Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo học kì 1 (Phần 4)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 1 (Phần 4) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Yếu tố nào sau đây KHÔNG phải là điều kiện để phát triển kinh tế?

  • A. Chất lượng nguồn nhân lực.
  • B. Đổi mới công nghệ.
  • C. Sự gia tăng dân số cơ học.
  • D. Quản lý nhà nước hiệu quả.

Câu 2: Nội dung nào KHÔNG thuộc chính sách an sinh xã hội?

  • A. Bảo hiểm xã hội.
  • B. Trợ cấp thất nghiệp.
  • C. Giáo dục miễn phí.
  • D. Đầu tư chứng khoán.

Câu 3: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người lao động bao gồm:

  • A. Chỉ trả lương cao.
  • B. Tạo điều kiện làm việc an toàn.
  • C. Tăng giờ làm để nâng cao năng suất.
  • D. Hạn chế chi phí cho đào tạo.

Câu 4: Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người là

  • A. thước đo trung bình mức thu nhập một người dân trong quốc gia thu được trong năm.
  • B. thước đo mức sống người dân của một quốc gia.
  • C. thước đo về thu nhập của nền kinh tế trong một thời kì nhất định.
  • D. thước đo sản lượng quốc gia.

Câu 5: Chỉ số bất bình đẳng xã hội thể hiện qua

  • A. tỉ lệ nghèo đa chiều.
  • B. hệ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập.
  • C. sự phát triển của con người trên ba phương diện.
  • D. trình độ phân công lao động xã hội.

Câu 6: Ý nào dưới đây thể hiện đúng về cơ cấu kinh tế?

  • A. Là sự lớn lên về quy mô với những thay đổi về cấu trúc nền kinh tế, mang lại những chuyển biến tích cực về xã hội.
  • B. Là thước đo tổng hợp phản ánh sựu phát triển của con người trên các tiêu chí.
  • C. Là tiền đề vật chất để củng cố an ninh, quốc phòng, nâng cao vai trò quản lí của Nhà nước, vị thế của quốc gia.
  • D. Là tổng thể các mối quan hệ giữa các ngành, các lĩnh vực, các bộ phận hợp thành của nền kinh tế quốc gia.

Câu 7: Khẳng định nào dưới đây phản ánh đúng cơ sở của hội nhâp kinh tế quốc tế đối với tất cả các quốc gia?

  • A. Giành giật lợi ích cho quốc gia mình và tuân thủ quy định của các nước phát triển.
  • B. Chia sẻ lợi ích trên cơ sở các quốc gia hỗ trợ nhau.
  • C. Hi sinh một phần lợi ích và chấp hành quy định của các nước đã đặt ra.
  • D. Cùng có lợi và tuân thủ các quy định chung.

Câu 8: Việt Nam không tham gia vào tổ chức nào dưới đây?

  • A. WTO
  • B. AFTA
  • C. APEC
  • D. OPEC

Câu 9: Nội dung nào dưới đây không phải lợi ích Việt Nam có được khi gia nhâp WTO?

  • A. Tăng cường thương mại.
  • B. Thu hút đầu tư nước ngoài.
  • C. Giúp doanh nghiệp nước ta tham gia sâu vào mạng lưới sản xuất toàn cầu.
  • D. Giúp loại bỏ nguy cơ mất ổn định kinh tế -  chính trị.

Câu 10: Đâu là khái niệm đúng về Bảo hiểm?

  • A. Là hình thức bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của pháp luật.
  • B. Là hoạt động chuyển giao rủi ro giữa bên tham gia bảo hiểm và tổ chức bảo hiểm thông qua các cam kết.
  • C. Là yếu tố thương mại yêu cầu người lao động phải sử dụng trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động.
  • D. Là quỹ thất nghiệp được hình thành từ các khoản đóng của người lao động và hỗ trợ của Nhà nước.

Câu 11: Loại bảo hiểm cho những thiệt về tải sản là bảo hiểm gì?

  • A. Bảo hiểm y tế.
  • B. Bảo hiểm bắt buộc.
  • C. Bảo hiểm nhân thọ.
  • D. Bảo hiểm phi nhân thọ.

Câu 12: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế?

  • A. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc chỉ bao gồm người lao động và người sử dụng lao động.
  • B. Bảo hiểm y tế là bảo hiểm bắt buộc.
  • C. Bảo hiểm y tế không nhằm mục đích lợi nhuận.
  • D. Bảo hiểm y tế do Nhà nước tổ chức thực hiện.

D. Người sử dụng lao động không có nghĩa vụ phải đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Câu 13: Chủ thể thực hiện chính sách trợ giúp xã hội là

  • A. Nhà nước.
  • B. cá nhân.
  • C. các tổ chức của Nhà nước.
  • D. các doanh nghiệp.

Câu 14: Nhận định nào dưới đây thể hiện đúng khi nói về an sinh xã hội?

  • A. Mọi người dân đều có quyền hưởng an sinh xã hội thông qua các chương trình, kế hoạch của Nhà nước.
  • B. An sinh xã hội hướng tới đảm bảo mức tối thiểu về thu nhập, cơ hội tiếp cân các dịch vụ xã hội cơ bản cho mọi người dân.
  • C. Hệ thống an sinh xã hội chỉ tập trung vào giải quyết vấn đề giảm nghèo.
  • D. Nhằm đảm bảo chất lượng cuộc sống của người dân, đem lại hạnh phúc an bình cho nhân dân.

Câu 15: Theo quy định, những ai có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tại Việt Nam?

  • A. Người lao động có hợp đồng lao động từ 1 tháng trở lên.
  • B. Mọi người từ đủ 15 tuổi trở lên không thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
  • C. Chỉ có người từ 18 tuổi trở lên.
  • D. Chỉ có người lao động trong khu vực nhà nước.

Câu 16: Mục tiêu kinh doanh cần đảm bảo tiêu chí nào dưới đây?

  • A. Mục tiêu phải cụ thể, rõ ràng, thực tế, phù hợp khả năng.
  • B. Mục tiêu phải khái quát, cao hơn so với khả năng thực hiện.
  • C. Mục tiêu phải dài hạn, không giới hạn thời gian thực hiện.
  • D. Mục tiêu phải ngắn hạn, thấp hơn so với thời gian thực hiện.

Câu 17: Yếu tố nào dưới đây không phải là nội dung cơ bản của kế hoạch kinh doanh?

  • A. Ý tưởng kinh doanh.
  • B. Mục tiêu kinh doanh.
  • C. Văn hóa kinh doanh.
  • D. Chiến lược kinh doanh.

Câu 18: Lí do phải thực hiện việc lập kế hoạch kinh doanh là

  • A. tái cấu trúc doanh nghiệp.
  • B. phát triển nguồn nhân lực.
  • C. nhằm đạt được mục tiêu đã xác định.
  • D. chuyển đổi công nghệ sản xuất.

Câu 19: Trách nhiệm xã hội là 

  • A. một trong những yếu tố cơ bản trong việc xây dựng sự phát triển bền vững của cả xã hội và nền kinh tế đất nước.
  • B. một trong những yếu tố quyết định để phát triển đất nước.
  • C. yếu tố quyể định trong việc xây dựng sự phát triển bền vững của cả xã hội.
  • D. yếu tố quan trọng trong việc xây dựng đất nước văn minh, hạnh phúc.

Câu 20: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mang lại ý nghĩa gì đối với xã hội?

  • A. Góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước.
  • B. Tăng giá trị thương hiệu.
  • C. Tạo dựng niềm tin đối với công chúng, người lao động.
  • D. Tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Câu 21: Khẳng định nào dưới đây là sai khi nói về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp?

  • A. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mang tính bắt buộc thực hiện bằng những việc làm cụ thể.
  • B. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm trách nhiệm bắt buộc và trách nhiệm tự nguyện.
  • C. Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sẽ mang lại ảnh hưởng tích cực đến xã hội.
  • D. Thông qua các hình thức thực hiện trách nhiệm xã hội, doanh nghiệp sẽ ngày càng phát triển.

Câu 22: Đâu không phải là chi tiêu hợp lí?

  • A. Xây dựng kế hoạch thu, chi rõ ràng hằng tuần/hằng tháng và chi tiêu theo đúng kế hoạch.
  • B. Thiết lập mục tiêu tài chính.
  • C. Không theo dõi, đánh giá để điều chỉnh về các khoản chi tiêu.
  • D. Sử dụng các công cụ hỗ trợ trong quản lí tài chính gia đình.

Câu 23: Hành vi nào dưới đây vi phạm quy định của Nhà nước về kinh doanh?

  • A. Buôn bán vũ khí, thuốc nổ. 
  • B. Sản xuất hàng gia dụng.
  • C. Mở dịch vụ vận tải.
  • D. Bán đồ ăn nhanh.

Câu 24: Nội dung nào dưới đây là trách nhiệm của người nộp thuế?

  • A. Hưởng các ưu đãi về thuế, hoàn thuế theo quy định của pháp luật.
  • B. Khai thuế chính xác, trung thực.
  • C. Khiếu nại, khởi kiện hành vi hành chính liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
  • D. Được giữ bí mật thông tin theo quy định của pháp luật.

Câu 25: Trong chuyến đi công tác ở cửa khẩu Lao Bảo, anh C đã tranh thủ mua một số hàng hóa có dán nhãn nước ngoài, trị giá 200 triệu đồng. Khi mua hàng, anh đã không yêu cầu người bán hàng ghi hóa đơn bán hàng cũng như cung cấp hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. Trên đường về, phong Cảnh sát điều tra tội phạm về quản lí kinh tế và chức vụ phối hợp với Quản lí thị trường Quảng Trị để kiểm tra số hàng hóa của anh C. Do anh C không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của số hàng nói trên nên cơ quan chức năng đã tiến hành lập biên bản và tạm giữ toàn bộ số hàng của anh C để xử lí. Tại sao cơ quan chức năng lại tạm giữ toàn bộ số hàng của anh C?

  • A. Vì đó là hàng nước ngoài nên khi nhập vào gây ảnh hưởng đến người bán hàng trong nước.
  • B. Vì anh C không có khả năng bán được số hàng này.
  • C. Vì số hàng này không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, có thể hàng nhập lậu để trốn thuế.
  • D. Vì anh C trốn thuế.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác