Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo học kì 2 (Phần 1)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 2 (Phần 1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trong hệ thống chính trị Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam là:

  • A. Tổ chức lãnh đạo xã hội Việt Nam.
  • B. Một tổ chức chính trị - xã hội.
  • C. Một bộ phận của hệ thống chính trị, đồng thời là tổ chức giữ vai trò lãnh đạo của cả hệ thống chính trị Việt Nam.
  • D. Tổ chức có vai trò trung tâm trong hệ thống chính trị.

Câu 2: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước và xã hội bằng cách nào?

  • A. Đề ra các chủ trương, đường lối, chính sách.
  • B. Ban hành pháp luật.
  • C. Quyết định về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của đất nước.
  • D. Giám sát việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật.

Câu 3: Quyền lực .................... là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền...................., ...................., ....................

Điền từ còn thiếu vào chỗ trống.

  • A. Nhà nước, lập pháp, hành pháp, tư pháp.
  • B. Đảng, xây dựng, thực thi và đánh giá.
  • C. chính trị, tự do, dân chủ, vì dân.
  • D. các bộ, điều hành, điều tra, khen thưởng.

Câu 4: Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay mang tính:

  • A. Quân chủ chuyên chế
  • B. Gò bó và ép buộc
  • C. Pháp quyền xã hội chủ nghĩa
  • D. Dân chủ

Câu 5: Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện tính thống nhất trong:

  • A. Hiến pháp và pháp luật
  • B. Hệ thống chính quyền
  • C. Tổ chức và hoạt động
  • D. Đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

Câu 6: Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức, hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng:

  • A. Hiến pháp và pháp luật
  • B. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa
  • C. Thi hành các đạo luật hà khắc
  • D. Thi hành các luật khuyến khích

Câu 7: Là công dân Việt Nam, chúng ta phải có nghĩa vụ:

  • A. Tiêu diệt hoàn toàn Hiến pháp
  • B. Xoá bỏ những điều không đúng trong Hiến pháp
  • C. Tuân thủ Hiến pháp
  • D. Lật đổ hệ tư tưởng trong Hiến pháp

Câu 8: “Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là luật …(1)…, có hiệu lực pháp lý …(2)…, do …(3)… ban hành để quy định những vấn đề quan trọng của đất nước.”

Hãy điền từ còn thiếu vào chỗ trống.

  • A. cốt lõi, mạnh nhất, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản
  • B. chi tiết, thấp nhất, Chủ tịch nước
  • C. quan trọng, trung bình, cơ quan luật pháp
  • D. cơ bản, cao nhất, Quốc hội

Câu 9: Hiến pháp hiện hành của nước ta là:

  • A. Hiến pháp 2009
  • B. Hiến pháp 2013
  • C. Hiến pháp 2018
  • D. Hiến pháp 2022

Câu 10: “Quyền lực nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.” Ý kiến này đúng hay sai?

  • A. Đúng, vì nguyên tắc này đã được quy định tại khoản 3 Điều 2 Hiến pháp năm 2013. Nguyên tắc này đề cập tới vấn đề quyền lực nhà nước ở Việt Nam được tổ chức thực hiện trong bộ máy nhà nước như thế nào.
  • B. Đúng, vì đây là nguyên tắc mang tính bắt buộc ở các nước đã khẳng định quyền dân chủ, bảo vệ toàn bộ quyền lợi chính đáng của con người theo quy định của Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc.
  • C. Sai, vì nguyên tắc này không được quy định ở bất cứ điều khoản nào trong Hiến pháp mà trong thực tế cũng không hoạt động như vậy.
  • D. Sai, vì Quyền lực nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa Đảng viên cấp cao, nắm những chức vị quan trọng như Chủ tịch Quốc hội, thủ tướng,…

Câu 11: Ý kiến nào sau đây là sai?

  • A. Hiến pháp quy định tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân nền nhân dân có thể tự ý quyết định làm bất cứ việc gì mà mình muốn.
  • B. Học sinh có thể thực hiện nghĩa vụ với Tổ quốc bằng cách không chia sẻ những thông tin có nội dung sai lệch về chủ quyền, lãnh thổ quốc gia.
  • C. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cần quan tâm, tạo điều kiện để mọi người dân phát huy quyền làm chủ đối với đất nước.
  • D. Bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ quốc gia là trách nhiệm chung của Nhà nước và toàn xã hội.

Câu 12: Dân chủ trong lĩnh vực chính trị được thể hiện ở quyền nào dưới đây của công dân?

  • A. Quyền tự do lao động.
  • B. Quyền tự do ngôn luận
  • C. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
  • D. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.

Câu 13: Hiến pháp năm 2013 quy định gì về nam nữ?

  • A. Công dân nam nữ bình đẳng về mọi mặt
  • B. Công dân nam có nhiều quyền hơn công dân nữ về mọi mặt
  • C. Công dân nam có nhiều quyền lợi về xã hội hơn công dân nữ, trong khi công dân nữ lại có nhiều quyền lợi về kinh tế hơn công dân nam.
  • D. Công dân nam sau khi đã kết hôn không còn quyền lợi gì cả, công dân nữ sau khi kết hôn có mọi quyền lợi.

Câu 14: Theo Hiến pháp năm 2013, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế như thế nào?

  • A. Nền kinh tế theo mô hình tư bản chủ nghĩa nhưng có sự chỉnh sửa, hướng tới nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế tư nhân giữ vai trò chủ đạo.
  • B. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
  • C. Nền kinh tế tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, có nhiều thành phần sở hữu, hướng tới mục tiêu dân giàu, xã hội hiện đại.
  • D. Nền kinh tế theo mô hình kinh tế tư bản 

Câu 15: Nhà nước giữ vai trò gì trong nền kinh tế thị trường?

  • A. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài. 
  • B. Huy động nguồn lực kinh tế trong nhân dân.
  • C. Trực tiếp dẫn dắt nền kinh tế.
  • D. Điều tiết, định hướng 

Câu 16: Quyết định các biện pháp khác để phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn theo quy định của pháp luật là nhiệm vụ của cơ quan nào?

  • A. Quốc hội
  • B. Hội đồng nhân dân
  • C. Chính phủ
  • D. Chủ tịch nước

Câu 17: Hội đồng nhân dân xã (phường, thị trấn) do ai bầu ra?

  • A. Nhân dân xã (phường, thị trấn) bầu ra.
  • B. Đại diện nhân dân bầu ra.
  • C. Nhân dân trực tiếp bầu ra.
  • D. Uỷ ban nhân dân xã (phường, thị trấn) bầu ra.

Câu 18: Hệ thống quy tắc xử sự chung do Nhà nước xây dựng, ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

  • A. Quy định
  • B. Quy chế
  • C. Pháp luật
  • D. Quy tắc

Câu 19: Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện, bảo vệ các quyền và:

  • A. Nghĩa vụ của mình.
  • B. Nghĩa vụ cơ bản của mình.
  • C. Lợi ích cơ bản của mình.
  • D. Lợi ích hợp pháp của mình.

Câu 20: Văn bản dưới luật không bao gồm:

  • A. Pháp lệnh
  • B. Điều khoản
  • C. Nghị quyết liên tịch
  • D. Thông tư

Câu 21: Đâu không phải một ngành luật cơ bản trong hệ thống pháp luật Việt Nam?

  • A. Luật Hành Chính
  • B. Luật Hình sự
  • C. Luật Trẻ em
  • D. Luật Ngân hàng

Câu 22: Tuân thủ pháp luật là gì?

  • A. Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật kiềm chế không thực hiện các hành vi pháp luật cấm.
  • B. Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật chủ động thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ mà pháp luật quy định phải làm.
  • C. Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật hợp thức hoá các hoạt động của mình trong khuôn khổ pháp luật cho phép.
  • D. Là hình thức thực hiện pháp luật trong đó không thực hiện các hành vi theo quy định của pháp luật

Câu 23: Tình huống nào sau đây không phải là biểu hiện của hình thức “Sử dụng pháp luật”?

  • A. Phát hiện một hộ gia đình trồng cây thuốc phiện, chị D đã tố cáo với cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra và kịp thời ngăn chặn.
  • B. Anh C chở S đi học bằng xe máy. Đến ngã tư, khi có tín hiệu đèn đỏ, thấy đường vắng S bảo anh vượt đèn đỏ để đến trường cho nhanh nhưng anh C không nghe mà dừng lại chờ đèn bật xanh mới đi.
  • C. Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, V ở nhà làm nghề truyền thống dệt vải của gia đình.
  • D. Học xong Trung học phổ thông, G đã gửi hồ sơ đến sở Kế hoạch và Đầu tư đăng ký kinh doanh thức ăn nhanh.

Câu 24: Thi hành pháp luật là gì?

  • A. Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật chủ động thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ mà pháp luật quy định phải làm.
  • B. Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật hợp thức hoá các hoạt động của mình trong khuôn khổ pháp luật cho phép.
  • C. Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các cơ quan chức năng thực hiện quyền lực được Nhà nước uỷ quyền để điều tra, ngăn chặn, xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật.
  • D. Là hình thức thực hiện pháp luật trong đó các cơ quan chức năng thực hiện quyền lực để xử phạt, các chủ thể pháp luật sẽ bị xử phạt nếu vi phạm pháp luật

Câu 25: Chủ thể chưa tự giác thực hiện pháp luật trong các trường hợp sau?

  • A. Khi 17 tuổi, A chủ động đăng ký khám tuyển nghĩa vụ quân sự ngay đợt đầu và sẵn sàng nhập ngũ khi có giấy thông báo gọi nhập ngũ.
  • B. Gia đình T kinh doanh cửa hàng tạp hoá và luôn chủ động nộp thuế đúng kỳ hạn.
  • C. Công ty kinh doanh nông sản do anh H làm giám đốc thường xuyên bị nhắc nhở việc chậm nộp thuế.
  • D. K báo cho cơ quan chức năng biết về việc người hàng xóm thường xuyên tổ chức đánh bạc ăn tiền tại nhà riêng.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác