Trắc nghiệm ôn tập Kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo học kì 2 (Phần 3)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 2 (Phần 3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Câu nào sau đây không đúng?
- A. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam đều hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật.
- B. Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định những hoạt động của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- C. Hệ thống chính trị ở Việt Nam là chỉnh thể thống nhất trong đó bao gồm các tổ chức, các thiết chế hợp pháp có quan hệ về mục đích và chức năng thực hiện, tham gia thực hiện quyền lực chính trị, quyền lực Nhà nước.
D. Quyền lực Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có sự phân quyền giữa lập pháp, hành pháp, tư pháp theo lí thuyết tam quyền phân lập.
Câu 2: “Hệ thống chính trị ở Việt Nam là một chỉnh thể thống nhất trong đó bao gồm..................., các thiết chế.................... có mối quan hệ về mục đích và chức năng thực hiện và tham gia thực hiện....................., quyền lực Nhà nước.”
Điền từ còn thiếu vào chỗ trống.
- A. các cơ quan, đặc thù, quản lý xã hội
- B. các ban ngành, tập trung, chức năng chính
C. các tổ chức, hợp pháp, quyền lực chính trị
- D. các thành viên, cốt yếu, quản lý đất nước.
Câu 3: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
- A. Đảng Cộng sản Việt Nam là một bộ phận của hệ thống chính trị, đồng thời giữ vai trò lãnh đạo của cả hệ thống chính trị.
- B. Thống nhất về tổ chức lãnh đạo, mục tiêu chính trị, nguyên tắc tổ chức và hoạt động.
C. Đảm bảo quyền lực của Nhà nước.
- D. Cơ quan, tổ chức gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ lợi ích của nhân dân và chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân.
Câu 4: Quyền lực nhà nước được phân chia thành quyền …(1)… và được giao cho các cơ quan …(2)… thực hiện một cách độc lập nhưng có sự phối hợp, kiểm soát, giám sát lẫn nhau để thực hiện quyền lực nhà nước, đảm bảo mục tiêu chung là …(3)…
Điền từ còn thiếu vào chỗ trống.
A. lập pháp, hành pháp, tư pháp; tương ứng; phục vụ nhân dân và phục vụ dân tộc.
- B. lập pháp, hành pháp, tư pháp; cấp dưới; dân giàu, nước mạnh, công bằng, văn minh.
- C. tuân thủ, thực thi, sử dụng, áp dụng; tương ứng, phục vụ nhân dân và phục vụ dân tộc
- D. tuân thủ, thực thi, sử dụng, áp dụng; cấp dưới; dân giàu, nước mạnh, công bằng, văn minh.
Câu 5: Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm của bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
- A. Tính dân tộc
B. Tính thống nhất
- C. Tính an toàn
- D. Tính đảm bảo
Câu 6: Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là:
- A. Phân biệt bộ máy nhà nước này với bộ máy nhà nước khác.
- B. Cơ sở cho tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
C. Nền tảng chung cho mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước.
- D. Tạo ra tính thống nhất cho bộ máy nhà nước.
Câu 7: Hiến pháp là gì?
- A. Là hệ thống các quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất về các lĩnh vực văn hoá, xã hội, do Bộ Thể thao, Văn hoá và Du lịch trực tiếp quản lý nhằm hướng tới một xã hội văn minh và giàu mạnh, đảm bảo quyền lợi cho người dân và doanh nghiệp.
- B. Là một bộ những nguyên tắc cơ bản thể hiện ý chí và nguyện vọng chung của một đất nước, đó thường là những phương hướng, những chủ trương, chính sách hướng tới một xã hội công bằng, văn minh, dân giàu, nước mạnh.
- C. Là bộ luật cao nhất mang tính tượng trưng cho pháp luật của một quốc gia, theo đó chính phủ của quốc gia đó phải tuân theo những điều đã đề ra để đảm bảo không vi phạm luật pháp quốc tế.
D. Là hệ thống các quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất quy định những vấn đề cơ bản nhất về chủ quyền quốc gia, chế độ chính trị, chính sách kinh tế, văn hoá, xã hội, tổ chức quyền lực nhà nước, địa vị pháp lý của con người và công dân.
Câu 8: Khoản 1 Điều 20 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm, không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kì hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khoẻ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm".
Nội dung trên thể hiện đặc điểm nào của Hiến pháp Việt Nam năm 2013?
A. Hiến pháp là đạo luật cơ bản
- B. Hiến pháp là đạo luật cơ bản, là cơ sở để ban hành tất cả các văn bản quy phạm pháp luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
- C. Hiến pháp có hiệu lực pháp lý lâu dài, tương đối ổn định
- D. Hiến pháp có quy trình làm, sửa đổi đặc biệt được quy định tại Hiến pháp.
Câu 9: Khoản 1 Điều 8 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ".
Nội dung trên thể hiện đặc điểm nào của Hiến pháp Việt Nam năm 2013?
A. Hiến pháp là đạo luật cơ bản
- B. Hiến pháp là cơ sở để ban hành tất cả các văn bản quy phạm pháp luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
- C. Hiến pháp có hiệu lực pháp lý lâu dài, tương đối ổn định
- D. Hiến pháp
Câu 10: Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là:
A. Một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
- B. Một nước độc lập, tự do, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
- C. Một nước xã hội chủ nghĩa, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
- D. Một nước độc lập xã hội chủ nghĩa, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
Câu 11: Đảng Cộng sản Việt Nam là:
- A. Đơn vị lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
B. Lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
- C. Tổ chức lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
- D. Lực lượng trung thành lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Câu 12: Ý nào sau đây không đúng về quyền con người được quy định trong Hiến pháp năm 2013?
- A. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội
- B. Mọi người đều có quyền sống
C. Mọi người có quyền lấy mô, bộ phận cơ thể của người khác nhằm chữa trị cho bản thân.
- D. Mọi người có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình
Câu 13: Đâu không phải là một nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp năm 2013?
- A. Nghĩa vụ học tập
- B. Nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc
- C. Nghĩa vụ nộp thuế theo luật định
D. Nghĩa vụ đi học đại học, cao đẳng
Câu 14: Nền văn hoá Việt Nam hiện nay nước ta đang xây dựng là nền văn hoá như thế nào?
A. Tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại.
- B. Có nội dung xã hội chủ nghĩa.
- C. Mang bản chất của giai cấp nông dân.
- D. Lưu giữ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Câu 15: Các nội dung về kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường được quy định tại những chương nào trong Hiến pháp năm 2013?
A. Chỉ trong chương III.
- B. Chương I, II và III.
- C. Chương IV, V, VI
- D. Các chương từ chương III đến chương IX, mỗi nội dung một chương.
Câu 16: Sự độc lập của Toà án được hiểu là:
- A. Toà án được hình thành một cách độc lập.
- B. Trong hoạt động của mình, Toà án không bị ràng buộc
- C. Toà án chủ động giải quyết mọi việc theo ý chí của thẩm phán.
D. Khi xét xử, Toà án chỉ tuân theo pháp luật, không bị chi phối bởi bất kì cơ quan, tổ chức, cá nhân nào.
Câu 17: Chủ tịch nước của nước ta thời điểm ban hành Hiến pháp năm 2013 là ai?
- A. Trần Đức Lương
- B. Nguyễn Minh Triết
C. Trương Tấn Sang
- D. Nguyễn Phú Trọng
Câu 18: Nội dung văn bản quy phạm pháp luật đòi hỏi phải được diễn đạt:
A. Chính xác, một nghĩa.
- B. Chính xác, đa nghĩa.
- C. Tương đối chính xác, một nghĩa.
- D. Tương đối chính xác, đa nghĩa.
Câu 19: Các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành phải phù hợp với:
A. Nguyện vọng của mọi tầng lớp trong xã hội.
- B. Nguyện vọng của giai cấp cầm quyền mà Nhà nước đại diện.
- C. Ý chí của giai cấp cầm quyền mà Nhà nước là đại diện.
- D. Ý chí của mọi giai cấp và tầng lớp trong xã hội.
Câu 20: Văn bản quy phạm pháp luật do Thủ tướng Chính phủ ban hành gọi là gì?
A. Quyết định
- B. Nghị quyết
- C. Lệnh
- D. Pháp lệnh
Câu 21: Văn bản nào dưới đây là văn bản áp dụng pháp luật?
- A. Quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.
B. Quyết định điều chuyển cán bộ, viên chức.
- C. Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- D. Nghị định của Chính phủ.
Câu 22: “Cơ sở sản xuất bản G xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường làm ô nhiễm nguồn nước, không khí, ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân xung quanh. Cảnh sát môi trường đã lập biên bản và xử phạt vi phạm hành chính.” Việc xử phạt của cảnh sát môi trường là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào?
- A. Thi hành pháp luật
- B. Sử dụng pháp luật
C. Áp dụng pháp luật
- D. Tuân thủ pháp luật
Câu 23: “Một số học sinh nam lớp 12 Trường Trung học phổ thông H xin nghỉ một buổi học để đi đăng ký nghĩa vụ quân sự ở địa phương.” Việc làm này là hình thức thực hiện pháp luật nào?
A. Thi hành pháp luật
- B. Sử dụng pháp luật
- C. Áp dụng pháp luật
- D. Tuân thủ pháp luật
Câu 24: “Thanh tra thuế ra quyết định xử phạt đối với doanh nghiệp X vì chậm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.” Thanh tra thuế trong trường hợp này có thực hiện đúng pháp luật không?
A. Có. Vì thanh tra thuế đã thực hiện pháp luật thông qua hình thức áp dụng pháp luật. Doanh nghiệp X không chủ động thi hành nghĩa vụ nộp thuế đúng hạn - không thực hiện đúng quy định pháp luật.
- B. Có. Vì viên thanh tra đã sử dụng quyền lực của mình vào đúng chỗ khi xử phạt hành chính doanh nghiệp X theo luật thành lập doanh nghiệp.
- C. Không. Vì luật pháp nhà nước cho phép một doanh nghiệp nộp chậm thuế trong trường hợp khó khăn, đang nợ nần. Ở đây thanh tra thuế đã vượt quá quyền hạn của mình.
- D. Không. Vì thanh tra thuế đã áp dụng pháp luật một cách sai trái, khi sử dụng những điều của bộ luật này để xử phạt người vi phạm điều khoản ở bộ luật khác.
Câu 25: “Ông B khiếu nại quyết định thu hồi đất trái pháp luật do Uỷ ban nhân dân huyện A áp dụng đối với gia đình mình.” Ông B trong trường hợp này có thực hiện đúng pháp luật không?
- A. Không đúng vì ông B không có quyền gì trong việc khiếu nại một quyết định đã được thẩm định bởi chính quyền cao cấp.
- B. Không đúng vì ông thực hiện sai quyền công dân trong việc sử dụng pháp luật.
C. Đúng vì ông B đã chủ động và sử dụng đúng quyền khiếu nại của công dân.
- D. Đúng vì ông B đã tuân thủ pháp luật mà nhà nước đề ra: bất cứ khi nào cơ quan chính quyền thu hồi đất thì phải khiếu nại.
Bình luận