Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo học kì 1 (Phần 2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 1 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Thuế gián thu là gì?

  • A. Thuế thu được từ người có thu nhập cao.
  • B. Thuế điều tiết gián tiếp thông qua giá cả hàng hoá, dịch vụ.
  • C. Thuế đánh vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp.
  • D. Thuế thu được từ khoản tiền mà người mua phải trả cho người bán.

Câu 2: Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước có tính chất gì?

  • A. Bắt buộc.
  • B. Tự nguyện.
  • C. Không bắt buộc.
  • D. Cưỡng chế.

Câu 3: Tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh được gọi là

  • A. doanh nghiệp.
  • B. xưởng sản xuất.
  • C. khu công nghiệp.
  • D. đại lý phân phối.

Câu 4: Việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích thu được lợi nhuận là hoạt động của

  • A. kinh doanh.
  • B. tiêu dùng.
  • C. sản xuất.
  • D. tiêu thụ

Câu 5: Người đi vay phải trả toàn bộ số tiền trong thời hạn cam kết trả nợ.

  • B. Người đi vay không cần trả nợ đúng hạn, chỉ cần đảm bảo trả đủ số tiền đã vay.
  • C. Người đi vay có thể trả bằng giá trị hàng hoá tương đương với khoản vay khi đến hạn trả nợ.
  • D. Người đi vay phải trả số tiền đã vay khi đến hạn trả nợ có hoặc không kèm một khoản lãi.

Câu 6: Tổ chức nào sau đây không được phép cấp tín dụng?

  • A. Các ngân hàng thương mại
  • B. Kho bạc
  • C. Chi cục thuế
  • D. Tiệm cầm đồ

Câu 7: Cho vay tín chấp là hình thức cho vay dựa vào

  • A. uy tín của người vay, nhưng cần tài sản bảo đảm.
  • B. uy tín của người cho vay, không cần tài sản bảo đảm.
  • C. uy tín của người vay, không cần tài sản bảo đảm.
  • D. uy tín của người cho vay, cần tài sản bảo đảm.

Câu 8: Dấu hiệu để phân biệt tổ chức tín dụng với các loại hình doanh nghiệp khác trong nền kinh tế quốc dân là gì?

  • A. Đối tượng kinh doanh chính là tiền tệ.
  • B. Mang tính bắt buộc.
  • C. Nguồn vốn nhàn rỗi.
  • D. Mang tính phi ngân hàng.

Câu 9: Bản kế hoạch về thu chi ngân sách nhằm thực hiện được những mục tiêu tài chính quan trọng trong thời gian từ 6 tháng trở lên là bản kế hoạch tài chính cá nhân

  • A. ngắn hạn.
  • B. trung hạn.
  • C. dài hạn.
  • D. vô thời hạn.

Câu 10: Có mấy loại kế hoạch tài chính cá nhân?

  • A. Một.
  • B. Hai.
  • C. Ba.
  • D. Bốn.

Câu 11: Người dân tham gia bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp là ……………

  • A. Đảng cầm quyền duy nhất và là hạt nhân lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị Việt Nam.
  • B. Một hoạt động thể hiện nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam.
  • C. Một hoạt động thể hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam.
  • D. Hoạt động biểu hiện tính nhân dân sâu sắc của hệ thống chính trị Việt Nam.

Câu 12: Trong hệ thống chính trị Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam là:

  • A. Tổ chức lãnh đạo xã hội Việt Nam.
  • B. Một tổ chức chính trị - xã hội.
  • C. Một bộ phận của hệ thống chính trị, đồng thời là tổ chức giữ vai trò lãnh đạo của cả hệ thống chính trị Việt Nam.
  • D. Tổ chức có vai trò trung tâm trong hệ thống chính trị.

Câu 13: Sản xuất là hoạt động có vai trò quyết định đối với điều gì?

  • A. Mọi hoạt động của xã hội.
  • B. Các hoạt động phân phối – trao đổi, tiêu dùng.
  • C. Thu nhập của người lao động.
  • D. Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Câu 14: Hoạt động phân chia các yếu tố như lao động, tiền vốn, tư liệu sản xuất cho các ngành, các đơn vị sản xuất khác nhau là hoạt động nào dưới đây?

  • A. Hoạt động phân phối cho sản xuất.
  • B. Hoạt động phân phối cho tiêu dùng.
  • C. Hoạt động sản xuất.
  • D. Hoạt động trao đổi.

Câu 15: Điều tiết và tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành kinh tế khác nhau hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả là vai trò của chủ thể kinh tế nào?

  • A. Chủ thể sản xuất
  • B. Chủ thể tiêu dùng
  • C. Chủ thể Nhà nước
  • D. Chủ thể trung gian

Câu 16: Bạn A dùng tiền mua các vật phẩm trong trò chơi điện tử. Trong trường hợp này A đã thể hiện vai trò kinh tế của chủ thể nào?

  • A. Chủ thể sản xuất
  • B. Chủ thể nhà nước
  • C. Chủ thể tiêu dùng, trung gian
  • D. Chủ thể tiêu dùng

Câu 17: Phát biểu nào dưới đây không đúng về thị trường?

  • A. Thị trường là nơi người bán và người mua tiếp xúc với nhau để trao đổi, mua bán.
  • B. Thị trường là nơi người bạn muốn tối đa hoá lợi nhuận, người mua muốn tối đa hoá sự thoả mãn thu được từ sản phẩm họ mua.
  • C. Thị trường là nơi người này tiếp xúc với người kia để trao đổi một thứ gì đó khan hiếm, cùng xác định giá và số lượng trao đổi.
  • D. Thị trường là nơi những người mua tiếp xúc với nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hoá.

Câu 18: Việc phân chia thị trường thành thị trường tư liệu sản xuất - thị trường tư liệu tiêu dùng dựa trên cơ sở nào?

  • A. Đối tượng mua bán, trao đổi.
  • B. Vai trò của các đối tượng mua bán, trao đổi.
  • C. Phạm vi các quan hệ mua bán, trao đổi.
  • D. Tính chất của các mối quan hệ mua bán, trao đổi.

Câu 19: Đâu không phải quy luật kinh tế?

  • A. Quy luật giá trị
  • B. Quy luật cung - cầu
  • C. Quy luật cạnh tranh
  • D. Quy luật tiền tệ

Câu 20: Đâu không phải là chức năng của giá cả thị trường?

  • A. Chức năng thông tin
  • B. Chức năng lưu thông hàng hoá
  • C. Chức năng phân bổ các nguồn lực
  • D. Công cụ để Nhà nước thực hiện quản lý Nhà nước

Câu 21: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

  • A. Ngân sách nhà nước là quỹ tiền tệ của Nhà nước được thiết lập hằng năm chỉ dùng để Nhà nước điều tiết kinh tế và bình ổn giá cả.
  • B. Ngân sách nhà nước là dự toán các khoản thu, chi của Nhà nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.
  • C. Ngân sách Nhà nước là bản dự toán thu chi của Nhà nước để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
  • D. Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.

Câu 22: Chi ngân sách nhà nước không ảnh hưởng đến điều gì?

  • A. Việc thúc đẩy và tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển
  • B. Mối quan hệ của các doanh nghiệp
  • C. Việc cân bằng an sinh xã hội
  • D. Việc tạo một nền tảng chính trị ổn định

Câu 23: Chính phủ và các địa phương ưu tiên bố trí ngân sách để phát triển nông nghiệp, nông thôn. Vai trò của ngân sách nhà nước trong trường hợp này là gì?

  • A. Là công cụ mở rộng quan hệ đối ngoại, đẩy nhanh quá trình hợp tác và hội nhập quốc tế.
  • B. Tạo lập quỹ dự trữ quốc gia để phòng chống thiên tai, dịch bệnh…
  • C. Định hướng phát triển sản xuất vào những vùng, lĩnh vực cần thiết để hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý.
  • D. Triển khai dự án nông thôn sánh ngang thành phố.

Câu 24: Đâu không phải là đặc điểm của ngân sách nhà nước?

  • A. Ngân sách nhà nước được thi hành với sự đồng ý của Quốc hội.
  • B. Ngân sách nhà nước được Quốc hội giám sát trực tiếp.
  • C. Ngân sách nhà nước tạo lập nguồn vốn lớn cho nền kinh tế.
  • D. Ngân sách nhà nước thực thi vì lợi ích chung của toàn thể quốc gia.

Câu 25: Người dân có quyền gì về ngân sách nhà nước?

  • A. Quyền được biết về thông tin ngân sách.
  • B. Quyền có tiếng nói và nhận phản hồi về thông tin ngân sách.
  • C. Quyền giám sát hiệu quả sử dụng ngân sách.
  • D. Quyền kiến nghị kiểm toán ngân sách nhà nước.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác