Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập KHTN 8 Kết nối cuối học kì 2

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KHTN 8 cuối học kì 2 sách kết nối. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Bạch cầu được phân chia thành mấy loại chính?

  • A. 4 loại.                
  • B. 5 loại.                
  • C. 3 loại.                
  • D. 6 loại

Câu 2: Viễn thị có thể phát sinh do nguyên nhân nào dưới đây ?

1. Do cầu mắt quá dài

2. Do cầu mắt ngắn

3. Do thể thủy tinh bị lão hóa

4. Do thường xuyên nhìn vật với khoảng cách quá gần

  • A. 1, 2, 3 4 
  • B. 2, 4 
  • C. 1, 3 
  • D. 2, 3

Câu 3: Khi đo thân nhiệt, ta nên đo ở đâu để có kết quả chính xác nhất?

  • A. Tai.              
  • B. Miệng.               
  • C. Hậu môn.           
  • D. Nách

Câu 4: Loại khí nào dưới đây thường gây viêm, sưng lớp niêm mạc, cản trở trao đổi khí và có thể gây chết người khi dùng với liều cao ?

  • A. N               
  • B. O2                     
  • C. H2                     
  • D. NO2

Câu 5: ADH sẽ tác động trực tiếp đến cơ quan nào dưới đây ?

  • A. Gan.        
  • B. Tim. 
  • C. Thận.
  • D. Phổi.

Câu 6: Môi trường sống là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả các nhân tố sinh thái

  • A. Vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật
  • B. Hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật
  • C. Vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật
  • D. Hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật

Câu 7: Thành phần chiếm 45% thể tích của máu là?

  • A. Huyết tương.           
  • B. Các tế bào máu.            
  • C. Hồng cầu.     
  • D. Bạch cầu

Câu 8: Tuyến nội tiết nào có khối lượng lớn nhất trong cơ thể người ?

  • A. Tuyến giáp.             
  • B. Tuyến tùng.        
  • C. Tuyến yên.         
  • D. Tuyến trên thận

Câu 9: Quần thể là

  • A. tập hợp những cá thể cùng loài, giống nhau về hình thái, cấu tạo; có thể giao phối tự do với nhau.
  • B. tập hợp những cá thể khác loài nhưng có cùng khu phân bố.
  • C. tập hợp những cá thể cùng loài, có mật độ, thành phần kiểu gen đặc trưng.
  • D. tập hợp những cá thể cùng loài, sống trong một ổ sinh thái, tại một thời điểm nhất định.

Câu 10: Lượng khí cặn nằm trong phổi người bình thường có thể tích khoảng bao nhiêu ?

  • A. 500 – 700 ml.                              
  • B. 1200 – 1500 ml.
  • C. 800 – 1000 ml.                            
  • D. 1000 – 1200 ml.

Câu 11: Trong quần xã ao nuôi cá, người ta thường thả nhiều loài cá trong ao nhằm

  • A. tận dụng diện tích ao hồ và tận dụng triệt để nguồn thức ăn trong ao.
  • B. để dễ quan sát và tiện việc chăm sóc.
  • C. để tránh sự cạnh tranh về thức ăn trong ao.
  • D. để chúng cùng hỗ trợ nhau trong cuộc sống chung

Câu 12: Điền từ phù hợp vào chỗ trống: … là nơi vận chuyển, đồng thời là môi trường chuyển hóa của các quá trình trao đổi chất.

  • A. Huyết tương.           
  • B. Hồng cầu.          
  • C. Bạch cầu.                
  • D. Tiểu cầu. 

Câu 13: Ở người, trụ não có chức năng chủ yếu là gì ?

  • A. Điều khiển các hoạt động có ý thức của con người.
  • B. Điều khiển, điều hòa hoạt động của các nội quan, đặc biệt là hoạt động tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa.
  • C. Điều hòa, phối hợp các cử động phức tạp và giúp giữ thăng bằng cơ thể.
  • D. Là trung ương điều khiển các quá trình trao đổi chất và điều hòa thân nhiệt.

Câu 14: Hệ sinh thái bao gồm các thành phần là

  • A. thành phần vô sinh và hữu sinh.             
  • B. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ.
  • C. thành phần vô cơ và hữu cơ.                   
  • D. sinh vật sản xuất, sinh vật phân giải.

Câu 15: Bộ phận nào có vai trò dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bóng đái ?

  • A. Ống dẫn nước tiểu.
  • B. Ống thận.
  • C. Ống đái. 
  • D. Ống góp.

Câu 16: Hãy chọn câu có nội dung đúng trong các câu sau đây.

  • A. Sinh vật sản xuất luôn sử dụng sinh tiêu thụ làm thức ăn.
  • B. Sinh vật phân giải luôn là nguồn thức ăn của sinh vật tiêu thụ.
  • C. Chất hữu cơ do sinh vật sản xuất tổng hợp được là nguồn thức ăn cho các dạng sinh vật trong hệ sinh thái.
  • D. Vi khuẩn và nấm không phải là sinh vật phân giải.

Câu 17: Dựa vào đâu mà hệ thần kinh người được phân biệt thành hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng ?

  • A. Cấu tạo.        
  • B. Chức năng.        
  • C. Tần suất hoạt động.       
  • D. Thời gian hoạt động

Câu 18: Khi nói về hệ sinh thái, nhận định nào sau đây sai?

  • A. Hệ sinh thái là 1 hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định
  • B. Một giọt nước ao cũng được coi là 1 hệ sinh thái
  • C. Ở hệ sinh thái nhân tạo, con người không phải thường xuyên bổ sung thêm cho hệ sinh thái nguồn vật chất và năng lượng để nâng cao năng suất của hệ
  • D. Một hệ sinh thái gồm hai thành phần cấu trúc là thành phần vô sinh và quần xả sinh vật.

Câu 19: Đơn vị chức năng của thận không bao gồm thành phần nào sau đây ?

  • A. Ống góp.                
  • B. Ống thận.           
  • C. Cầu thận.           
  • D. Nang cầu thận

Câu 20: Vỏ tuyến trên thận được phân chia làm mấy lớp ?

  • A. 2 lớp.                     
  • B. 3 lớp.                 
  • C. 4 lớp.                 
  • D. 5 lớp.

Câu 21: Hậu quả gây nên cho môi trường tự nhiên do con người săn bắt động vật quá mức là

  • A. Động vật mất nơi cư trú
  • B. Môi trường bị ô nhiễm
  • C. Nhiều loài có nguy cơ bị tiệt chủng, mất cân bằng sinh thái
  • D. Nhiều loài trở về trạng thái cân bằng

Câu 22: Trong quá trình lọc máu ở thận, các chất đi qua lỗ lọc nhờ

  • A. sự vận chuyển chủ động của các kênh ion trên màng lọc.
  • B. sự chênh lệch áp suất giữa hai bên màng lọc.
  • C. sự co dãn linh hoạt của các lỗ lọc kèm hoạt động của prôtêin xuyên màng.
  • D. lực liên kết của dòng chất lỏng cuốn các chất đi qua lỗ lọc.

Câu 23: Nước là thành phần tham gia vào hầu hết các hoạt động sống của sinh vật, là..........của nhiều loài sinh vật.

  • A. thành phần.             
  • B. điều kiện sống.             
  • C. môi trường sống.    
  • D. thức ăn.

Câu 24: Vì sao vào mùa đông, da chúng ta thường bị tím tái ?

  • A. Tất cả các phương án còn lại.
  • B. Vì cơ thể bị mất máu do bị sốc nhiệt nên da mất đi vẻ hồng hào.
  • C. Vì nhiệt độ thấp khiến cho mạch máu dưới da bị vỡ và tạo nên các vết bầm tím.
  • D. Vì các mạch máu dưới da co lại để hạn chế sự toả nhiệt nên sắc da trở nên nhợt nhạt.

Câu 25: Một quần thể chim sẻ có số lượng cá thể ở các nhóm tuổi như sau:

- Nhóm tuổi trước sinh sản: 53 con/ha
- Nhóm tuổi sinh sản: 29 con/ha
- Nhóm tuổi sau sinh sản: 17 con/ha

Biểu đồ tháp tuổi của quần thể này đang ở dạng nào?

  • A. Vừa ở dạng ổn định vừa ở dạng phát triển.         
  • B. Dạng phát triển.
  • C. Dạng giảm sút.
  • D. Dạng ổn định.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác