Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập KHTN 8 Kết nối cuối học kì 1 (Đề số 3)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KHTN 8 cuối học kì 1 sách kết nối. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Khối lượng mol nguyên tử Oxygen là bao nhiêu?

  • A. 12 g/mol.           
  • B. 1 g/mol.             
  • C. 8 g/mol.             
  • D. 16 g/mol

Câu 2: Số Avogadro kí hiệu là gì? 

  • A. 6,022.1023 kí hiệu là NA                         
  • B. 6,022.1022 kí hiệu là NA
  • C. 6,022.1023 kí hiệu là N                          
  • D. 6,022.1022 kí hiệu là N

Câu 3: Nước không thể hòa tan chất nào sau đây?

  • A. Đường.                  
  • B. Muối.          
  • C. Cát.             
  • D. Mì chính

Câu 4: Điền vào chỗ trống: "Dung môi thường là nước ở thể ..., chất tan có thể ở thể rắn, lỏng hoặc khí"

  • A. Lỏng.
  • B. Rắn.
  • C. Khí.
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 5: Khi hòa tan 100 ml rượu etylic vào 50 ml nước thì  

  • A. chất tan là rượu etylic, dung môi là nước.
  • B. chất tan là nước, dung môi là rượu etylic.
  • C. nước hoặc rượu etylic có thể là chất tan hoặc là dung môi.
  • D. cả hai chất nước và rượu etylic vừa là chất tan, vừa là dung môi.

Câu 6: Phân bón kép là

  • A. Phân bón chỉ chứa 1 trong 3 nguyên tố dinh dưỡng chính là N, P, K
  • B. Phân bón có chứa 2 hoặc 3 nguyên tố dinh dưỡng chính N, P, K
  • C. Phân bón chứa một lượng nhỏ các nguyên tố như: bo, kẽm, mangan… dưới dạng hợp chất
  • D. Phân bón chứa nguyên tố dinh dưỡng chính là N.

Câu 7: Khi đưa một hòn đá nặng dời chỗ sang bên cạnh, người ta thường sử dụng

  • A. Ròng rọc cố định                              
  • B. Mặt phẳng nghiêng 
  • C. Đòn bảy                                 
  • D. Mặt phẳng nghiêng và đòn bẩy

Câu 8: Hòa tan 50 gam muối ăn (sodium chloride: NaCl)  vào nước thu được dung dịch có nồng độ 20%. Khối lượng dung dịch muối ăn pha chế được là

  • A. 250 gam.                
  • B. 200 gam.                
  • C. 300 gam.                
  • D. 350 gam.

Câu 9: Đầu người là đòn bẩy loại mấy?

  • A. Loại 1.                                             
  • B. Loại 2.
  • C. Vừa loại 1, vừa loại 2.                       
  • D. Không phải đòn bẩy.

Câu 10: Cho ba bình giống hệt nhau đựng 3 chất lỏng: rượu, nước và thủy ngân với cùng một thể tích như nhau. Biết khối lượng riêng của thủy ngân là ρHg = 13600 kg/m3, của nước là ρnước = 1000 kg/m3, của rượu là ρrượu = 800 kg/m3. Hãy so sánh áp suất của chất lỏng lên đáy của các bình:

  • A. pHg < pnước < prượu.             
  • B. pHg > prượu > pnước.
  • C. pHg > pnước > prượu.
  • D. pnước > pHg > prượu.

Câu 11: Có bao nhiêu loại đòn bẩy?

  • A. 1.            
  • B. 2.                      
  • C. 3.                      
  • D. 4.

Câu 12: Trong phòng thí nghiệm có các lọ đựng dung dịch KCl, HCl, KOH có cùng nồng độ 1M. Lấy một ít mỗi dung dịch trên vào ống nghiệm riêng biệt. Hỏi phải lấy như thế nào để số mol chất tan trong mỗi ống nghiệm là bằng nhau?

  • A.Lấy các thể tích dung dịch KCl, HCl, KOH lần lượt là: 100ml, 120ml, 150 ml.
  • B. Lấy các thể tích dung dịch bằng nhau.
  • C. Lấy các thể tích dung dịch KCl, HCl, KOH lần lượt là: 100ml, 200ml, 150 ml.
  • D. Lấy các thể tích dung dịch KCl, HCl, KOH lần lượt là: 50ml, 120ml, 150 ml.

Câu 13: 1kg nhôm (có trọng lượng riêng 27000N/m3) và 1kg chì (trọng lượng riêng 130000N/m3) được thả vào một bể nước. Lực đẩy tác dụng lên khối nào lớn hơn?

  • A. Nhôm                          
  • B. Chì          
  • C. Bằng nhau         
  • D. Không đủ dữ liệu kết luận.

Câu 14: Điều kiện cân bằng của một vật rắn có trục quay cố định là

  • A. hợp lực tác dụng lên vật bằng 0.
  • B. moment của trọng lực tác dụng lên vật bằng 0.
  • C. tổng moment của các lực làm vật quay theo một chiều phải bằng tổng moment của các lực làm vật quay theo chiều ngược lại.
  • D. giá của trọng lực tác dụng lên vật đi qua trục quay.

Câu 15: Một tàu ngầm đang di chuyển dưới biển. Áp kế đặt ở ngoài vỏ tàu chỉ 875000 N/m2, một lúc sau áp kế chỉ 1165000 N/m2. Nhận xét nào sau đây là đúng?

  • A. Tàu đang lặn xuống
  • B. Tàu đang chuyển động về phía trước theo phương ngang
  • C. Tàu đang từ từ nổi lên
  • D. Tàu đang chuyển động lùi về phía sau theo phương ngang

Câu 16: Phương trình đúng của phosphorus cháy trong không khí, biết sản phẩm tạo thành là P2O5

  • A. P + O2 → P2O5
  • B. 4P + 5O2 → 2P2O5
  • C. P + 2O2 → P2O5
  • D. P + O2 → P2O3

Câu 17: Moment lực tác dụng lên vật là đại lượng:

  • A. đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực.     
  • B. véctơ.
  • C. để xác định độ lớn của lực tác dụng.             
  • D. luôn có giá trị âm.

Câu 18: Điền từ vào chỗ trống sao cho có nội dung phù hợp: “Hợp lực của 2 lực song song cùng chiều là một lực (1) …… với 2 lực và có độ lớn bằng(2) …… các độ lớn của 2 lực thành phần”.

  • A. (1) song song, cùng chiều; (2) tổng.   
  • B. (1) song song, ngược chiều; (2) tổng.
  • C. (1) song song, cùng chiều; (2) hiệu.    
  • D. (1) song song, ngược chiều; (2) hiệu.

Câu 19: Trong các câu sau, câu nào đúng?

  • A. Lực đẩy Archimedes cùng chiều với trọng lực.
  • B. Lực đẩy Archimedes tác dụng theo mọi phương vì chất lỏng gây áp suất theo mọi phương.
  • C. Lực đẩy Archimedes có điểm đặt ở vật.
  • D. Lực đẩy Archimedes luôn có độ lớn bằng trọng lượng của vật.

Câu 20: Nhìn vào phương trình sau và cho biết tỉ số giữa các chất tham gia phản ứng: 

                     2NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2 + Na2SO4

  • A. 1:1
  • B. 1:2
  • C. 2:1
  • D. 2:3

Câu 21: Một thỏi sắt và một thỏi đồng có thể tích bằng nhau cùng được nhúng chìm trong nước. Nhận xét nào sau đây là đúng?

  • A. Hai thỏi sắt và đồng đều chịu tác dụng của lực đẩy Archimedes như nhau vì chúng cùng được nhúng trong nước như nhau.
  • B. Thỏi nào nằm sâu hơn thì lực đẩy Archimedes tác dụng lên thỏi đó lớn hơn.
  • C. Hai thỏi sắt và đồng đều chịu tác dụng của lực đẩy Archimedes như nhau vì chúng chiếm thể tích trong nước như nhau.
  • D. Đồng có trọng lượng riêng lớn hơn sắt nên thỏi đồng chịu tác dụng của lực đẩy Archimedes lớn hơn.

Câu 22: Điều kiện nào sau đây giúp người sử dụng đòn bẩy để nâng vật lên với lực nhỏ hơn trọng lượng của vật?

  • A. Khi OO2 < OO1 thì F2 < F1                          
  • B. Khi OO2 = OO1 thì F2 = F1
  • C. Khi OO2 > OO1 thì F2 < F1                          
  • D. Khi OO2 > OO1 thì F2 > F1

Câu 23: Muốn giảm áp suất lên diện tích bị ép ta có thể làm như thế nào?

  • A. Giảm áp lực lên diện tích bị ép.
  • B. Giảm diện tích bị ép.
  • C. Tăng áp lực và tăng diện tích bị ép lên cùng một số lần.
  • D. Tăng áp lực và giảm diện tích bị ép.

Câu 24: Khi nằm trên đệm mút ta thấy êm hơn khi nằm trên phản gỗ. Tại sao vậy?

  • A. Vì đệm mút mềm hơn phản gỗ nên áp suất tác dụng lên người giảm.
  • B. Vì đệm mút dầy hơn phản gỗ nên áp suất tác dụng lên người giảm.
  • C. Vì đệm mút dễ biến dạng để tăng diện tích tiếp xúc vì vậy giảm áp suất tác dụng lên thân người.
  • D. Vì lực tác dụng của phản gỗ vào thân người lớn hơn.

Câu 25: Một máy đánh ruộng có khối lượng 1 tấn, để máy chạy được trên nền đất ruộng thì áp suất máy tác dụng lên đất là 10.000 Pa. Hỏi diện tích 1 bánh của máy đánh phải tiếp xúc với ruộng là:

  • A. 1m2.                  
  • B. 0,5m2.
  • C. 10000cm.           
  • D. 10m2.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác