Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập KHTN 8 Kết nối cuối học kì 1 (Đề số 2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KHTN 8 giữa học kì 1 sách kết nối. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1:Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào:

  • A. phương của lực.                     
  • B. chiều của lực.
  • C. điểm đặt của lực.                    
  • D. độ lớn của áp lực và diện tích mặt bị ép.

Câu 2: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị tính áp suất?

  • A. N/m2                 
  • B. Pa                     
  • C. N/m3                 
  • D. kPa

Câu 3:Hợp chất khí X có tỉ khối so với hiđro bằng 22. Công thức hóa học của X có thể là

  • A. NO2                  
  • B. CO2                    
  • C. NH3                  
  • D. NO

Câu 4:Hiện tượng nào sau đây do áp suất khí quyển gây ra?

  • A. Săm ruột xe đạp bơm căng để ngoài nắng có thể bị nổ.
  • B. Thổi hơi vào quả bóng bay, quả bóng bay sẽ phồng lên.
  • C. Quả bóng bàn bị bẹp thả vào nước nóng sẽ phồng lên như cũ.
  • D. Dùng một ống nhựa nhỏ có thể hút nước từ cốc nước vào miệng.

Câu 5:Phương trình đúng của phosphorus cháy trong không khí, biết sản phẩm tạo thành là P2O5

  • A. P + O2 → P2O5   
  • B. 4P + 5O2 → 2P2O5
  • C. P + 2O2 → P2O5
  • D. P + O2 → P2O3

Câu 6:Khi nhúng một khối lập phương vào nước, mặt nào của khối lập phương chịu áp lực lớn nhất của nước?

  • A. Áp lực như nhau ở cả 6 mặt.    
  • B. Mặt trên             
  • C. Mặt dưới
  • D. Các mặt bên

Câu 7:Một quả cầu bằng sắt treo vào 1 lực kế ở ngoài không khí lực kế chỉ 1,7N. Nhúng chìm quả cầu vào nước thì lực kế chỉ 1,2N. Lực đẩy Archimedes có độ lớn là:

  • A. 1,7N 
  • B. 1,2N 
  • C. 2,9N 
  • D. 0,5N

Câu 8:Số Avogadro kí hiệu là gì?

  • A. 6,022.1023 kí hiệu là NA
  • B. 6,022.1022 kí hiệu là NA
  • C. 6,022.1023 kí hiệu là N
  • D. 6,022.1022 kí hiệu là N

Câu 9:Áp suất khí quyển bằng 76 cmHg đổi ra là:

  • A. 76 N/m2
  • B. 760 N/m2
  • C. 103360 N/m2
  • D. 10336000 N/m2

Câu 10:Một quả cầu bằng sắt treo vào 1 lực kế ở ngoài không khí lực kế chỉ 2N. Nhúng chìm quả cầu vào nước thì lực kế chỉ 1,6N. Lực đẩy Archimedes có độ lớn là:

  • A. 1,7N
  • B. 1,2N
  • C. 2,9N
  • D. 0,4N

Câu 11:Đốt cháy hoàn toàn 5,6 gam hỗn hợp X gồm C và S cần dùng hết 9,6 gam khí O2. Khối lượng CO2 và SO2 sinh ra là

  • A. 10,8 gam.
  • B. 15,2 gam.
  • C.15 gam.
  • D. 1,52 gam.

Câu 12:Một vật ở trong nước chịu tác dụng của những lực nào?

  • A. Lực đẩy Archimedes
  • B. Lực đẩy Archimedes và lực ma sát
  • C. Trọng lực
  • D. Trọng lực và lực đẩy Archimedes

Câu 13:1cm3 nhôm (có trọng lượng riêng 27000N/m3) và 1cm3 chì (trọng lượng riêng 130000N/m3) được thả vào một bể nước. Lực đẩy tác dụng lên khối nào lớn hơn?

  • A. Nhôm
  • B. Chì
  • C. Bằng nhau
  • D. Không đủ dữ liệu kết luận

Câu 14:Khối lượng mol kí hiệu là gì?

  • A. N.           
  • B. M.
  • C. Ml.
  • D. Mol

Câu 15:Khi ôm một tảng đá ở trong nước ta thấy nhẹ hơn khi ôm nó trong không khí. Sở dĩ như vậy là vì:

  • A. khối lượng của tảng đá thay đổi
  • B. khối lượng của nước thay đổi
  • C. lực đẩy của nước
  • D. lực đẩy của tảng đá

Câu 16:Hòa tan một lượng Fe trong dung dịch hydrochloric acid (HCl), sau phản ứng thu được 3,36 lít khí H2 ở điều kiện tiêu chuẩn. Khối lượng hydrochloric acid có trong dung dịch đã dùng là

  • A. 3,65 gam.
  • B. 5,475 gam.
  • C. 10,95 gam.
  • D. 7,3 gam.

Câu 17:Một thỏi sắt và một thỏi đồng có thể tích bằng nhau cùng được nhúng chìm trong nước. Nhận xét nào sau đây là đúng?

  • A. Hai thỏi sắt và đồng đều chịu tác dụng của lực đẩy Archimedes như nhau vì chúng cùng được nhúng trong nước như nhau.
  • B. Thỏi nào nằm sâu hơn thì lực đẩy Archimedes tác dụng lên thỏi đó lớn hơn.
  • C. Hai thỏi sắt và đồng đều chịu tác dụng của lực đẩy Archimedes như nhau vì chúng chiếm thể tích trong nước như nhau.
  • D. Đồng có trọng lượng riêng lớn hơn sắt nên thỏi đồng chịu tác dụng của lực đẩy Archimedes lớn hơn.

Câu 18:Moment của ngẫu lực phụ thuộc vào

  • A. khoảng cách giữa giá của hai lực.                          
  • B. điểm đặt của mỗi lực tác dụng.
  • C. vị trí trục quay của vật.                                
  • D. trục quay.

Câu 19:Trộn 100 ml dung dịch NaOH 1M với 150ml dung dịch NaOH aM, thu được dung dịch có nồng độ 1,6M. Giá trị của a là

  • A. 0,5.
  • B. 1,0.
  • C. 1,5.
  • D. 2,0.

Câu 20:Một lực F nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và không cắt trục quay. Moment của lực F đối với trục quay là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực quanh trục ấy được đo bằng

  • A. tích của lực tác dụng với cánh tay đòn.                   
  • B. tích của tốc độ góc và lực tác dụng.
  • C. thương của lực tác dụng với cánh tay đòn.    
  • D. thương của lực tác dụng với tốc độ góc.

Câu 21:Hút bớt không khí trong một vỏ hộp đựng sữa bằng giấy, ta thấy vỏ hộp giấy bị bẹp lại vì:

  • A. việc hút mạnh đã làm bẹp hộp.
  • B. áp suất bên trong hộp tăng lên làm cho hộp bị biến dạng.
  • C. áp suất bên trong hộp giảm, áp suất khí quyển ở bên ngoài hộp lớn hơn làm nó bẹp.
  • D. khi hút mạnh làm yếu các thành hộp làm hộp bẹp đi.

Câu 22:Một người tác dụng một lực F = 150 N vào đầu A của đòn bẩy, để bẩy một hòn đá có khối lượng 60kg. Biết OB = 20 cm, chiều dài đòn AB là:

  • A. 80 cm
  • B. 120 cm              
  • C. 1m                    
  • D. 60 cm.

Câu 23:Điền từ vào chỗ trống sao cho có nội dung phù hợp: “Hợp lực của 2 lực song song cùng chiều là một lực (1) …… với 2 lực và có độ lớn bằng (2) …… các độ lớn của 2 lực thành phần”.

  • A. (1) song song, cùng chiều; (2) tổng.
  • B. (1) song song, ngược chiều; (2) tổng.
  • C. (1) song song, cùng chiều; (2) hiệu.
  • D. (1) song song, ngược chiều; (2) hiệu.

Câu 24:Người ta dùng một áp kế để xác định độ cao. Kết quả cho thấy chân núi áp kế chỉ 75 cmHg, ở đỉnh núi áp kế chỉ 71,5 cmHg. Nếu trọng lượng riêng của không khí không đổi và có độ lớn là 12,5N, trọng lượng riêng của thủy ngân là 136000 N/m3 thì đỉnh núi cao bao nhiêu mét?

  • A. 321,1 m
  • B. 525,7 m
  • C. 380,8 m
  • D. 335,6 m

Câu 25:Một thanh chắn đường AB dài 7,5 m; có khối lượng 25 kg, có trọng tâm G cách đầu A là 1,2 m. Thanh có thể quay quanh một trục O nằm ngang cách đầu A là 1,5 m. Để giữ thanh cân bằng nằm ngang thì phải tác dụng lên đầu B một lực bằng bao nhiêu? Lấy g = 10 m/s2.

  • A. 125 N.
  • B. 12,5 N.
  • C. 26,5 N.
  • D. 250 N.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác