Tắt QC

Trắc nghiệm KHTN 8 kết nối Bài 43 Quần xã sinh vật

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KHTN 8 Bài 43 Quần xã sinh vật - Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1:  Khi sâu bọ phát triển mạnh, số lượng chim sâu cũng tăng theo. Khi số lượng chim sâu tăng quá nhiều, sâu bọ bị quần thể chim sâu tiêu diệt mạnh mẽ hơn nên số lượng sâu bọ lại giảm mạnh đi. Sự hạn chế số lượng sâu là hiện tượng

  • A. cơ chế điều hòa mật độ.    
  • B. sự cân bằng sinh học.    
  • C. trạng thái cân bằng.     
  • D. khống chế sinh học.

Câu 2: Quần xã sinh vật là

  • A. tập hợp các sinh vật cùng loài.
  • B. tập hợp các cá thể sinh vật khác loài.
  • C. tập hợp các quần thể sinh vật khác loài.
  • D. tập hợp toàn bộ các sinh vật trong tự nhiên.

Câu 3: Hiện tượng khống chế sinh học trong quần xã dẫn đến hệ quả nào sau đây?

  • A. Đảm bảo cân bằng sinh thái.
  • B. Làm cho quần xã không phát triển được.
  • C. Làm mất cân bằng sinh thái.
  • D. Đảm bảo khả năng tồn tại của quần xã.

Câu 4: Hiện tượng số lượng cá thể của một quần thể bị số lượng cá thể của quần thể khác trong quần xã kìm hãm là hiện tượng nào sau đây?

  • A. Khống chế sinh học.
  • B. Cạnh tranh giữa các loài.
  • C. Hỗ trợ giữa các loài.
  • D. Hội sinh giữa các loài.

Câu 5: Tập hợp nào sau đây không phải là quần xã sinh vật?

  • A. Tập hợp những loài sinh vật sống trong một khu rừng.     
  • B. Tập hợp những loài sinh vật sống trong một hồ tự nhiên.
  • C. Tập hợp những con chuột trong một đàn chuột đồng.                       
  • D. Tập hợp những con cá sống trong một ao cá.

Câu 6: Số lượng cá thể trong quần xã luôn được khống chế ở mức độ nhất định phù hợp với khả năng của môi trường. Hiện tượng này gọi là

  • A. sự cân bằng sinh học trong quần xã.
  • B. sự phát triển của quần xã.
  • C. sự giảm sút của quần xã.
  • D. sự bất biến của quần xã.

Câu 7: Điểm giống nhau giữa quần thể sinh vật và quần xã sinh vật là

  • A. tập hợp nhiều quần thể sinh vật.
  • B. tập hợp nhiều cá thể sinh vật.
  • C. gồm các sinh vật trong cùng một loài.
  • D. gồm các sinh vật khác loài.

Câu 8: Trong quần xã ao nuôi cá, người ta thường thả nhiều loài cá trong ao nhằm

  • A. tận dụng diện tích ao hồ và tận dụng triệt để nguồn thức ăn trong ao.
  • B. để dễ quan sát và tiện việc chăm sóc.
  • C. để tránh sự cạnh tranh về thức ăn trong ao.
  • D. để chúng cùng hỗ trợ nhau trong cuộc sống chung.

Câu 9: “Gặp khí hậu thuận lợi, cây cối xanh tốt, sâu ăn lá cây sinh sản mạnh, số lượng sâu tăng khiến cho số lượng chim sâu cũng tăng theo.Tuy nhiên, khi số lượng chim sâu tăng quá nhiều, chim ăn nhiều sâu dẫn tới số lượng sâu lại giảm” Đây là ví dụ minh họa về

  • A. diễn thế sinh thái.
  • B. cân bằng quần thể.
  • C. giới hạn sinh thái.
  • D. cân bằng sinh học

Câu 10: Trong các hệ sinh thái trên cạn, loài ưu thế thường thuộc về

  • A. giới động vật.          
  • B. giới thực vật.               
  • C. giới nấm.                  
  • D. giới nhân sơ (vi khuẩn).

Câu 11: Đặc điểm nào có ở quần xã mà không có ở quần thể sinh vật?

  • A. Có số cá thể cùng một loài.
  • B. Cùng phân bố trong một khoảng không gian xác định.
  • C. Tập hợp các quần thể thuộc nhiều loài sinh vật.
  • D. Xảy ra hiện tượng giao phối và sinh sản.

Câu 12: Hãy lựa chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau

  • A. Độ đa dạng của quần xã thể hiện bởi mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã.
  • B. Số lượng cá thể trong quần xã thay đổi theo những thay đổi của ngoại cảnh.
  • C. Số lượng loài trong quần xã được đánh giá qua những chỉ số về độ đa dang, độ nhiều, độ thường gặp.
  • D. Quần xã có cấu trúc không ổn định, luôn thay đổi.

Câu 13: Quần xã nào sau đây có độ đa dạng cao nhất?

  • A. Quần xã sinh vật rừng thông phương Bắc.     
  • B. Quần xã sinh vật rừng mưa nhiệt đới.
  • C. Quần xã sinh vật savan.                                  
  • D. Quần xã sinh vật rừng lá rộng ôn đới.

Câu 14: Những nhân tố sinh thái nào ảnh hưởng tới quần xã, tạo nên sự thay đổi?

  • A. Nhân tố sinh thái vô sinh.
  • B. Nhân tố sinh thái hữu sinh.
  • C. Nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh.
  • D. Nhân tố ánh sáng, nhiệt độ, con người.

Câu 15: Quần xã sinh vật có những dấu hiệu điển hình nào?

  • A. Số lượng các loài trong quần xã.
  • B. Thành phần loài trong quần xã.
  • C. Số lượng các cá thể của từng loài trong quần xã.
  • D. Số lượng và thành phần loài trong quần xã.

Câu 16: Cho các hoạt động sau:

1. Cây rụng lá vào mùa đông.

2. Chim di cư về phía Nam vào mùa đông.

3. Cú mèo hoạt động ít hoạt động vào ban ngày, hoạt động nhiều vào ban đêm.

4. Hoa Quỳnh nở vào buổi tối.

Trong các hoạt động trên, những hoạt động có chu kỳ mùa là

  • A. 1, 2
  • B. 3, 4
  • C. 1, 2, 3, 4
  • D. 1, 2, 4

Câu 17: Trong quần xã rừng U Minh, cây tràm được coi là loài

  • A. ưu thế.                           
  • B. đặc trưng.                         
  • C. tiên phong.                   
  • D. ổn định.

Câu 18: Loài đặc trưng là

  • A. loài có số lượng ít nhất trong quần xã.
  • B. loài có số lượng nhiều trong quần xã.
  • C. loài chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác.
  • D. loài có vai trò quan trọng trong quần xã.

Câu 19: Ví dụ nào sau đây được coi là một quần xã sinh vật?

  • A. Cây sống trong một khu vườn.
  • B. Cá rô phi sống trong một cái ao.
  • C. Rắn hổ mang sống trên 3 hòn đảo khác nhau.
  • D. Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam.

Câu 20: Số lượng các loài trong quần xã thể hiện ở chỉ số nào sau đây?

  • A. Độ nhiều, độ đa dạng, độ tập trung.
  • B. Độ đa dạng, độ thường gặp, độ tập trung.
  • C. Độ thường gặp, độ nhiều, độ tập trung.
  • D. Độ đa dạng, độ thường gặp, độ nhiều.

Câu 21: Trong quần xã loài ưu thế là loài

  • A. có số lượng ít nhất trong quần xã.
  • B. có số lượng nhiều trong quần xã.
  • C. phân bố nhiều nơi trong quần xã.
  • D. có vai trò quan trọng trong quần xã.

Câu 22: Độ đa dạng của quần xã sinh vật được thể hiện ở

  • A. mật độ của các nhóm cá thể trong quần xã.
  • B. mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã.
  • C. sự khác nhau về lứa tuổi của các cá thể trong quần xã.
  • D. biến động về mật độ cá thể trong quần xã.

Câu 23: Chỉ số thể hiện tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát ở quần xã là

  • A. độ đa dạng.                                 
  • B. độ nhiều.         
  • C. độ thường gặp.                  
  • D. độ tập trung.

Câu 24: Số lượng các loài trong quần xã được đặc trưng bởi các chỉ số

  • A. độ đa dạng
  • B. độ nhiều
  • C. độ thường gặp
  • D. cả A, B, C đều đúng

Câu 25: Độ nhiều của quần xã thể hiện ở

  • A. khả năng sinh sản của các cá thể trong một quần thể nào đó tăng lên.
  • B. tỉ lệ tử vong của một quần thể nào đó giảm xuống.
  • C. mật độ các cá thể của từng quần thể trong quần xã.
  • D. mức độ di cư của các cá thể trong quần xã.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác