Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập KHTN 8 Kết nối cuối học kì 1

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KHTN 8 giữa học kì 1 sách kết nối. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1:Biến áp nguồn là:

  • A. Thiết bị xoay chuyển điện áp thành điện áp một chiều
  • B. Thiết bị cung cấp nguồn điện
  • C. Thiết bị có chức năng chuyển đổi điện áp xoay chiều có giá trị 180 V thành điện áp xoay chiều (AC) hoặc điện áp một chiều (DC) có giá trị nhỏ, đảm bảo an toàn khi tiến hành thí nghiệm
  • D. Thiết bị có chức năng chuyển đổi điện áp xoay chiều có giá trị 220 V thành điện áp xoay chiều (AC) hoặc điện áp một chiều (DC) có giá trị nhỏ, đảm bảo an toàn khi tiến hành thí nghiệm

Câu 2: Sulfuric acid đặc nóng tác dụng với đồng kim loại sinh ra khí:

  • A. CO2.                  
  • B. SO2.                  
  • C. SO3.                  
  • D. H2S.

Câu 3:Điều nào sau đây đúng khi nói về áp suất chất lỏng?

  • A. Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương.
  • B. Áp suất tác dụng lên thành bình không phụ thuộc diện tích bị ép.
  • C. Áp suất gây ra do trọng lượng của chất lỏng tác dụng lên một điểm tỉ lệ nghịch với độ sâu.
  • D. Nếu cùng độ sâu thì áp suất như nhau trong mọi chất lỏng khác nhau

Câu 4:Người ta thường nói sắt nặng hơn nhôm. Câu giải thích nào sau đây là không đúng?

  • A. Vì trọng lượng của sắt lớn hơn trọng lượng của nhôm
  • B.Vì trọng lượng riêng của sắt lớn hơn trọng lượng riêng của nhôm
  • C.Vì khối lượng riêng của sắt lớn hơn khối lượng riêng của nhôm
  • D.Vì trọng lượng riêng của miếng sắt lớn hơn trọng lượng của miếng nhôm có cùng thể tích.

Câu 5:Hòa tan 40g đường với nước được dung dịch đường 20%. Tính khối lượng dung dịch đường thu được

  • A. 150 gam.           
  • B. 170 gam.                      
  • C. 200 gam.            
  • D. 250 gam.

Câu 6:Điều nào sau đây sai khi nói về áp suất chất lỏng?

  • A. Chất lỏng  gây áp suất theo mọi phương.
  • B. Áp suất tác dụng lên thành bình phụ thuộc diện tích bị ép.
  • C. Áp suất gây ra do trọng lượng của chất lỏng tác dụng lên một điểm tỉ lệ với độ sâu.
  • D. Áp suất tại những điểm trên một mặt phẳng nằm ngang trong chất lỏng đứng yên là khác nhau

Câu 7:Phần trăm về khối lượng của nguyên tố N trong NH4NO3 là

  • A. 20%                  
  • B. 25%                  
  • C. 30%                  
  • D. 35%

Câu 8:Một quả cầu bằng sắt treo vào 1 lực kế ở ngoài không khí lực kế chỉ 1,7N. Nhúng chìm quả cầu vào nước thì lực kế chỉ 1,2N. Lực đẩy Archimedes có độ lớn là:

  • A. 1,7N
  • B. 1,2N
  • C. 2,9N
  • D. 0,5N

Câu 9:Cho phương trình phản ứng: BaCO3 + 2HCl → BaCl2 + Y + H2O.  Vậy Y là:

  • A. CO                              
  • B. H2                     
  • C. Cl2                    
  • D. CO2

Câu 10:Chọn câu đúng trong các câu sau:

  • A. Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng lực kéo do đầu tàu tác dụng lên toa tàu.
  • B. Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng trọng lực của tàu
  • C. Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng lực ma sát giữa tàu và đường ray
  • D. Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng cả ba lực trên.

Câu 11:Moment lực tác dụng lên vật là đại lượng:

  • A. đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực.
  • B. véctơ.
  • C. để xác định độ lớn của lực tác dụng.
  • D. luôn có giá trị âm.

Câu 12:Cho dung dịch KOH vào ống nghiệm đựng dung dịch FeCl3, hiện tượng quan sát được là:

  • A. Có kết tủa trắng xanh.             
  • B. Có khí thoát ra.
  • C. Có kết tủa đỏ nâu.                             
  • D. Kết tủa màu trắng.

Câu 13:Để nhận biết dung dịch NH4NO3, KCl người ta dùng dung dịch :

  • A. KOH                 
  • B. Ba(OH)2            
  • C. LiOH                 
  • D. Na2CO

Câu 14:Một thỏi sắt và một thỏi đồng có thể tích bằng nhau cùng được nhúng chìm trong nước. Nhận xét nào sau đây là đúng?

  • A. Hai thỏi sắt và đồng đều chịu tác dụng của lực đẩy Archimedes như nhau vì chúng cùng được nhúng trong nước như nhau.
  • B. Thỏi nào nằm sâu hơn thì lực đẩy Archimedes tác dụng lên thỏi đó lớn hơn.
  • C. Hai thỏi sắt và đồng đều chịu tác dụng của lực đẩy Archimedes như nhau vì chúng chiếm thể tích trong nước như nhau.
  • D. Đồng có trọng lượng riêng lớn hơn sắt nên thỏi đồng chịu tác dụng của lực đẩy Archimedes lớn hơn.

Câu 15:Áp lực là:

  • A. Lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
  • B. Lực ép có phương song song với mặt bị ép.
  • C. Lực ép có phương tạo với mặt bị ép một góc bất kì.
  • D. Lực ép có phương trùng với mặt bị ép.

Câu 16:Kim loại X tác dụng với hydrochloric acid (HCl)  sinh ra khí hydrogen. Dẫn khí hydrogen qua oxide của kim loại Y đun nóng thì thu được kim loại Y. Hai kim loại X và Y lần lượt là:

  • A. Cu, Ca               
  • B.  Pb, Cu               
  • C. Pb, Ca               
  • D. Ag, Cu

Câu 17:Hiện tượng nào sau đây xảy ra đối với khối lượng riêng của nước khi đun nước trong một bình thủy tinh?

  • A. Khối lượng riêng của nước tăng.
  • B. Khối lượng riêng của nước giảm.
  • C. Khối lượng riêng của nước không thay đổi.
  • D. Khối lượng riêng của nước lúc đầu giảm sau đó mới tăng

Câu 18:Ứng dụng của acetic acid (CH3COOH) là:

  • A. Sản xuất thuốc diệt côn trùng.           
  • B. Sản xuất sơn.
  • C. Sản xuất phân bón.                                     
  • D. Sản xuất ắc quy.

Câu 19:Cho 1g NaOH rắn tác dụng với dung dịch chứa 1g HNO3. Dung dịch sau phản ứng có môi trường:

  • A. Trung tính                   
  • B. Base                  
  • C. Acid                  
  • D. Lưỡng tính

Câu 20:Cùng một lực như nhau tác dụng lên hai vật khác nhau. Diện tích tác dụng của lực lên vật A lớn gấp bốn lần diện tích lực tác dụng lên vật B.

  • A. Áp suất tác dụng lên vật A lớn gấp bốn lần áp suất tác dụng lên vật B
  • B. Áp suất tác dụng lên vật B lớn gấp đôi áp suất tác dụng lên vật A
  • C. Áp suất tác dụng lên hai vật như nhau
  • D. Áp suất tác dụng lên vật B lớn gấp bốn lần áp suất tác dụng lên vật A

Câu 21:Base tan và không tan có tính chất hoá học chung là:

  • A. Làm quỳ tím hoá xanh.                                    
  • B. Tác dụng với oxide axit tạo thành muối  và nước.
  • C. Tác dụng với acid tạo thành muối và nước.    
  • D. Bị nhiệt phân huỷ tạo ra oxit base và nước.

Câu 22:Hóa chất được sử dụng trong công nghiệp để sản xuất giấy, aluminium (nhôm), chất tẩy rửa, ... là:

  • A. Ca(OH)2            
  • B. Ba(OH)2            
  • C. KOH                 
  • D. NaOH

Câu 23:Hút bớt không khí trong một vỏ hộp đựng sữa bằng giấy, ta thấy vỏ hộp giấy bị bẹp lại vì:

  • A. việc hút mạnh đã làm bẹp hộp.
  • B. áp suất bên trong hộp tăng lên làm cho hộp bị biến dạng.
  • C. áp suất bên trong hộp giảm, áp suất khí quyển ở bên ngoài hộp lớn hơn làm nó bẹp.
  • D. khi hút mạnh làm yếu các thành hộp làm hộp bẹp đi.

Câu 24:Vật thứ nhất có khối lượng m­­1 = 0,5kg, vật thứ hai có khối lượng 1kg. Hãy so sánh áp suất p1 và p2 của hai vật trên mặt sàn nằm ngang.

  • A. p= p2                         
  • B. p= 2p2              
  • C. 2p= p2              
  • D. Không so sánh được.

Câu 25:Hoàn thành phương trình sau: KOH + ...?... → K2SO4 + H2

  • A. KOH + H2SO4 → K2SO4 +  H2O                 
  • B. 2KOH + SO4 → K2SO4 +  2H2
  • C. 2KOH + H2SO4 → K2SO4 + 2H2O     
  • D. KOH  +  SO4  → K2SO+ H2

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác