Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo học kì 1 (Phần 4)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 1 (Phần 4) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Loại thuế nhằm điều tiết việc sản xuất và tiêu dùng xã hội cũng như nhập khẩu hàng hoá được gọi là gì?

  • A. Thuế giá trị gia tăng.
  • B. Thuế thu nhập cá nhân.
  • C. Thuế nhập khẩu.
  • D. Thuế tiêu thụ đặc biệt.

Câu 2: Loại thuế điều tiết trực tiếp vào thu nhập hoặc tài sản của người nộp thuế gọi là gì?

  • A. Thuế giá trị gia tăng.
  • B. Thuế tiêu thụ đặc biệt.
  • C. Thuế gián thu.
  • D. Thuế trực thu.

Câu 3: Sản xuất kinh doanh là hoạt động sản xuất ra sản phẩm hàng hoá/dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của thị trường, nhằm mục đích

  • A. thu được lợi nhuận.
  • B. thu hút vốn đầu tư.
  • C. hỗ trợ xã hội.
  • D. tăng năng suất lao động.

Câu 4: Mô hình sản xuất kinh doanh do cá nhân hoặc một nhóm người là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, tự tổ chức sản xuất kinh doanh theo định hướng phát triển kinh tế của nhà nước, địa phương và quy định của pháp luật, tự chủ trong quản lý và tiêu thụ sản phẩm được gọi là

  • A. công ty hợp danh.
  • B. liên hiệp hợp tác xã.
  • C. hộ sản xuất kinh doanh.
  • D. doanh nghiệp tư nhân.

Câu 5: Có thể nhận biết sự chênh lệch giữa chi phí sử dụng tiền mặt và mua tín dụng bằng cách nào?

  • A. Tính lãi suất cho vay
  • B. Tính lãi suất cho vay và khoản vay
  • C. Mua tín dụng bao nhiêu, trả bằng số tiền mặt tương ứng
  • D. Không có sự chênh lệch đáng kể giữa chi phí sử dụng tiền mặt và mua tín dụng.

Câu 6: Tín dụng là gì?

  • A. Niềm tin cho vay tiền giữa người vay và người cho vay.
  • B. Mối quan hệ sử dụng vốn giữa người vay và người cho vay.
  • C. Mối quan hệ sử dụng vốn giữa người cho vay và người đi vay trên nguyên tắc hoàn trả.
  • D. Mối quan hệ sử dụng vốn giữa người vay và người đi vay trên nguyên tắc hoàn trả.

Câu 7: Hình thức cho vay tín chấp thuộc loại tín dụng nào?

  • A. Tín dụng nhà nước.
  • B. Tín dụng ngân hàng.
  • C. Tín dụng tiêu dùng.
  • D. Tín dụng thương mại.

Câu 8: Tín dụng ngân hàng có đặc điểm gì?

  • A. Dựa trên cơ sở lòng tin.
  • B. Có tính thời hạn.
  • C. Phải hoàn trả cả gốc lẫn lãi vô điều kiện và tiềm ẩn rủi ro.
  • D. Dựa trên cơ sở lòng tin, có tính thời hạn, phải hoàn trả cả gốc lẫn lãi vô điều kiện và tiềm ẩn rủi ro.

Câu 9: Bản kế hoạch về thu chi ngân sách nhằm thực hiện một mục tiêu tài chính trong một thời gian từ 3 đến 6 tháng là bản kế hoạch tài chính cá nhân

  • A. ngắn hạn.
  • B. trung hạn.
  • C. dài hạn.
  • D. vô thời hạn.

Câu 10: Kế hoạch tài chính cá nhân trung hạn thường có thời hạn trong bao lâu?

  • A. Từ 3 đến 6 tháng.
  • B. Từ 4 đến 8 tháng.
  • C. Từ 5 đến 9 tháng.
  • D. Từ 6 đến 12 tháng.

Câu 11: Câu nào sau đây không đúng?

  • A. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam đều hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật.
  • B. Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định những hoạt động của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • C. Hệ thống chính trị ở Việt Nam là chỉnh thể thống nhất trong đó bao gồm các tổ chức, các thiết chế hợp pháp có quan hệ về mục đích và chức năng thực hiện, tham gia thực hiện quyền lực chính trị, quyền lực Nhà nước.
  • D. Quyền lực Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có sự phân quyền giữa lập pháp, hành pháp, tư pháp theo lí thuyết tam quyền phân lập.

Câu 12: Câu nào sau đây không đúng?

  • A. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam đều hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật.
  • B. Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định những hoạt động của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • C. Hệ thống chính trị ở Việt Nam là chỉnh thể thống nhất trong đó bao gồm các tổ chức, các thiết chế hợp pháp có quan hệ về mục đích và chức năng thực hiện, tham gia thực hiện quyền lực chính trị, quyền lực Nhà nước.
  • D. Quyền lực Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có sự phân quyền giữa lập pháp, hành pháp, tư pháp theo lí thuyết tam quyền phân lập.

Câu 13: Nội dung nào dưới đây không phải là vai trò của hoạt động tiêu dùng?

  • A. Động lực cho sản xuất phát triển.
  • B. "Đơn đặt hàng" cho sản xuất.
  • C. Điều tiết hoạt động trao đổi.
  • D. Quyết định phân phối thu nhập.

Câu 14: Một nền kinh tế bao gồm các hoạt động cơ bản nào?

  • A. Sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng
  • B. Sản xuất, kinh doanh, trao đổi
  • C. Sản xuất, phân phối - trao đổi, tiêu dùng
  • D. Sản xuất, kinh doanh, trao đổi.

Câu 15: Chủ thể tiêu dùng có vai trò gì?

  • A. Định hướng, tạo động lực cho sản xuất phát triển.
  • B. Kết nối quan hệ mua – bán trong nền kinh tế.
  • C. Tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho sự phát triển kinh tế
  • D. Sử dụng các yếu tố sản xuất tạo ra sản phẩm.

Câu 16: Anh D làm môi giới nhà đất cho một công ty bất động sản. Công việc hằng ngày của anh là tìm khách hàng và giới thiệu, tư vấn các mảnh đất, nhà cửa cho khách hàng. Trong trường hợp này, anh D tham gia vào nền kinh tế với vai trò là chủ thể gì?

  • A. Chủ thể sản xuất
  • B. Chủ thể trung gian
  • C. Chủ thể tiêu dùng
  • D. Chủ thể Nhà nước

Câu 17: Căn cứ vào tính chất và cơ chế vận hành, thị trường được chia thành:

  • A. Thị trường trong nước, thị trường ngoài nước.
  • B. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thị trường cạnh tranh không hoàn hảo.
  • C. Thị trường ô tô, thị trường bảo hiểm, thị trường chứng khoán,...
  • D. Thị trường tư liệu sản xuất, thị trường tư liệu tiêu dùng.

Câu 18: Các yếu tố nào dưới đây là các yếu tố cơ bản của thị trường?

  • A. Lãi suất, tiền tệ, giá cả.
  • B. Giá cả, số lượng, chất lượng hàng hoá, dịch vụ.
  • C. Hàng hoá, tiền tệ, giá cả, người mua, người bán.
  • D. Hàng hoá, dịch vụ, số lượng, chất lượng, chủng loại.

Câu 19: Giá cả thị trường là gì?

  • A. Số tiền phải trả cho một hàng hoá để bù đắp chi phí sản xuất và lưu thông hàng hoá đó.
  • B. Giá cả hàng hóa do người mua quyết định trên thị trường tại một thời điểm, địa điểm nhất định.
  • C. Giá bán thực tế của hàng hóa do người bán quyết định tại một thời điểm, địa điểm nhất định.
  • D. Giá bán thực tế của hàng hoá do tác động qua lại giữa các chủ thể kinh tế trên thị trường tại một thời điểm, địa điểm nhất định.

Câu 20: Phát biểu nào sau đây đúng về cơ chế thị trường?

  • A. Cơ chế thị trường kích thích tối đa hoạt động của các chủ thể kinh tế hướng đến mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, tối đa hoá chi phí.
  • B. Cơ chế thị trường kích thích mọi doanh nghiệp phải linh hoạt để cung cấp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ có chất lượng.
  • C. Cơ chế thị trường kìm hãm doanh nghiệp cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, đổi mới khoa học công nghệ ứng dụng.
  • D. Cơ chế thị trường luôn luôn mang tính chất năng động, tích cực trong kinh tế thị trường.

Câu 21: Ngân sách nhà nước là gì?

  • A. Khoản thu của những quan hệ kinh tế phát sinh trong thị trường kinh tế
  • B. Bản dự trù thu chi tài chính của Nhà nước trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm
  • C. Quỹ tiền tệ tập trung chi cho cơ sở hạ tầng và an sinh xã hội
  • D. Hoảng dự trù thu chi từ dân và cho dân

Câu 22: Tại sao nói “Ngân sách nhà nước phản ánh mối tương quan giữa quyền lập pháp và quyền hành pháp”?

  • A. Vì lập pháp và hành pháp cùng hợp tác với nhau để đưa ra dự toán ngân sách nhà nước.
  • B. Hành pháp sẽ thực hiện những chính sách mà lập pháp đặt ra trong dự toán ngân sách nhà nước.
  • C. Vì bộ phận đông đảo kiến thiết nền kinh tế là người dân có quyền lập pháp và hành pháp trong quá trình xây dựng và thực hiện ngân sách.
  • D. Lập pháp phải dựa trên khả năng thực thi ngân sách của hành pháp để đưa ra mức thu chi cho phù hợp, ngược lại, sự hiệu quả trong hoạt động của hành pháp sẽ là cơ sở để đưa ra dự toán cho thời gian tới.

Câu 23: Nội dung nào không phải là vai trò của ngân sách nhà nước?

  • A. Ngân sách nhà nước có thể huy động nguồn vốn lớn nhằm giúp nền kinh tế phục hồi sau khủng hoảng kinh tế.
  • B. Ngân sách nhà nước là công cụ quan trọng để hạn chế tình hình lạm phát.
  • C. Ngân sách nhà nước luôn đảm bảo cân bằng, không để xảy ra tình trạng suy thoái kinh tế.
  • D. Ngân sách nhà nước góp phần giúp phân phối thu nhập lại cho dân cư.

Câu 24: Cho các ý kiến sau:

1. Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong một năm.

2. Nguồn thu của ngân sách nhà nước là các khoản thu của mỗi người dân trong một quốc gia.

3. Nguồn chi bảo đảm sự hoạt động của bộ máy nhà nước là nguồn chi từ ngân sách nhà nước.

4. Ngân sách nhà nước do Nhà nước sở hữu nên người dân không cần phải kiểm tra, giảm sát việc Nhà nước sử dụng ngân sách như thế nào.

Những ý kiến nào ở trên là đúng?

  • A. 1, 2
  • B. 1, 3
  • C. 2, 4
  • D. 2, 3

Câu 25: Khi giá cả của một hàng hoá .................., nhà sản xuất thu hẹp sản xuất nhưng nhu cầu của người tiêu dùng về hàng hoá đó có xu hướng ………….

Cặp từ nào phù hợp để điền vào chỗ trống?

  • A. không còn tăng, vẫn tăng cao
  • B. tăng, tăng
  • C. giảm, tăng
  • D. trở nên vô nghĩa, tăng cao

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác