Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập KHTN 8 Kết nối giữa học kì 2

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KHTN 8 giữa học kì 2 sách kết nối. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Cho mảnh tôn phẳng đã được gắn vào đầu bút thử điện chạm vào mảnh pôliêtilen đã được cọ xát nhiều lần bằng len thì bóng đèn bút thử điện sáng lên khi chạm ngón tay vào đầu bút vì:

  • A. trong bút đã có điện.
  • B. ngón tay chạm vào đầu bút.
  • C. mảnh pôliêtilen đã bị nhiễm điện do cọ xát.
  • D. mảnh tôn nhiễm điện.

Câu 2: Khi có dòng điện chạy qua một bóng đèn dây tóc, phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Bóng đèn chỉ nóng lên .
  • B. Bóng đèn chỉ phát sáng.
  • C. Bóng đèn vừa phát sáng, vừa nóng lên.
  • D. Bóng đèn phát sáng nhưng không nóng lên.

Câu 3:Yếu tố không cần thiết phải kiểm tra khi sử dụng vôn kế để đo hiệu điện thế là:

  • A. Kích thước của vôn kế
  • B. Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của vôn kế.
  • C. Cách mắc vôn kế trong mạch.
  • D. Kim chỉ tại vạch số 0 của vôn kế.

Câu 4:Chọn câu sai

  • A. Nguồn điện có khả năng duy trì hoạt động của các thiết bị điện.
  • B. Nguồn điện tạo ra dòng điện.
  • C. Nguồn điện có thể tồn tại ở nhiều dạng khác nhau.
  • D. Nguồn điện càng lớn thì thiết bị càng mạnh.

Câu 5:Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Dòng điện đi qua dung dịch muối đồng làm cho thỏi than nối với………..được phủ một lớp đồng. Điều này chứng tỏ dòng điện có tác dụng……….

  • A. Cực dương, tác dụng hóa học.
  • B. Cực âm, tác dụng nhiệt.
  • C. Cực âm, tác dụng hóa học.
  • D. Cực dương, tác dụng từ.

Câu 6:Giữa hai lỗ của ổ điện lấy trong mạng điện gia đình ở Việt Nam, giá trị hiệu điện thế là:

  • A. 100 V hay 200 V.
  • B. 110 V hay 220 V.
  • C. 200 V hay 240 V.
  • D. 90 V hay 240 V.

Câu 7:Có thể làm nhiễm điện cho một vật bằng cách

  • A. Cọ xát vật.
  • B. Nhúng vật vào nước đá.
  • C. Cho chạm vào nam châm.
  • D. Nung nóng vật.

Câu 8:Trên một cầu chì có ghi 1A. Con số này có ý nghĩa gì?

  • A. Có nghĩa là cường độ dòng điện đi qua cầu chì này từ 1A trở lên thì cầu chì sẽ đứt.
  • B. Có nghĩa là cường độ dòng điện đi qua cầu chì này luôn lớn hơn 1A.
  • C. Có nghĩa là cường độ dòng điện đi qua cầu chì này luôn bằng 1A.
  • D. Có nghĩa là cường độ dòng điện đi qua cầu chì này luôn nhỏ hơn 1A.

Câu 9:Điền từ thích hợp vào chỗ trống

Chiều dòng điện là chiều từ………………..qua…………..và………………tới của nguồn điện

  • A. Cực dương, dẫn dây, cực âm, thiết bị điện
  • B. Cực dương, dẫn dây, thiết bị điện, cực âm
  • C. Cựa âm, dẫn dây, thiết bị điện. cực dương
  • D. Cực âm, thiết bị điện, dẫn dây, cực dương

Câu 10:Khi mắc ampe kế vào mạch điện thì cần chú ý điều gì sau đây?

  • A. Chốt âm của ampe kế mắc vào cực dương của nguồn điện và chốt dương mắc với bóng đèn.
  • B. Không được mắc trực tiếp hai chốt của ampe kế trực tiếp vào nguồn điện.
  • C. Chốt dương của ampe kế mắc vào cực âm của nguồn điện và chốt âm mắc với bóng đèn.
  • D. Mắc trực tiếp hai chốt của ampe kế vào hai cực của nguồn điện.

Câu 11:Những ngày hanh khô, khi chải tóc khô bằng lược nhựa thì nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra vì:

  • A. lược nhựa chuyển động thẳng kéo sợi tóc thẳng ra.
  • B. các sợi tóc trơn hơn và bị cuốn thẳng ra.
  • C. tóc đang rối, bị chải thì thẳng ra.
  • D. khi cọ xát với tóc lược nhựa bị nhiễm điện nên nó hút và kéo làm cho sợi tóc thẳng ra.

Câu 12:Trường hợp nào dưới đây đổi đơn vị sai?

  • A. 1,28A = 1280mA.
  • B. 32mA = 0,32A.
  • C. 0,35A = 350mA.
  • D. 425mA = 0,425A.

Câu 13:Khi cho dòng điện chạy qua dung dịch muối đồng, sau một thời gian thấy có một lớp đồng mỏng bám vào thỏi than nối với điện cực âm của nguồn điện. Có thể giải thích hiện tượng này dựa vào tác dụng nào của dòng điện?

  • A. Tác dụng hóa học.
  • B. Tác dụng sinh lí.
  • C. Tác dụng từ.
  • D. Tác dụng từ và tác dụng hóa học.

Câu 14:Khi chạy có những hệ cơ quan nào hoạt động?

1. Hệ tuần hoàn 2. Hệ hô hấp 3. Hệ bài tiết 4. Hệ thần kinh

5. Hệ nội tiết 6. Hệ sinh dục 7. Hệ vận động

Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:

  • A. 1,2,3,4,5,6                             
  • B. 1, 3,4, 5, 6, 7
  • C. 1,2,3,4,5,7                             
  • D. 1,2,3,4,6,7

Câu 15:Trong các thí nghiệm về sự nhiễm điện do cọ xát, vai trò (tác dụng) của các vụn giấy, quả cầu nhựa xốp, bút thử điện là:

  • A. xác định xem các vụn giấy, quả cầu nhựa xốp có bị hút hoặc đẩy không.
  • B. xác định xem bóng đèn bút thử điện có sáng lên hay không.
  • C. những vật ″thử″, qua biểu hiện của chúng mà ta xác định được một vật có nhiễm điện hay không.
  • D. tạo ra hiện tượng hút hoặc đẩy, sáng hay không sáng.

Câu 16:Hệ cơ ở người được phân chia thành mấy loại mô ?

  • A. 5 loại.
  • B. 4 loại.
  • C. 3 loại.
  • D. 2 loại.

Câu 17:Cầu chì có tác dụng gì?

  • A. Thay đổi dòng điện khi dòng điện đột ngột giảm quá mức.
  • B. Bảo vệ các thiết bị điện khác trong mạch không bị hỏng khi dòng điện đột ngột tăng quá mức.
  • C. Thay đổi dòng điện khi dòng điện đột ngột tăng quá mức.
  • D. Bảo vệ các thiết bị điện khác trong mạch không bị hỏng khi dòng điện đột ngột giảm quá mức.

Câu 18: Hệ cơ ở người được phân chia thành mấy loại mô ?

  • A. 5 loại.
  • B. 4 loại.
  • C. 3 loại.
  • D. 2 loại.

Câu 19:Chọn câu đúng nhất

  • A. Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các điện tích
  • B. Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các ion âm
  • C. Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các ion dương
  • D. Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các hạt mang điện tích

Câu 20:Chọn cặp từ thích hợp để điền vào các chỗ trống trong câu sau : Xương to ra về bề ngang là nhờ các tế bào …(1)… tạo ra những tế bào mới đẩy …(2)… và hóa xương.

  • A. (1) : mô xương cứng ; (2) : ra ngoài.            
  • B. (1) : mô xương xốp ; (2) : vào trong.
  • C. (1) : màng xương ; (2) : ra ngoài.                           
  • D. (1) : màng xương ; (2) : vào trong.

Câu 21:Sắp xếp theo thứ tự các chất có nhiệt độ nóng chảy tăng dần

  • A. Vonfram, thép, đồng, chì.
  • B. Chì, đồng, thép, vonfram.
  • C. Chì, thép, đồng, vonfram.
  • D. Thép, đồng, chì, vonfram.

Câu 22:Có một pin, một bóng đèn pin, một công tắc, các đoạn dây nối (hình bên). Làm cách nào để bóng đèn pin phát sáng?

  • A. Nối đèn pin với pin
  • B. Không thể làm đèn pin phát sáng
  • C. Ta phải dùng các đoạn dây nối để nối các dụng cụ: pin, bóng đèn, công tắc với nhau thành một mạch hở
  • D. Ta phải dùng các đoạn dây nối để nối các dụng cụ: pin, bóng đèn, công tắc với nhau thành một mạch kín.

Câu 23:Trong các hình thức truyền nhiệt dưới đây, sự truyền nhiệt nào không phải là bức xạ nhiệt?

  • A. Sự truyền nhiệt từ đầu bị nung nóng sang đầu không bị nung nóng của một thanh đồng.
  • B. Sự truyền nhiệt từ bếp lò đến người đứng gần bếp lò.
  • C. Sự truyền nhiệt từ Mặt Trời tới Trái Đất.
  • D. Sự truyền nhiệt từ dây tóc bóng đèn đang sáng ra khoảng không gian bên trong bóng đèn.

Câu 24:Chọn câu trả lời sai: Vôn kế là dụng cụ để đo

  • A. hiệu điện thế giữa hai cực nguồn điện.
  • B. hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn.
  • C. hiệu điện thế giữa hai điểm của một đoạn mạch.
  • D. hiệu điện thế của cực dương nguồn điện hay của một điểm nào đó trên mạch điện.

Câu 25:Nhiệt năng của thỏi kim loại tăng và của Khi bỏ một thỏi kim loại đã được nung nóng đến 90°C vào một cốc ở nhiệt độ trong phòng (khoảng 24°C) và của nước thay đổi như thế nào?

  • A. Nhiệt năng của thỏi kim loại nước giảm.
  • B. Nhiệt năng của thỏi kim loại và của nước đều tăng.
  • C. Nhiệt năng của thỏi kim loại giảm và của nước tăng.
  • D. Nhiệt năng của thỏi kim loại và của nước đều giảm.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác