc – nam.
  • C. Lãnh thổ Việt Nam gồm vùng đất, vùng trời và vùng biển.
  • D. Vùng biển nước ta có diện tích khoảng 2 triệu km2

Câu 11: Đồi núi chiếm bao nhiêu diện tích lãnh thổ Việt Nam:

  • A. 3/2.
  • B. 2/3. 
  • C. 3/4.
  • D. 1/2. 

Câu 12: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về nhóm đất phe-ra-lít?

  • A. Phân bố ở vùng đồi núi.
  • B. Chua và nghèo mùn.
  • C. Thuận lợi trồng cây lương thực. 
  • D. Thích hợp trồng cây công nghiệp. 

Câu 13: Nhân vật nào đã cho thành lập đội Hoàng Sa?

  • A.  Vua Lê.
  • B. Chúa Trịnh. 
  • C. Vua Lý. 
  • D. Chúa Nguyễn. 

Câu 14: Dân cư nước ta phân bố không đều giữa các vùng gây khó khăn lớn nhất cho việc:

  • A. Nâng cao chất lượng cuộc sống.
  • B. Nâng cao tay nghề cho lao động . 
  • C. Bảo vệ tài nguyên và môi trường. 
  • D. Sử dụng có hiệu quả nguồn lao động. 

Câu 15: Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm dân tộc của nước ta

  • A. Mức sống của một bộ phận dân tộc ít người còn thấp.
  • B. Có nhiều thành phần dân tộc, bản sắc văn hóa đa dạng.
  • C. Các dân tộc ít người sống tập trung chủ yếu ở đồng bằng. 
  • D. Dân tộc Kinh chiếm tỉ lệ lớn nhất trong tổng số dân. 

Câu 16:  Kinh đô của nhà nước Âu Lạc nay thuộc tỉnh/ thành phố nào nước ta?

  • A. Hạ Long. 
  • B. Hưng Yên. 
  • C. Thái Bình. 
  • D. Hà Nội.

Câu 17: Thánh địa Mỹ Sơn nằm ở trong: 

  • A. Thung lũng
  • B. Bán đảo. 
  • C. Đầm lầy. 
  • D. Cồn cát. 

Câu 18: Điền từ thích hợp và đoạn tư liệu sau:

“ Hai Bà Trưng có đại tài,

Phát cờ....giết người tà gian,

Ra tay khôi phục....,

Tiếng thơm dài tạc đá vàng nước ta”

  • A. Khởi nghĩa – giang sơn.
  • B. Kêu gọi – giang sơn. 
  • C. Khởi nghĩa – giang san. 
  • D. Kêu gọi – giang san.

Câu 19: Nội dung nào dưới đây không về đời sống vật chất của người dân Phù Nam?

  • A. Kinh tế phát triển.
  • B. Đời sống vật chất đầy đủ.
  • C. Sáng chế ra tiền bằng kim loại.
  • D. Các công trình kiến trúc đơn sơ, nhỏ lẻ. 

Câu 20: Điểm khác về văn hóa của cư dân Văn Lang – Âu Lạc so với cư dân Cham-pa?

  • A. Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa Hinđu giáo và Phật giáo.
  • B. Sự du nhập mạnh mẽ của Nho giáo có nguồn gốc từ Trung Hoa.
  • C. Phổ biến tín ngưỡng sùng bái tổ tiên, thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc. 
  • D. Sáng tạo chữ viết riêng dựa trên chữ Phạn của người Ấn Độ.

 


Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác