Trắc nghiệm ôn tập Kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo học kì 1 (Phần 3)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 1 (Phần 3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Thuế có vai trò gì?
- A. Thuế là nguồn thu chính của ngân sách nhà nước.
- B. Thuế là công cụ quan trọng để Nhà nước điều tiết thị trường. Qua thuế, Nhà nước hướng dẫn tiêu dùng theo hướng tích cực, bảo vệ thị trường trong nước.
- C. Thuế góp phần điều tiết thu nhập, thực hiện công bằng xã hội, đảm bảo cân bằng lợi ích trong xã hội.
D. Thuế là nguồn thu chính của ngân sách nhà nước, thuế là công cụ quan trọng để Nhà nước điều tiết thị trường, thuế góp phần điều tiết thu nhập, thực hiện công bằng xã hội, đảm bảo cân bằng lợi ích trong xã hội.
Câu 2: Những người có thu nhập cao trong doanh nghiệp phải trích một khoản tiền từ phần thu nhập để nộp vào ngân sách nhà nước theo loại thuế gì?
- A. Thuế giá trị gia tăng.
B. Thuế thu nhập cá nhân.
- C. Thuế tiêu thụ đặc biệt.
- D. Thuế nhập khẩu
Câu 3: Trong nền sản xuất xã hội, doanh nghiệp là một đơn vị
- A. Sản xuất của cải vật chất.
- B. Phân phối của cải vật chất.
C. Phân phối và sản xuất của cải vật chất.
- D. Tạo điều kiện để con người được lao động.
Câu 4: Hoạt động sản xuất ra sản phẩm hàng hoá/dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của thị trường, nhằm mục đích thu được lợi nhuận là hoạt động
- A. tiêu thu sản phẩm.
- B. nghiên cứu kinh doanh.
C. sản xuất kinh doanh.
- D. hỗ trợ sản xuất.
Câu 5: Tín dụng có vai trò gì?
- A. Tín dụng là công cụ thúc đẩy sự lưu thông của hàng hoá và tiền tệ.
B. Tín dụng thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất.
- C. Tín dụng là công cụ giúp thúc đẩy kinh doanh, đầu tư sinh lời.
- D. Tín dụng làm gia tăng mối quan hệ chủ nợ – con nợ trong xã hội.
Câu 6: Sự chênh lệch giữa chi phí sử dụng tiền mặt và mua tín dụng được hiểu là gì?
A. Số tiền phải trả cho việc sử dụng tín dụng, bao gồm số tiền vay và lãi suất cho vay.
- B. Khoản chi phí phản ánh sự chênh lệch giữa số tiền vay và số tiền lãi.
- C. Chi phi mua tín dụng.
- D. Chi phí sử dụng tiền mặt.
Câu 7: Khi sử dụng thẻ tín dụng ngân hàng, chủ thể có trách nhiệm gì?
- A. Cung cấp thông tin chính xác khi đề nghị cấp hạn mức vay tín dụng.
- B. Thực hiện thanh toán khoản tiền đã chỉ qua thẻ đăng ký hạn.
- C. Không nên để nợ quá hạn vì sẽ bị tích điểm tín dụng xấu và phải chịu mức lãi cao.
D. Cung cấp thông tin chính xác khi đề nghị cấp hạn mức vay tín dụng, thực hiện thanh toán khoản tiền đã chỉ qua thẻ đăng ký hạn, không nên để nợ quá hạn vì sẽ bị tích điểm tín dụng xấu và phải chịu mức lãi cao.
Câu 8: Hình thức cho vay đòi hỏi người vay phải có tài sản thế chấp có giá trị tương đương với lượng vốn cho vay được gọi là gì?
A. Cho vay thế chấp.
- B. Cho vay tín chấp.
- C. Cho vay trả góp.
- D. Hình thức cho vay khác.
Câu 9: Bản kế hoạch về thu chi ngân sách nhằm thực hiện một mục tiêu tài chính trong một thời gian ngắn (dưới 3 tháng) thuộc loại tài chính cá nhân
A. ngắn hạn.
- B. trung hạn.
- C. dài hạn.
- D. vô thời hạ
Câu 10: Kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn thường có thời hạn trong bao lâu?
- A. Dưới 2 tháng.
B. Dưới 3 tháng.
- C. Dưới 4 tháng.
- D. Dưới 5 tháng.
Câu 11: Đảng Cộng sản Việt Nam chịu sự giám sát, chịu trách nhiệm trước chủ thể nào?
- A. Nhà nước
- B. Chính phủ
C. Nhân dân
- D. Đảng viên
Câu 12: Mặt trận Tổ quốc là một tổ chức:
A. Chính trị - xã hội
- B. Chính trị
- C. Xã hội
- D. Xã hội chính trị
Câu 13: Hoạt động sản xuất có vai trò gì trong đời sống xã hội?
- A. Tạo ra những giá trị tinh thần đáp ứng nhu cầu của con người, cải thiện thu nhập cho người dân.
- B. Phục vụ tinh thần, cải thiện thu nhập cho người dân; làm tăng lượng hàng hóa dự trữ cho xã hội.
C. Tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần, đáp ứng nhu cầu và quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội.
- D. Tạo ra việc làm và nhu cầu sử dụng lao động; duy trì sự ổn định và phát triển nền kinh tế.
Câu 14: Phân phối – trao đổi là hoạt động có vai trò như thế nào?
- A. Giải quyết lợi ích kinh tế của chủ doanh nghiệp.
- B. Là động lực kích thích người lao động.
C. Là cầu nối sản xuất với tiêu dùng.
- D. Phân bổ nguồn lực cho sản xuất kinh doanh.
Câu 15: Thực hiện vai trò kết nối trong các quan hệ mua – bán, giúp cho nền kinh tế linh hoạt, hiệu quả là vai trò của chủ thể kinh tế nào?
- A. Chủ thể Nhà nước
B. Chủ thể trung gian
- C. Người sản xuất kinh doanh
- D. Người tiêu dùng
Câu 16: Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các nhà xuất bản sách giáo khoa hạ giá thành đối với các sản phẩm dành cho học sinh phổ thông? Trong trường hợp này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đóng vai trò của chủ thể kinh tế nào?
- A. Không đóng vai trò gì
- B. Chủ thể trung gian
C. Chủ thể Nhà nước
- D. Chủ thể Nhà nước, trung gian
Câu 17: Căn cứ vào tiêu chí đặc điểm nào để phân chia các loại thị trường như thị trường vàng, thị trường bảo hiểm, thị trường bất động sản?
A. Đối tượng hàng hóa
- B. Phạm vi hoạt động
- C. Vai trò của các đối tượng mua bán
- D. Tính chất và cơ chế vận hành
Câu 18: Thị trường là gì?
A. Tổng hoà những quan hệ kinh tế trong đó nhu cầu của các chủ thể được đáp ứng thông qua việc trao đổi, mua bán.
- B. Nơi diễn ra các hoạt động kinh tế: sản xuất, lưu thông, phân phối, tiêu dùng.
- C. Toàn bộ hoạt động mua bán, tiêu dùng hàng hoá.
- D. Nơi diễn ra hoạt động quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước.
Câu 19: Giá cả hàng hoá được hiểu là gì?
A. Biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá.
- B. Biểu hiện bằng tiền của giá trị sử dụng.
- C. Giá trị sử dụng của hàng hoá được biểu hiện bằng một lượng tiền
- D. Giá trị trao đổi được biểu hiện bằng tiền.
Câu 20: Giá cả hàng hoá được hiểu là gì?
A. Biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá.
- B. Biểu hiện bằng tiền của giá trị sử dụng.
- C. Giá trị sử dụng của hàng hoá được biểu hiện bằng một lượng tiền
- D. Giá trị trao đổi được biểu hiện bằng tiền.
Câu 21: Ý kiến nào sau đây ta có thể đồng tình?
- A. Nhà nước không phải là chủ thể duy nhất có quyền sở hữu và quyết định các khoản thu chi của ngân sách nhà nước.
- B. Hoạt động thu chi của ngân sách nhà nước thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả trực tiếp.
C. Ngân sách nhà nước góp phần điều tiết nền kinh tế như kích thích hay hạn chế sản xuất, tiêu dùng bằng các chính sách thuế, tài chính.
- D. Ngân sách nhà nước luôn duy trì ở mức bội chi để đảm bảo các hoạt động của kinh tế - xã hội.
Câu 22: Nội dung nào không phải đặc điểm của ngân sách nhà nước?
- A. Ngân sách nhà nước phản ánh mối tương quan giữa quyền lập pháp và quyền hành pháp.
- B. Ngân sách nhà nước được quyết định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- C. Ngân sách nhà nước là một kế hoạch tài chính cần được Quốc hội biểu quyết thông qua trước khi thi hành.
D. Ngân sách nhà nước góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Câu 23: Lãnh đạo xã cảnh cáo anh M vì anh phản ánh vấn đề tham nhũng của cán bộ xã với phóng viên báo chí.
Xem xét trường hợp trên, đánh giá nào sau đây là sai?
- A. Cán bộ xã đã vi phạm pháp luật.
B. Hành động của anh M là không nên vì làm như vậy sẽ khiến bộ mặt của xã xấu đi.
- C. Hành động của anh M thể hiện quyền được tham gia giám sát cộng đồng về tài chính – ngân sách.
- D. Việc làm của lãnh đạo xã cho thấy ông muốn che dấu tội trạng của mình.
Câu 24: Trường hợp nào dưới đây được gọi là bội chi ngân sách nhà nước?
- A. Tổng thu lớn hơn tổng chi.
B. Tổng thu nhỏ hơn tổng chi.
- C. Tổng thu lớn hơn hoặc bằng tổng chi
- D. Tổng thu nhỏ hơn hoặc bằng tổng chi.
Câu 25: Những khoản thuộc tổng chi ngân sách là:
A. Chi đầu tư phát triển, dự phòng ngân sách nhà nước, chi thường xuyên
- B. Chi đầu tư phát triển, thu viện trợ, chi thường xuyên
- C. Chi đầu tư phát triển, thuế, chi thường xuyên
- D. Chi đầu tư phát triển, thuế, chi viện trợ.
Bình luận