Trắc nghiệm ôn tập Kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo học kì 2 (Phần 4)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 2 (Phần 4) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước ................... về những quyết định của mình.
Điền từ còn thiếu vào chỗ trống.
A. Nhà nước, Nhân dân.
- B. Đảng, Nhân dân
- C. Nhà thầu, Nhân dân
- D. Tổ quốc, Nhân dân.
Câu 2: Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do..................... làm chủ; tất cả quyền lực.................... thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp.................... với giai cấp.................... và đội ngũ...................
Điền từ còn thiếu vào chỗ trống.
- A. Đảng, trung tâm, công nhân, nông dân, trí thức.
- B. Chính phủ, chính, quý tộc, chủ nô, nô lệ.
- C. Nhà nước, Nhà nước, Nhà nước, Chính phủ, Đảng.
D. Nhân dân, Nhà nước, công nhân, nông dân, trí thức.
Câu 3: Hệ thống chính trị ở Việt Nam là một chỉnh thể thống nhất, trong đó bao gồm các thiết chế hợp pháp có quan hệ với nhau về mục đích và chức năng, bao gồm các tổ chức:
- A. Đảng Cộng sản Việt Nam, Chính phủ Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- B. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
C. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội khác.
- D. Đảng Cộng sản Việt Nam, Chính phủ Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội.
Câu 4: Cơ quan, tổ chức nào dưới đây không thuộc bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
- A. Quốc hội
- B. Viện kiểm sát nhân dân.
- C. Chính phủ.
D. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Câu 5: Nguyên tắc bắt buộc đối với tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là gì?
- A. Tập trung dân chủ và pháp chế xã hội chủ nghĩa.
- B. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- C. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
D. Tập trung dân chủ và pháp chế xã hội chủ nghĩa, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
Câu 6: Nội dung nào dưới đây không phải là đặc điểm của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
- A. Các cơ quan trong bộ máy nhà nước có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhân dân.
- B. Các cơ quan trong bộ máy nhà nước được trao quyền và hoạt động bằng quyền lực nhà nước để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình.
- C. Các cơ quan trong bộ máy nhà nước được tổ chức và hoạt động theo pháp luật.
D. Các cơ quan trong bộ máy nhà nước được nhân dân từ nhiều đảng phái chính trị trong nước thành lập nên và hoạt động để phục vụ cho lợi ích của nhân dân.
Câu 7: Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Quốc hội ban hành Bộ luật Lao động năm 2019.
Nội dung trên thể hiện đặc điểm nào của Hiến pháp Việt Nam năm 2013?
- A. Hiến pháp là đạo luật cơ bản
B. Hiến pháp là cơ sở để ban hành tất cả các văn bản quy phạm pháp luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
- C. Hiến pháp có hiệu lực pháp lý lâu dài, tương đối ổn định
- D. Hiến pháp do nhà nước quy định
Câu 8: Cho đoạn thông tin sau:
“Ngày 28 - 11 - 2013, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII đã thông qua bản Hiến pháp năm 2013. Bản Hiến pháp này thể chế hóa đường lối, chính sách lớn của Đảng; ghi nhận những thành tựu của hơn 25 năm đổi mới. Hiến pháp đã quy định những vấn đề cơ bản và quan trọng nhất về chủ quyền quốc gia, chế độ chính trị, chính sách kinh tế, văn hoá - xã hội, tổ chức quyền lực nhà nước, địa vị pháp lý của con người và công dân.
Ngoài lời nói đầu, Hiến pháp năm 2013 có 11 chương với 120 điều (giảm 1 chương, 27 điều; giữ nguyên 7 điều, làm mới 12 điều, sửa đổi 101 điều so với Hiến pháp năm 1992). Thứ tự trình bày các vấn đề cơ bản của Hiến pháp năm 2013 cũng có sự thay đổi nhất định so với Hiến pháp năm 1992: Đưa chương Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân từ chương V lên chương II thể hiện Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nâng cao vị trí con người trong định hướng phát triển của đất nước; Sắp xếp các nội dung về kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ thành một chương; Thay đổi tên chương “Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân” thành “Chính quyền địa phương”; Bổ sung chương quy định về Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước.”
Mục đích ra đời của Hiến pháp năm 2013 là gì?
- A. Thể chế hóa đường lối chính sách lớn của Đảng
- B. Ghi nhận những thành tựu của hơn 25 năm đổi mới.
- C. Xác lập vị thế mới của quốc gia trên trường quốc tế
D. Thể chế hóa đường lối chính sách lớn của Đảng, ghi nhận những thành tựu của hơn 25 năm đổi mới.
Câu 9: Đọc đoạn thông tin ở Câu 9:phần Thông hiểu. Đâu không phải là một sự thay đổi về bố cục của Hiến pháp năm 2013 so với Hiến pháp năm 1992?
- A. Đưa chương Quyền con người, của con người và quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân từ chương V lên chương II thể hiện Nhà nước Việt Nam nâng cao vị trí con người trong định hướng phát triển của đất nước
B. Tách các nội dung về kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ thành nhiều chương
- C. Thay đổi tên chương “Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân” thành “Chính quyền địa phương”
- D. Bổ sung chương quy định về Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước.
Câu 10: Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về:
A. Nhân dân
- B. Quan chức
- C. Đảng Cộng sản
- D. Chủ tịch nước
Câu 11: Chủ thể nào dưới đây bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân?
A. Nhà nước.
- B. Chính phủ.
- C. Quốc hội.
- D. Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 12: Đâu không phải là một nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp năm 2013?
- A. Nghĩa vụ học tập
- B. Nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc
- C. Nghĩa vụ nộp thuế theo luật định
D. Nghĩa vụ đi học đại học, cao đẳng
Câu 13: “Quyền con người và quyền công dân là một.” Ý kiến này đúng hay sai?
- A. Đúng, vì điều này đã được quy định trong Hiến pháp năm 2013 về quyền con người và quyền công dân.
- B. Đúng, vì “quyền công dân” và “quyền con người” chỉ là hai cách gọi có thể thay thế cho nhau, không nhằm chỉ các nội dung khác nhau.
- C. Sai, vì quyền con người có mối tương quan về lý thuyết và thực tiễn cuộc sống so với luật pháp quy định.
D. Sai, vì hai khái niệm này có nét tương đồng chứ không đồng nhất. Quyền con người bao hàm rộng hơn, mang tính chất toàn cầu, toàn nhân loại còn quyền công dân chỉ trong phạm vi quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nhất định.
Câu 14: Để góp phần thực hiện nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp về giáo dục, chúng ta cần:
- A. Tin tưởng và thực hiện các quy định của Hiến pháp, pháp luật về giáo dục và đào tạo
- B. Không ngừng nâng cao trình độ học vấn và trang bị tri thức vững vàng
- C. Có phương pháp học tập chủ động, tích cực, xây dựng ý thức tự học, ...
D. Tin tưởng và thực hiện các quy định của Hiến pháp, pháp luật về giáo dục và đào tạo, không ngừng nâng cao trình độ học vấn và trang bị tri thức vững vàng, có phương pháp học tập chủ động, tích cực, xây dựng ý thức tự học, ...
Câu 15: Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của ai?
- A. Chính phủ.
- B. Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội.
- C. Các cơ quan chức năng.
D. Nhà nước và mọi công dân.
Câu 16: Đâu không phải một cơ quan, thiết chế tạo thành bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
- A. Quốc hội
B. Cục Dự trữ và Nghiên cứu, phát triển năng lượng xanh
- C. Hội đồng nhân dân
- D. Kiểm toán nhà nước
Câu 17: Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam không gồm cơ quan nào sau đây?
- A. Cơ quan lập pháp
- B. Cơ quan hành pháp
- C. Cơ quan tư pháp
D. Cơ quan tạo pháp
Câu 18: Nội dung nào dưới đây không thể hiện vai trò của Nhà nước trong quản lý xã hội bằng pháp luật?
- A. Nhà nước công bố pháp luật tới mọi người dân.
- B. Nhà nước ban hành pháp luật trên quy mô toàn xã hội.
C. Công dân chủ động, tự giác tìm hiểu và thực hiện đúng pháp luật.
- D. Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các phương tiện truyền thông.
Câu 19: Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự do:
A. Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện
- B. Giai cấp thống trị lập ra và đảm bảo thực hiện.
- C. Ý chí của nhà nước, áp đặt đối với xã hội loài người.
- D. Ý chí của nhà nước và ý chí của xã hội loài người.
Câu 20: Các quy phạm pháp luật có đặc điểm chung giống nhau đề điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội tương ứng là
- A. Quy phạm pháp luật.
B. Chế định pháp luật.
- C. Ngành luật.
- D. Hệ thống pháp luật.
Câu 21: Tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội là:
- A. Chế định luật.
- B. Hệ thống pháp luật.
- C. Quy phạm pháp luật.
D. Ngành luật.
Câu 22: Cho đoạn thông tin sau:
“(1) Hình thức Sử dụng pháp luật có tính bắt buộc. (2) Các chủ thể trong hình thức thực hiện pháp luật này có thể lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện tùy vào ý chí, khả năng của mình mà không phải chịu trách nhiệm pháp lý từ việc lựa chọn đó. (3) Trong khi đó, hình thức Áp dụng pháp luật không có tính bắt buộc. (4) Do chủ thể trong hình thức thực hiện pháp luật này là cơ quan/ người có thẩm quyền nên việc thực hiện vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ. (5) Trong trường hợp không áp dụng pháp luật hoặc áp dụng không đúng, các chủ thể phải chịu trách nhiệm pháp lí do vi phạm nghĩa vụ.”
Câu nào trong đoạn trên là đúng?
- A. (1), (2), (4)
B. (2), (4), (5)
- C. (1), (3), (4), (5)
- D. (2), (3)
Câu 24: “Khi tham quan khu di tích lịch sử, một bạn trong lớp đề xuất cả nhóm sẽ khắc tên mình lên phiến đá ở công khu di tích để lưu lại kỉ niệm khi đến đây.” Em sẽ làm gì nếu gặp tình huống này?
- A. Em sẽ làm theo vì đây là một cách hay để bản thân lưu danh sử sách, đồng thời em cũng đánh giá cao bạn đã nghĩ ra cái ý tưởng này.
- B. Em sẽ đánh từng đứa một nếu dám khắc tên lên phiến đá ở khu di tích, cho chúng nó chừa cái tội không chịu học tập tốt môn GDKTPL 10.
C. Em sẽ khuyên các bạn không nên khắc tên lên phiến đá vì làm như vậy sẽ mất mỹ quan khu di tích, huỷ hoại hoặc gây nguy cơ hủy hoại khu di tích lịch sử, vi phạm Luật Di sản văn hoá.
- D. Em sẽ đến chê trách từng bạn một vì có hành động phá hoại khu di tích lịch sử
Câu 25: Biện pháp xử lý nếu chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng của hình thức “Sử dụng pháp luật” là gì?
- A. Theo quy định pháp luật, trên cơ sở hành vi vi phạm và hậu quả xảy ra
- B. Theo quy định của các cơ quan, tổ chức trực tiếp làm việc với chủ thể.
- C. Bị phạt hành chính và cảnh cáo sai phạm.
D. Không bị xử lý.
Câu 26: “Người sử dụng lao động đơn phương ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động trước thời hạn mà không có lý do cụ thể.” Chủ thể trong trường hợp này có thực hiện đúng pháp luật không?
- A. Có, vì pháp luật không có điều khoản nào quy định việc một người lao động phải ở một công ty trong bao lâu.
B. Không, vì người lao động phải tuân theo những điều khoản đã ký kết trong hợp đồng lao động.
- C. Không, vì người việc chấm dứt hợp đồng chỉ được quyết định bởi giám đốc công ty và cơ quan chuyên chính.
- D. Có vì người lao động có quyền thực hiện quyền lao động của mình
Bình luận