Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo học kì 1 (Phần 5)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 1 (Phần 5) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Tăng trưởng kinh tế được đo lường thông qua:

  • A. Tăng thu nhập của người dân.
  • B. Tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
  • C. Tăng vốn đầu tư nước ngoài.
  • D. Tăng số lượng doanh nghiệp.

Câu 2: Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm nào?

  • A. 2005
  • B. 2006
  • C. 2007
  • D. 2008

Câu 3: Loại bảo hiểm nào sau đây là bắt buộc ở Việt Nam?

  • A. Bảo hiểm y tế.
  • B. Bảo hiểm nhân thọ.
  • C. Bảo hiểm xe máy.
  • D. Bảo hiểm sức khỏe gia đình.

Câu 4: Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lí và hài hòa giữa các mặt nào của sự phát triển?

  • A. Kinh tế, xã hội và y tế.
  • B. Kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường.
  • C. Giáo dục, xã hội và kinh tế.
  • D. Bảo vệ môi trường, giáo dục và kinh tế.

Câu 5: Ý nào dưới đây không phải là vai trò của tăng trưởng kinh tế?

  • A. Tạo điều kiện để giải quyết việc làm.
  • B. Tạo đà phát triển nhanh và vững chắc cho nền kinh tế.
  • C. Nâng cao phúc lợi xã hội.
  • D. Góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân.

Câu 6: Nhận biết nhóm cơ cấu ngành kinh tế nào dưới đây giữ vai trò quan trọng nhất để phát triển kinh tế?

  • A. thủy sản, lâm nghiệp, công nghiệp.
  • B. nông nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ.
  • C. nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.
  • D. dịch vụ, công nghiệp, lâm nghiệp.

Câu 7: Hội nhập kinh tế quốc tế có ý nghĩa như thế nào đối với các quốc gia đang phát triển?

  • A. Là con đường tốt nhất để rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nước khác và phát huy lợi thế.
  • B. Có cơ hội cạnh tranh với các nước phát triển trên thế giới và khẳng định vị thế trên trường quốc tế.
  • C. Là con đường tốt nhấy để thúc đẩy ngoại giao và nhận hỗ trợ từ các nước phát triển.
  • D. Nâng cao nhận thức của người dân và xóa bỏ khoảng cách giàu nghèo trong nước.

Câu 8: Đâu không phải là hoạt động kinh tế đối ngoại?

  • A. Thị trường chung.
  • B. Đầu tư quốc tế.
  • C. Các dịch vụ thu ngoại lệ.
  • D. Thương mại quốc tế.

Câu 9: Kết quả lớn nhất đạt được trên lĩnh vực hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta là gì?

  • A. Du lịch phát triển mạnh.
  • B. Xuất khẩu lao động ngày càng tăng.
  • C. Thúc đẩy nông nghiệp phát triển.
  • D. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài ngày càng nhiều.

Câu 10: Đâu là khái niệm của bảo hiểm thất nghiệp?

  • A. Là sự bảo đảm được bù đắp một phần thu nhập, hỗ trọ nghề, duy trì và tìm kiếm việc làm cho người lao động khi bị mất việc làm trên cơ sở đóng góp vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
  • B. Là hình thức bảo hiểm mà đối tượng bảo hiểm là sức khỏe, thân thể và tính mạng của con người như ốm đau, bệnh tật, tai nạn, thương tật,…
  • C. Là trách nhiệm hay nghĩa vụ bồi thường.
  • D. Là hình thức bảo hiểm mà đối tượng của nó là tài sản nhằm bồi thường theiẹt hại cho người được bảo hiểm.

Câu 11: Nội dung nào dưới đây nói đúngvề bảo hiểm?

  • A. Bảo hiểm là Hình thức đầu tư tài chính.
  • B. Bảo hiểm là chương trình phúc lợi của chính phủ.
  • C. Bảo hiểm là một dạng tiết kiệm dài hạn.
  • D. Bảo hiểm là hợp đồng pháp lý giữa hai bên để đổi lấy những cam kết.

Câu 12: Khẳng định nào dưới đây không đúng khi nói về bảo hiểm xã hội?

  • A. Bảo hiểm xã hội bào gồm bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện.
  • B. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ được hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
  • C. Bảo hiểm xã hội là loại hình bảo hiểm bắt buộc đối với công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên.
  • D. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ được lựa chọn mức đóng phù hợp với thu nhập.

Câu 13: Để lập kế hoạch kinh doanh, chúng ta cần mấy bước?

  • A. Bốn bước.
  • B. Năm bước.
  • C. Sáu bước.
  • D. Bảy bước.

Câu 14: Bước đầu tiên để lập kế hoạch kinh doanh là

  • A. Tính toán chi phí.
  • B. Xác định mục tiêu khinh doanh.
  • C. Tính toán rủi ro.
  • D. Xác định ý tưởng kinh doanh.

Câu 15: Nội dung nào dưới đây không thể hiện trong kế hoạch kinh doanh?

  • A. Kế hoạch hoạt động kinh doanh.
  • B. Mục tiêu và chiến lược kinh doanh.
  • C. Thông số kĩ thuật, công thức sản xuất sản phẩm.
  • D. Các điều kiện thực hiện hoạt động kinh doanh.

Câu 16: Việc doanh nghiệp tham gia các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo giúp đỡ những người trong cộng đồng có hoàn cảnh khó kahưn; tham gia các hoạt động công ích xã hội, đóng góp phát triển cộng đồng đề cập đến hình thức trách nhiệm xã hội nào của doanh nghiệp?

  • A. Trách nhiệm kinh tế.
  • B. Trách nhiệm pháp lí.
  • C. Trách nhiệm đạo đức.
  • D. Trách nhiệm tự nguyện, từ thiện.

Câu 17: Hành vi, việc làm nào dưới đây không thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp?

  • A. Ủng hộ tiền cho các vùng kinh tế khó khăn.
  • B. Sản xuất hàng hóa thân thiện với môi trường.
  • C. Đảm bảo chất lượng sản phẩm cho người tiêu dùng.
  • D. Cạnh tranh không lành mạnh với đối thủ trên thị trường.

Câu 18: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không thể hiện ở yếu tố nào dưới đây?

  • A. Thực hiện đạo đức kinh donah.
  • B. Đối xử công bằng với người lao động.
  • C. Sản xuất sản phẩm vì mục tiêu lợi nhuận là trên hết.
  • D. Sản xuất sản phẩm không gây hại cho xã hội và môi trường.

Câu 19: Việc quản lí thu, chi trong gia đình nhằm

  • A. Nâng cao chất lượng cuộc sống xã hội.
  • B. Kiểm soát được các nguồn thu trong gia đình.
  • C. Nâng cao kiến thức.
  • D. Giúp rèn luyện tính tự giác.

Câu 20: Nội dung nào dưới đây không phản ánh sự cần thiết phải quản lí thu, chi trong gia đình?

  • A. Tăng chất lượng cuộc sống của gia đình.
  • B. Kiểm soát được nguồn thu, chi trong gia đình.
  • C. Tăng số tiền mặt cho hoạt động mua sắm hằng ngày.
  • D. Dự phòng cho các trường hợp khẩn cấp và tương lai.

Câu 21: Câu tục ngữ nào sau đây khuyên con người phải quản lí tiền hiệu quả?

  • A. Hay đi chợ để nợ cho con.
  • B. Tốt vay dày nợ.
  • C. Ăn phải dành, có phải kiệm.
  • D. Của đi thay người.

Câu 22: Quản lí tiền hiệu quả sẽ giúp chúng ta rèn luyện thói quen

  • A. ứng phó với bạo lực học đường.
  • B. học tập tự giác, tích cực.
  • C. chi tiêu hợp lí, tiết kiệm.
  • D. ứng phó với tâm lí căng thẳng.

Câu 23: Ngành, nghề kinh doanh nào dưới đây không bị nghiêm cấm?

  • A. Kinh doanh mại dâm.
  • B. Kinh doanh pháo pháo nổ.
  • C. Kinh doanh rượu, bia.
  • D. Kinh doanh động vật hoang dã.

Câu 24: Thuế nộp vào ngân sách nhà nước không dùng vào công việc gì?

  • A. Chi trả lương cho công chức.
  • B. Tích luỹ cá nhân.
  • C. Làm đường xá, cầu cống.
  • D. Xây dựng trường học công.

Câu 25: Anh B thuê phòng nghỉ tại khách sạn H của công ty du lịch A. Khi anh đến thanh toán tiền thuê phòng, nhân viên thu ngân của khách sạn H đề nghị sẽ giảm giá phòng thuê cho anh B nếu anh B đồng ý không lấy hóa đơn giá trị gia tăng. Với điều kiện này anh B đã đồng ý với yêu cầu của nhân viên thu ngân. Hành vi của anh B và nhân viên thu ngân là hành vi gì đã được pháp luật quy định?

  • A. Anh B không vi phạm gì bởi vì đó là yêu cầu của nhân viên thu ngân.
  • B. Anh B và nhân viên thu ngân đã thực hiện hành vi trốn thuế.
  • C. Chỉ có nhân viên thu ngân có hành vi trốn thuế.
  • D. Nhân viên thu ngân và anh B đều không vi phạm.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác