Trắc nghiệm ôn tập Kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo học kì 2 (Phần 2)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 2 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Hệ thống chính trị Việt Nam gồm các bộ phận nào cấu thành?
- A. Đảng chính trị.
- B. Nhà nước.
- C. Các tổ chức chính trị - xã hội.
D. Đảng chính trị, nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội.
Câu 2: Đảng Cộng sản Việt Nam chịu sự giám sát, chịu trách nhiệm trước chủ thể nào?
- A. Nhà nước
- B. Chính phủ
C. Nhân dân
- D. Đảng viên
Câu 3: Mặt trận Tổ quốc là một tổ chức:
A. Chính trị - xã hội
- B. Chính trị
- C. Xã hội
- D. Xã hội chính trị
Câu 4: Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức, hoạt động trong sự phối kết hợp giữa các yếu tố dân chủ và tập trung không thông qua hình thức và chế độ nào?
- A. Bầu cử, bổ nhiệm kết hợp với phê chuẩn một số chức danh trong bộ máy
B. Kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan, công chức, cán bộ, viên chức trong bộ máy nhà nước.
- C. Mô hình tổ chức hội đồng, uỷ ban để kết hợp chế độ lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách
- D. Thiểu số phục tùng đa số
Câu 5: Tính nhân dân của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện như thế nào?
- A. Bộ máy nhà nước do nhân dân thành lập nên, được nhân dân uỷ quyền để thực hiện việc quản lý nhà nước và xã hội.
- B. Mọi hoạt động của các cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy nhà nước đều nhằm mục đích phục vụ cho lợi ích của nhân dân và chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân.
- C. Nhân dân có mọi quyền hành với nhà nước, được phép loại bỏ nhà nước trong những trường hợp nhà nước vi phạm nguyên tắc đã định trong Hiến pháp.
D. Bộ máy nhà nước do nhân dân thành lập nên, được nhân dân uỷ quyền để thực hiện việc quản lý nhà nước và xã hội. Mọi hoạt động của các cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy nhà nước đều nhằm mục đích phục vụ cho lợi ích của nhân dân và chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân.
Câu 6: Tính quyền lực của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện như thế nào?
A. Ở việc phân chia quyền lực nhà nước cho các cơ quan nhà nước để thực hiện những chức năng, nhiệm vụ riêng biệt.
- B. Qua việc các cơ quan, cá nhân ở cấp trên bắt buộc phải phục tùng, phải thực hiện các nhiệm vụ, quyết định của cấp dưới.
- C. Qua sự phối hợp, giám sát lẫn nhau của các cơ quan nhà nước.
- D. Mọi việc đều do Nhà nước quy định
Câu 7: Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là:
- A. Hiến pháp 1945
B. Hiến pháp 1946
- C. Hiến pháp 1975
- D. Hiến pháp 1992
Câu 8: Hiến pháp năm 2013 quy định gì về trẻ em?
A. Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục
- B. Trẻ em không được tham gia vào các vấn đề về trẻ em nếu không được người lớn cho phép
- C. Chỉ bố mẹ của trẻ mới được phép xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng trẻ em.
- D. Trẻ em chỉ được làm những điều mà giám hộ cho phép làm
Câu 9: Ngay sau khi đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, chủ tịch Hồ Chí Minh đã coi việc xây dựng Hiến pháp là:
- A. Một việc làm quan trọng nhưng chưa cần thiết trong hoàn cảnh đất nước còn khó khăn
B. Một nhiệm vụ cấp bách
- C. Một thành tựu to lớn của những con người đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
- D. Một trong những việc tiên quyết
Câu 10: Quyền lực của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc về ai?
A. Toàn bộ nhân dân lao động chân chính.
- B. Liên minh giai cấp công – nông.
- C. Đảng Cộng sản Việt Nam.
- D. Giai cấp cầm quyền.
Câu 11: “Trong hệ thống chính trị nước ta hiện nay, Nhà nước giữ vai trò là lực lượng lãnh đạo”. Ý kiến này đúng hay sai?
- A. Đúng, vì điều này đã được quy định tại Điều 50 Hiến pháp 2013.
- B. Đúng, vì điều này đã được quy định tại Điều 50 Hiến pháp 2013 về tổ chức hành chính, chính trị của nước Việt Nam.
C. Sai, vì Đảng lãnh đạo, Nhà nước là trung tâm của hệ thống chính trị thực hiện quyền lực nhà nước.
- D. Sai, vì cơ quan hành pháp là bộ phận giữ vai trò là lực lượng lãnh đạo, Nhà nước giữ vai trò điều tiết lưu thông.
Câu 12: Quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân là quyền của ai dưới đây?
- A. Quyền của mọi công dân.
- B. Quyền của công dân từ 18 tuổi trở lên.
C. Quyền của công dân đủ 21 tuổi trở lên.
- D. Quyền của công dân từ 25 tuổi trở lên.
Câu 13: Ý nào sau đây không đúng về quyền con người được quy định trong Hiến pháp năm 2013?
- A. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội
- B. Mọi người đều có quyền sống
C. Mọi người có quyền lấy mô, bộ phận cơ thể của người khác nhằm chữa trị cho bản thân.
- D. Mọi người có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình
Câu 14: Giáo dục và đào tạo ở nước ta có nhiệm vụ gì?
- A. Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
B. Nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
- C. Thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
- D. Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Câu 15: Khoa học và công nghệ có vai trò:
A. Then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
- B. Phổ biến các giá trị của quốc gia.
- C. Giữ gìn truyền thống của dân tộc
- D. Chủ động tìm kiếm thị trường.
Câu 16: Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước cấp Trung ương của nước ta gồm:
- A. Chính phủ, bộ, ban và cơ quan ngang bộ, ban.
- B. Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
- C. Chủ tịch Quốc hội, bộ và cơ quan ngang bộ.
D. Chính phủ, bộ và cơ quan ngang bộ.
Câu 17: Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước cấp Trung ương của nước ta gồm:
- A. Chính phủ, bộ, ban và cơ quan ngang bộ, ban.
- B. Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
- C. Chủ tịch Quốc hội, bộ và cơ quan ngang bộ.
D. Chính phủ, bộ và cơ quan ngang bộ.
Câu 18: Khoản 1 Điều 16 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”. Nội dung đó đã thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?
- A. Tính xác định chặt chẽ về hình thức
B. Tính quy phạm phổ biến
- C. Tính bắt buộc chung
- D. Tính nhân văn, cao cả
Câu 19: Đặc điểm nào dưới đây phân biệt sự khác nhau giữa pháp luật và các loại quy phạm xã hội khác?
A. Tính quy phạm phổ biến
- B. Tính bắt buộc chung
- C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức
- D. Tính xác định chặt chẽ về nội dung
Câu 20: Văn bản nào dưới đây là văn bản áp dụng pháp luật?
- A. Quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.
B. Quyết định điều chuyển cán bộ, viên chức.
- C. Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- D. Nghị định của Chính phủ.
Câu 21: Văn bản quy phạm pháp luật gồm:
- A. Văn bản luật
- B. Văn bản dưới luật
- C. Văn bản ngoài luật
D. Văn bản luật và văn bản dưới luật
Câu 22: Áp dụng pháp luật có đặc điểm gì?
- A. Mang tính quyền lực nhà nước.
- B. Được tiến hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
- C. Theo nguyên tắc cá biệt hoá các quy phạm pháp luật đối với từng trường hợp cụ thể.
D. Mang tính quyền lực nhà nước, được tiến hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định, theo nguyên tắc cá biệt hoá các quy phạm pháp luật đối với từng trường hợp cụ thể.
Câu 23: Chủ thể nào trong các thông tin sau thực hiện không đúng pháp luật?
- A. Thanh tra thuế ra quyết định xử phạt đối với doanh nghiệp X vì chậm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
- B. Ông B khiếu nại quyết định thu hồi đất trái pháp luật do Uỷ ban nhân dân huyện A áp dụng đối với gia đình minh.
- C. Anh D mở công ty kinh doanh vật liệu xây dựng kinh doanh các mặt hàng có tên trong giấy phép đăng ký kinh doanh.
D. Người sử dụng lao động đơn phương ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động trước thời hạn mà không có lý do cụ thể
Câu 24: Áp dụng pháp luật là gì?
- A. Là quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống và trở thành hành vi hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
- B. Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể thực hiện các quyền và tự do pháp lý của mình theo quy định của pháp luật.
- C. Là việc các cơ quan chức năng áp dụng những điều luật quy định để giải quyết những vấn đề thực tiễn trong xã hội. Nó cũng chỉ việc áp dụng kiến thức pháp luật vào làm bài tập của học sinh.
D. Là việc các cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước có thẩm quyền hoặc cá nhân, tổ chức được Nhà nước trao quyền, căn cứ vào pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt việc thực hiện quyền, nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức.
Câu 25: “Cứ sáng chủ nhật hằng tuần, nhân dân ở tổ dân phố K lại tập trung làm vệ sinh đường phố.” Việc làm của nhân dân ở tổ dân phố K là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào?
A. Thi hành pháp luật
- B. Sử dụng pháp luật
- C. Áp dụng pháp luật
- D. Tuân thủ pháp luật
Bình luận