Trắc nghiệm ôn tập KHTN 8 Kết nối cuối học kì 2 (Đề số 2)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KHTN 8 cuối học kì 2 sách kết nối. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Khi sâu bọ phát triển mạnh, số lượng chim sâu cũng tăng theo. Khi số lượng chim sâu tăng quá nhiều, sâu bọ bị quần thể chim sâu tiêu diệt mạnh mẽ hơn nên số lượng sâu bọ lại giảm mạnh đi. Sự hạn chế số lượng sâu là hiện tượng
- A. cơ chế điều hòa mật độ.
- B. sự cân bằng sinh học.
- C. trạng thái cân bằng.
D. khống chế sinh học.
Câu 2: Quần xã sinh vật là
- A. tập hợp các sinh vật cùng loài.
- B. tập hợp các cá thể sinh vật khác loài.
C. tập hợp các quần thể sinh vật khác loài.
- D. tập hợp toàn bộ các sinh vật trong tự nhiên.
Câu 3: Năng lượng khởi đầu trong sinh giới được lấy từ đâu?
- A. Từ môi trường không khí.
- B. Từ nước.
- C. Từ chất dinh dưỡng trong đất.
D. Từ năng lượng mặt trời.
Câu 4: Cho các chất sau: H2SO4, HCl, NaCl, CuSO4, NaOH, Mg(OH)2. Số chất thuộc loại acid là:
- A. 1
B. 2
- C. 3
- D. 4
Câu 5: Tế bào trứng ở người có đường kính khoảng
- A. 0,65 – 0,7 mm.
- B. 0,05 – 0,12 mm.
C. 0,15 – 0,25 mm.
- D. 0,3 – 0,45 mm.
Câu 6: Ở người, bộ phận nào nằm giữa trụ não và đại não ?
- A. Tủy sống.
- B. Hạch thần kinh.
C. Não trung gian.
- D. Tiểu não
Câu 7: Hiện tượng nào sau đây xảy ra đối với khối lượng riêng của nước khi đun nước trong một bình thủy tinh?
- A. Khối lượng riêng của nước tăng.
B. Khối lượng riêng của nước giảm.
- C. Khối lượng riêng của nước không thay đổi.
- D. Khối lượng riêng của nước lúc đầu giảm sau đó mới tăng
Câu 8: Trong quần xã ao nuôi cá, người ta thường thả nhiều loài cá trong ao nhằm
A. tận dụng diện tích ao hồ và tận dụng triệt để nguồn thức ăn trong ao.
- B. để dễ quan sát và tiện việc chăm sóc.
- C. để tránh sự cạnh tranh về thức ăn trong ao.
- D. để chúng cùng hỗ trợ nhau trong cuộc sống chung.
Câu 9: “Gặp khí hậu thuận lợi, cây cối xanh tốt, sâu ăn lá cây sinh sản mạnh, số lượng sâu tăng khiến cho số lượng chim sâu cũng tăng theo.Tuy nhiên, khi số lượng chim sâu tăng quá nhiều, chim ăn nhiều sâu dẫn tới số lượng sâu lại giảm” Đây là ví dụ minh họa về
- A. diễn thế sinh thái.
- B. cân bằng quần thể.
- C. giới hạn sinh thái.
D. cân bằng sinh học
Câu 10: Đối lưu là:
A. Sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí.
- B. Sự truyền nhiệt bằng các dòng chất rắn.
- C. Sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng.
- D. Sự truyền nhiệt bằng các dòng chất khí.
Câu 11: Đặc điểm nào có ở quần xã mà không có ở quần thể sinh vật?
- A. Có số cá thể cùng một loài.
- B. Cùng phân bố trong một khoảng không gian xác định.
C. Tập hợp các quần thể thuộc nhiều loài sinh vật.
- D. Xảy ra hiện tượng giao phối và sinh sản.
Câu 12: Một hòn bi ở trong nước chịu tác dụng của những lực nào?
- A. Một hòn bi ở trong nước chỉ chịu tác dụng lực đẩy Archimedes
- B. Một hòn bi ở trong nước chịu tác dụng lực đẩy Archimedes và lực ma sát
- C. Một hòn bi ở trong nước chỉ chịu tác dụng trọng lực
D. Một hòn bi ở trong nước chịu tác dụng trọng lực và lực đẩy Archimedes
Câu 13: Cơ quan phân tích thị giác gồm có 3 thành phần chính, đó là
A. các tế bào thụ cảm thị giác ở màng lưới, dây thần kinh thị giác và vùng thị giác ở thùy chẩm.
- B. các tế bào thụ cảm thị giác ở màng mạch, dây thần kinh thính giác và vùng thị giác ở thùy đỉnh.
- C. các tế bào thụ cảm thị giác ở màng cứng, dây thần kinh thị giác và vùng thị giác ở thùy trán.
- D. các tế bào thụ cảm thị giác ở màng lưới, dây thần kinh vị giác và vùng vị giác ở thùy chẩm.
Câu 14: Sinh vật sinh trưởng và phát triển thuận lợi nhất ở vị trí nào trong giới hạn sinh thái?
- A. Gần điểm gây chết dưới.
- B. Gần điểm gây chết trên.
C. Ở điểm cực thuận.
- D. Ở trung điểm của điểm gây chết dưới và điểm gây chết trên.
Câu 15: Thành phần nào chiếm 55% thể tích của máu?
- A. Hồng cầu.
- B. Bạch cầu.
- C. Tiểu cầu.
D. Huyết tương.
Câu 16: Cho các hoạt động sau:
1. Cây rụng lá vào mùa đông.
2. Chim di cư về phía Nam vào mùa đông.
3. Cú mèo hoạt động ít hoạt động vào ban ngày, hoạt động nhiều vào ban đêm.
4. Hoa Quỳnh nở vào buổi tối.
Trong các hoạt động trên, những hoạt động có chu kỳ mùa là
A. 1, 2
- B. 3, 4
- C. 1, 2, 3, 4
- D. 1, 2, 4
Câu 17: Nhiều vật sau khi cọ xát có khả năng
- A. đẩy các vật khác.
B. hút các vật khác.
- C. vừa hút vừa đẩy các vật khác.
- D. không hút, không đẩy các vật khác.
Câu 18: Loài đặc trưng là
- A. loài có số lượng ít nhất trong quần xã.
- B. loài có số lượng nhiều trong quần xã.
C. loài chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác.
- D. loài có vai trò quan trọng trong quần xã.
Câu 19: Ví dụ nào sau đây được coi là một quần xã sinh vật?
A. Cây sống trong một khu vườn.
- B. Cá rô phi sống trong một cái ao.
- C. Rắn hổ mang sống trên 3 hòn đảo khác nhau.
- D. Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam.
Câu 20: Chọn phát biểu sai trong các câu sau:
A. Mọi đèn điện phát sáng đều do dòng điện chạy qua làm chúng nóng tới nhiệt độ cao.
- B. Bóng đèn của bút thử điện phát sáng khi có dòng điện chạy qua chất khí ở trong khoảng giữa hai đầu dây bên trong đèn.
- C. Vonfram được dùng làm dây tóc của bóng đèn vì nó là kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao.
- D. Đèn điôt phát quang (đèn LED) chỉ cho dòng điện đi qua theo một chiều nhất định.
Câu 21: Môi trường sống là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả các nhân tố sinh thái
- A. Vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật
- B. Hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật
C. Vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật
- D. Hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật
Câu 22: Tìm phát biểu sai.
- A. Nội năng là một dạng năng lượng nên có thể chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác
- B. Nội năng của một vật phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của vật.
C. Nội năng chính là nhiệt lượng của vật.
- D. Nội năng của vật có thể tăng hoặc giảm.
Câu 23: Chỉ số thể hiện tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát ở quần xã là
- A. độ đa dạng.
- B. độ nhiều.
C. độ thường gặp.
- D. độ tập trung.
Câu 24: Trong cơ thể sống, tế bào nằm chìm ngập trong loại dịch nào ?
A. Nước mô.
- B. Máu.
- C. Dịch bạch huyết.
- D. Dịch nhân
Câu 25: Tại sao khi đun nước bằng ấm nhôm và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì nước trong ấm nhôm chóng sôi hơn?
- A. Vì nhôm mỏng hơn.
B. Vì nhôm có tính dẫn nhiệt tốt hơn.
- C. Vì nhôm có khối lượng nhỏ hơn.
- D. Vì nhôm có khối lượng riêng nhỏ hơn.
Xem toàn bộ: Trắc nghiệm ôn tập KHTN 8 Kết nối cuối học kì 2
Bình luận