Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo học kì 1 (Phần 2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 1 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nội dung nào KHÔNG thuộc một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh?

  • A. Phân tích thị trường.
  • B. Mục tiêu kinh doanh.
  • C. Chiến lược kinh doanh
  • D. Các quyết định về luật pháp.

Câu 2: Nguyên tắc quản lý thu chi hiệu quả trong gia đình là:

  • A. Chi tiêu vượt thu nhập.
  • B. Lập kế hoạch thu chi rõ ràng.
  • C. Tập trung vào các khoản chi lớn.
  • D. Không cần ghi chép thu chi hàng ngày.

Câu 3: Loại thuế nào sau đây thuộc thuế gián thu?

  • A. Thuế thu nhập cá nhân.
  • B. Thuế giá trị gia tăng (VAT).
  • C. Thuế tài sản.
  • D. Thuế thu nhập doanh nghiệp.

Câu 4: Tăng trưởng kinh tế được thể hiện qua mấy chỉ tiêu?

  • A. 3 chỉ tiêu.
  • B. 4 chỉ tiêu.
  • C. 5 chỉ tiêu.
  • D. 6 chỉ tiêu.

Câu 5: Nội dung nào dưới đây nói đúng về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững?

  • A. Tăng trưởng kinh tế là nội dung, là điều kiện cần để phát triển bền vững.
  • B. Phát triển bền vững là nội dung, là điều kiện cần để tăng trưởng kinh tế.
  • C. Phát triển bền vững và tăng trưởng kinh tế là hai quá trình hoàn toàn tách biệt.
  • D. Tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào phát triển bền vững.

Câu 6: Công thức tính GDP là?

  • A. GDP = C + I + G + (X – M)
  • B. GDP = C + I + G(X – M)
  • C. GDP = C x I + G + (X – M)
  • D. GDP = C + I – G + (X – M)

Câu 7: Tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế đến nền kinh tế của mỗi quốc gia là

  • A. làm gia tăng mức độ cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế.
  • B. tranh thủ được các nguồn lực từ bên ngoài.
  • C. làm nảy sinh một số vấn đề an ninh trật tự và an toàn xã hội.
  • D. làm gia tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc gia vào thị trường quốc tế.

Câu 8: Đâu không phải là mục tiêu của hội nhập kinh tế quốc tế?

  • A. Tìm kiếm nguồn lực, cơ hội phát triển.
  • B. Rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nước khác.
  • C. Phát huy lợi thế của quốc gia trong phân công lao động quốc tế.
  • D. Gia tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc gia vào thị trường quốc tế.

Câu 9: Quan hệ kinh tế quốc tế không bao gồm nội dung nào?

  • A. Thương mại quốc tế.
  • B. Hợp tác quốc tế về kinh tế và khoa học công nghệ.
  • C. Quan hệ ngoại giao quốc tế.
  • D. Hợp tác đầu tư quốc tế.

Câu 10: Bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc đối tượng nào dưới đây phải tham gia?

  • A. Người lao động và người sử dụng lao động.
  • B. Người vừa thất nghiệp.
  • B. Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên.
  • C. Người chưa kí hợp đồng lao động.

Câu 11: Khi nào người lao động được hưởng trợ cấp từ bảo hiểm thất nghiệp?

  • A. Người lao động phải bị mất việc do tai nạn lao động và không tìm được việc làm mới.
  • B. Người lao động phải đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ thời gian quy định và đang tích cực tìm kiếm việc làm.
  • C. Người lao động phải mắc bệnh nghề nghiệp.
  • D. Người lao động phải nghỉ hưu.

Câu 12: Việc không tham gia bảo hiểm y tế sẽ mang lại rủi ro gì?

  • A. Không được chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí khám, chữa bệnh.
  • B. Không được trợ cấp thiệt hại về người và tài sản.
  • C. Không được hỗ trợ học nghề, duy trì việc làm.
  • D. Không được hỗ trợ chăm sóc sức khỏe.

Câu 13: Nội dung nào dưới đây thể hiện mục tiêu của chính sách trợ giúp xã hội?

  • A. giúp người dân tiếp cận hệ thống dịch vụ xã hội .
  • B. hỗ trợ thường xuyên đối với người có hoàn cảnh đặc thù và hỗ trợ đột xuất cho người dân ổn định cuộc sống khi gặp phải rủi ro.
  • C. hỗ trợ người dân ngăn ngừa, giảm thiểu và khắc phục hậu quả rùi ro do các biến cố trong đời sống mang lại.
  • D. đảm bảo thu nhập tối thiểu và giảm nghèo bền vững, tăng cơ hội có việc làm cho người dân.

Câu 14: Đâu không phải là kết quả Việt Nam đã đạt được khi thực hiện chính sách đảm bản dịch vụ xã hội cơ bản?

  • A. Hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi.
  • B. Tỉ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin đạt 87,6%.
  • C. Quan tâm, đẩy mạnh công tác phát triển nhà ở, nhất là cho người có công và các đối tượng chính sách.
  • D. Xóa bỏ khoảng cách giàu nghèo trong xã hội, nâng cao thu nhập bình quân trong mỗi hộ gia đình.

Câu 15: Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững tập trung vào hoạt động nào sau đây?

  • A. Xây dựng nhà ở cho tất cả người lao động.
  • B. Cung cấp bảo hiểm y tế miễn phí cho tất cả mọi người.
  • C. Phát triển kinh tế - xã hội ở vùng nghèo.
  • D. Hỗ trợ giáo dục miễn phí đến hết cấp trung học cơ sở.

Câu 16: Nhận định nào dưới đây là không đúng khi nói về ý nghĩa của việc lập kế hoạch kinh doanh?

  • A. Giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh.
  • B. Duy trì thị trường và xây dựng quan hệ tốt với khách hàng.
  • C. Tăng lợi nhuận kinh doanh ngay lập tức.
  • D. Tăng khả năng huy động vốn cho doanh nghiệp.

Câu 17: Điểm xuất phát từ ý tưởng kinh doanh thông thường xuất phát từ

  • A. sự may mắn hoặc những phân tích rất cụ thể về khuynh hướng thị trường.
  • B. kinh nghiệm.
  • C. những ý kiến chuyên gia.
  • D. thông qua quá trình đào tạo.

Câu 18: Trách nhiệm pháp lí là gì?

  • A. Thực hiện đạo đức kinh doanh, không gây hại cho xã hội và môi trường; đối xử công bằng với người lao động.
  • B. Tham gia các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo, công ích, đóng góp cho sự phát triển cộng đồng và xã hội.
  • C. Đảm bảo kinh doanh hiệu quả, việc làm, thu nhập và cơ hội phát triển cho người lao động.
  • D. Tuân thủ pháp luật về thuế, môi trường, bảo vệ người tiêu dùng và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Câu 19: Phương án nào đúng khi nói về hình thức thực hiện trách nhiệm đạo đức của doanh nghiệp?

  • A. Tuân thủ pháp luật về thuế, môi trường, bảo vệ người tiêu dùng và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
  • B. Thực hiện sản xuất kinh doanh sản phẩm, dịch vụ hướng tới mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận bằng mọi giá.
  • C. Thực hiện đạo đức kinh doanh; sản xuất sản phẩm, dịch vụ không gây hại cho xã hội và môi trường; đối xử công bằng, khách quan với người lao động.
  • D. Không ngừng mở rộng quy mô sản xuất để độc chiếm thị trường nhằm quyết định giá bán sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Câu 20: Nhận xét về hành vi của Cửa hàng M trong trường hợp dưới đây:

Cửa hàng M chuyên kinh doanh hoa quả nhập khẩu. Để thu lợi nhuận cao, cửa hàng M đã nhập hoa quả kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ về rồi dán nhãn và quảng cáo là hoa quả nhập khẩu từ châu Âu.

  • A. Cửa hàng M có ý tưởng kinh doanh độc đáo, sáng tạo.
  • B. Cửa hàng M biết nắm bắt thời cơ kinh doanh.
  • C. Cửa hàng M đã thực hiện tốt đạo đức kinh doanh.
  • D. Cửa hàng M đã vi phạm trách nhiệm kinh tế.

Câu 21: Quá trình xác định, theo dõi và tối ưu hóa các nguồn thu nhập để đảm bảo tài chính gia đình được gọi là:

  • A. quản lí chi tiêu trong gia đình.
  • B. quản lí hoạt động kinh tế.
  • C. quản lí thu nhập trong gia đình.
  • D. quản lí hoạt động tiêu dùng.

Câu 22: Nhận định nào dưới đây là đúng khi nói về quản lí thu, chi trong gia đình?

  • A. Lập kế hoạch chi tiêu hằng tháng.
  • B. Ghi chép khoản thu hằng tháng.
  • C. Phân loại các khoản chi thiết yếu và không thiết yếu.
  • D. Phân bố các khoản thu và chi vào các mục đích cụ thể.

Câu 23: Nhu cầu văn hóa tinh thần là những nhóm nhu cầu nào?

  • A. Ăn uống, may mặc, xem phim, khám bệnh. 
  • B. Ăn uống, may mặc, mua nhà, khám bệnh . 
  • C. Thăm viếng bạn bè, du lịch, xem phim. 
  • D. Thăm viếng bạn bè, mua nhà, du lịch.

Câu 24: Ý kiến nào dưới đây đúng về quyền kinh doanh của công dân?

  • A. Công dân có quyền kinh doanh bắt kì nghề gì, hàng gì.
  • B. Công dân không phải kê khai thuế và mặt hàng kinh doanh.
  • C. Tự do kinh doanh nhưng phải theo đúng quy định của pháp luật.
  • D. Kinh doanh là quyền tự do của mỗi người, không ai có quyền can thiệp.

Câu 25: Cửa hàng D bán thuốc chữa bệnh cho người dân thấy có nhân viên tiếp thị tại 1 nơi khác đến tiếp thị thuốc giả nhưng mẫu mã như thuốc thật, thấy vậy bà chủ cửa hàng D đã mua số thuốc giả đó về bán cho người dân nhằm thu lợi nhuận cao. Nếu bị cơ quan chức năng phát hiện, người dân tố cáo thì chủ cửa hàng D bị phạt bao nhiêu năm?

  • A. Từ 1 – 5 năm.
  • B. Từ 2 – 3 năm.
  • C. Từ 2 – 4 năm.
  • D. Từ 2 – 7 năm.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác