Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo học kì 2 (Phần 5)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 2 (Phần 5) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nguyên tắc nào sau đây là nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị ở Việt Nam?

  • A. Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ.
  • B. Phân công quyền lực nhà nước theo thuyết tam quyền phân lập.
  • C. Quyền lực chính trị thuộc về Nhà nước.
  • D. Nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội.

Câu 2: Nội dung nào dưới đây không phải là đặc điểm của hệ thống chính trị Việt Nam?

  • A. Tính vừa sức.
  • B. Tính nhất nguyên chính trị.
  • C. Tính thống nhất.
  • D. Tính nhân dân.

Câu 3: Người dân tham gia bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp là ……………

  • A. Đảng cầm quyền duy nhất và là hạt nhân lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị Việt Nam.
  • B. Một hoạt động thể hiện nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam.
  • C. Một hoạt động thể hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam.
  • D. Hoạt động biểu hiện tính nhân dân sâu sắc của hệ thống chính trị Việt Nam.

Câu 4: Ý kiến nào sau đây không đúng?

  • A. Tất cả mọi người sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều có quyền ứng cử tham gia vào bộ máy nhà nước.
  • B. Khi không đồng tình với quyết định, việc làm trái pháp luật của các cơ quan trong bộ máy nhà nước, người dân có quyền gửi đơn khiếu nại, tố cáo.
  • C. Cơ quan nhà nước cấp dưới phải thực hiện tất cả các chủ trương, quyết định của cơ quan nhà nước cấp trên.
  • D. Những vấn đề quan trọng trong hoạt động của các cơ quan nhà nước được quyết định bởi tập thể, người lãnh đạo không được quyền tự ý quyết định.

Câu 5: Sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước không được thể hiện qua phương diện nào?

  • A. Đảng đề ra đường lối, chủ trương, phương hướng lớn cho Nhà nước
  • B. Đảng thi hành pháp luật tại địa phương
  • C. Đảng chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát hoạt động của Nhà nước
  • D. Đảng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức nhà nước

Câu 6: “D kiên quyết từ chối in tài liệu có nội dung tiêu cực về bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.” Em có đồng tình với hành vi này không?

  • A. Đồng tình. Vì hành động kiên quyết từ chối in tài liệu của D là thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ chủ quyền đất nước. D từ chối in tài liệu là từ chối tiếp tay cho những hành vi xấu.
  • B. Đồng tình. Vì các tài liệu có nội dung tiêu cực về bộ máy nhà nước thường được các đối tượng phản động sử dụng để chống phá Nhà nước, đây là hành vi pháp luật nghiêm cấm. D từ chối in tài liệu là từ chối tiếp tay cho những hành vi xấu.
  • C. Không đồng tình. Vì D đã vi phạm nguyên tắc quyền lực nhà nước là sự thống nhất nhưng có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan.
  • D. Không đồng tình. Vì “không có lửa làm sao có khói”, rõ ràng bộ máy nhà nước đã có những vấn đề tiêu cực, không dám cho nhân dân biết nên những tài liệu này là những tài liệu hữu ích, việc từ chối của D là không nên.

Câu 7: “Hiến pháp là luật cơ bản của Quốc hội.” Ý kiến này đúng hay sai?

  • A. Đúng vì Quốc hội dựa trên Hiến pháp để ban hành các luật lệ khác.
  • B. Đúng vì đây là nguyên tắc xây dựng Hiến pháp mà các nước thuộc khối Xã hội Chủ nghĩa đều tuân theo.
  • C. Sai vì Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • D. Sai vì Hiến pháp là luật chi tiết của Quốc hội.

Câu 8: Cho các bước của quy trình làm và sửa đổi Hiến pháp:

1. Quốc hội thành lập Ban Dự thảo Hiến pháp

2. Quốc hội thông qua Hiến pháp

3. Chủ tịch nước công bố Hiến pháp

4. Soạn thảo Dự thảo Hiến pháp

5. Yêu cầu làm, sửa đổi Hiến pháp

6. Lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Hiến pháp

7. Trình Quốc hội thảo luận Dự thảo Hiến pháp

8. Quốc hội quyết định làm, sửa đổi Hiến pháp

Hãy sắp xếp lại theo trình tự đúng.

  • A. 8, 1, 4, 3, 7, 6, 5, 2
  • B. 7, 2, 4, 5, 6, 8, 3, 1
  • C. 3, 5, 7, 1, 4, 6, 8, 2
  • D. 5, 8, 1, 4, 6, 7, 2, 3

Câu 9: “Việc lấy ý kiến của nhân dân khi sửa đổi Hiến pháp là không cần thiết vì chỉ có Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến.” Ý kiến này đúng hay sai?

  • A. Đúng, vì Quốc hội là cơ quan quyền lực của nhân dân, thực hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân trong việc quản lý nhà nước.
  • B. Đúng, vì việc lấy ý kiến của nhân dân thực chất cũng chỉ là để làm cho ra vẻ là dân chủ, chứ còn thực tế, Quốc hội mới là người nắm quyền quyết định tất cả.
  • C. Sai, vì Quốc hội có quyền lập hiến nhưng việc lập hiến phải được tiến hành trên cơ sở lấy ý kiến đóng góp của nhân dân trong cả nước.
  • D. Đúng, vì Quốc hội mới là người nắm quyền quyết định tất cả.

Câu 10: Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Quốc khánh, Thủ đô là:

  • A. Những nội dung quan trọng, gắn liền với nghệ thuật dân tộc.
  • B. Những thứ mang tính tượng trưng, đại diện cho tinh thần dân tộc.
  • C. Những nội dung quan trọng, gắn liền với thể chế chính trị của quốc gia.
  • D. Những thứ mang tính biểu tượng quốc gia 

Câu 11: Hình thức chính thể của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là gì?

  • A. Cộng hòa nghị viện nhân dân.
  • B. Cộng hoà hỗn hợp
  • C. Cộng hoà dân chủ nhân dân.
  • D. Cộng hoà xã hội chủ nghĩa.

Câu 12: “Quyền con người và quyền công dân là một.” Ý kiến này đúng hay sai?

  • A. Đúng, vì điều này đã được quy định trong Hiến pháp năm 2013 về quyền con người và quyền công dân.
  • B. Đúng, vì “quyền công dân” và “quyền con người” chỉ là hai cách gọi có thể thay thế cho nhau, không nhằm chỉ các nội dung khác nhau.
  • C. Sai, vì quyền con người có mối tương quan về lý thuyết và thực tiễn cuộc sống so với luật pháp quy định.
  • D. Sai, vì hai khái niệm này có nét tương đồng chứ không đồng nhất. Quyền con người bao hàm rộng hơn, mang tính chất toàn cầu, toàn nhân loại còn quyền công dân chỉ trong phạm vi quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nhất định.

Câu 13: “Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân.” Ý kiến này đúng hay sai?

  • A. Đúng, vì khoản 1 Điều 15 Hiến pháp năm 2013 quy định: Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân. Công dân được pháp luật trao quyền thì phải thực hiện các nghĩa vụ tương ứng.
  • B. Sai, vì khoản 1 Điều 15 Hiến pháp năm 2013 quy định: Quyền công dân không liên quan đến nghĩa vụ công dân. Công dân thực hiện quyền lợi và đảm bảo nghĩa vụ của mình.
  • C. Sai, vì quyền công dân nếu không tách rời khỏi nghĩa vụ công dân sẽ dẫn tới tình trạng chồng chéo, rối rắm, khiến người dân và cơ quan thực hiện pháp luật khó xác định.
  • D. Đúng, vì quyền công dân đi đôi với nghĩa vụ của công dân 

Câu 14: Câu nào sau đây không đúng về nội dung kinh tế được quy định tại Hiến pháp năm 2013?

  • A. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật, ngoài trừ thành phần kinh tế nhà nước được hưởng những đặc quyền nhất định thì tất cả các thành phần khác đều bình đẳng trước pháp luật, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.
  • B. Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.
  • C. Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật.
  • D. Ngân sách nhà nước, dự trữ quốc gia, quỹ tài chính nhà nước và các nguồn tài chính công khác do Nhà nước thống nhất quản lý và phải được sử dụng hiệu quả, công bằng, công khai, minh bạch, đúng pháp luật.

Câu 15: Đâu không phải là một vai trò, trách nhiệm của Nhà nước và xã hội đối với các lĩnh vực của văn hoá, xã hội theo quy định của Hiến pháp năm 2013?

  • A. Tạo việc làm cho người lao động
  • B. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động
  • C. Tạo điều kiện xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định
  • D. Tập trung nhiều hơn vào hỗ trợ đời sống vật chất cho những người dân ở thành phố, ít hơn cho người dân ở miền núi.

Câu 16: Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có những cơ quan nào?

  • A. Cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp, cơ quan tư pháp
  • B. Cơ quan Quốc hội, cơ quan Chính phủ, cơ quan xét xử. 
  • C. Cơ quan quyền lực, cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan xét xử.
  • D. Cơ quan lập pháp, cơ quan tư pháp, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. 

Câu 17: Để thực hiện chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, Quốc hội có các nhiệm vụ, quyền hạn gì?

  • A. Quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế – xã hội của đất nước
  • B. Quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia
  • C. Quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế; quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước
  • D. Quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia, quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế; quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước

Câu 18: Bạn A thắc mắc, không hiểu vì sao cả Hiến pháp và Luật Giáo dục đều quy định công dân có quyền và nghĩa vụ học tập? Em sẽ sử dụng đặc trưng nào dưới đây của pháp luật để giải thích cho bạn A?

  • A. Tính quyền lực
  • B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức
  • C. Tính quy phạm phổ biến
  • D. Tính bắt buộc chung

Câu 19: Những quy tắc sử dụng chung, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội là nội dung đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

  • A. Tính quy định phổ biến
  • B. Tính quy phạm phổ biến
  • C. Tính bắt buộc chung
  • D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức 

Câu 20: Văn bản nào dưới đây là văn bản áp dụng pháp luật?

  • A. Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.
  • B. Pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
  • C. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
  • D. Bản án của Toà án.

Câu 21: Văn bản pháp luật nào dưới đây có giá trị pháp lý cao nhất?

  • A. Hiến pháp.
  • B. Luật và pháp lệnh.
  • C. Bộ luật và luật.
  • D. Pháp lệnh, nghị định.

Câu 22: “Trên đường đi học về, em gặp một nhóm học sinh đang đua xe máy trên đường, trong đó có một người là bạn em.” Em sẽ làm gì nếu gặp tình huống này?

  • A. Bạn của em không bao giờ làm chuyện như này được nữa vì nó chết rồi.
  • B. Em khuyên bạn không nên tham gia đua xe vì đây là hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ, gây nguy hiểm cho bản thân và cho người tham gia giao thông.
  • C. Em yêu cầu bạn dừng ngay việc này lại vì bạn đang không thi hành đúng pháp luật về giao thông đường bộ, gây nguy hiểm cho bản thân và cho người tham gia giao thông.
  • D. Em sẽ mắng bạn vì có hành động vi phạm pháp luật

Câu 23: “Đang trên xe buýt, em phát hiện một thanh niên đang lấy trộm điện thoại của một phụ nữ trên xe buýt.” Em sẽ làm gì nếu gặp tình huống này?

  • A. Em sẽ kín đáo báo cho người bị hại hoặc những người trên xe biết để cùng em ngăn chặn hành vi trộm cắp.
  • B. Em sẽ là lớn cho mọi người trên xe biết là có kẻ đang ăn trộm điện thoại.
  • C. Em sẽ báo hành vi vi phạm pháp luật này cho công an vì xe buýt giờ đã có camera.
  • D. Tuỳ vào tình huống, có thể làm theo cách ở 1 trong 3 đáp án trên.

Câu 24: Khi quan sát các phương tiện tham gia giao thông tại một ngã tư, H thắc mắc: “Tại sao các phương tiện giao thông đều phải dừng khi có tín hiệu đèn đỏ nhưng xe cứu thương, xe cứu hỏa đang làm nhiệm vụ vẫn đi bình thường?".

Theo em, xe cứu thương, xe cứu hoả trong trường hợp trên có vi phạm Luật Giao thông đường bộ không? Vì sao?

  • A. Có, vì các phương tiện này đã vi phạm Luật giao thông đường bộ: không dừng đèn đỏ, dễ gây tai nạn giao thông.
  • B. Có, vì đây là hành vi gây nguy hại tới xã hội và làm ảnh hưởng xấu đến danh tiếng của cánh lái xe.
  • C. Không, vì các phương tiện này đã đảm bảo nguyên tắc pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội.
  • D. Không, vì đây là các loại phương tiện được ưu tiên, theo Điều 22 Luật Giao thông đường bộ.

Câu 25: “Kết thúc buổi liên hoan gặp gỡ kỷ niệm 20 năm ngày ra trường, trên đường lái xe về nhà, anh H cùng người bạn bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe để kiểm tra nồng độ cồn. Do trong buổi liên hoan, anh H và bạn đã uống rượu bia nên kết quả hơi thở của hai người đều có nồng độ cồn vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. Cảnh sát giao thông đã lập biên bản xử phạt mỗi người 6 triệu đồng và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 24 tháng theo quy định của pháp luật.”

Việc xử phạt của cảnh sát giao thông trong trường hợp này có ý nghĩa như thế nào đối với việc đảm bảo trật tự, an toàn giao thông?

  • A. Góp phần giảm ách tắc giao thông do các vụ tai nạn vì bia rượu gây ra.
  • B. Góp phần phòng ngừa tai nạn giao thông, bảo đảm an toàn cho người tham gia giao thông.
  • C. Giúp cho việc đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trở nên quy củ và có tính pháp lý hơn.
  • D. Giúp giữ gìn trật tự

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác