Trắc nghiệm ôn tập KHTN 8 Kết nối cuối học kì 2 (Đề số 1)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KHTN 8 cuối học kì 2 sách kết nối. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Ở người, một cử động hô hấp được tính bằng
- A. hai lần hít vào và một lần thở ra.
B. một lần hít vào và một lần thở ra.
- C. một lần hít vào hoặc một lần thở ra.
- D. một lần hít vào và hai lần thở ra
Câu 2: Môi trường bao gồm
- A. nguồn thức ăn cung cấp cho sinh vật.
- B. các yếu tố của khí hậu tác động lên sinh vật.
C. tập hợp tất cả các yếu tố bao quanh sinh vật.
- D. các yếu tố về nhiệt độ, độ ẩm.
Câu 3: Cơ quan phân tích thị giác gồm có 3 thành phần chính, đó là
A. các tế bào thụ cảm thị giác ở màng lưới, dây thần kinh thị giác và vùng thị giác ở thùy chẩm.
- B. các tế bào thụ cảm thị giác ở màng mạch, dây thần kinh thính giác và vùng thị giác ở thùy đỉnh.
- C. các tế bào thụ cảm thị giác ở màng cứng, dây thần kinh thị giác và vùng thị giác ở thùy trán.
- D. các tế bào thụ cảm thị giác ở màng lưới, dây thần kinh vị giác và vùng vị giác ở thùy chẩm.
Câu 4: Nhận định nào sau đây sai về tài nguyên nước?
- A. Tài nguyên nước nếu không được sử dụng hợp lí sẽ bị ô nhiễm và cạn kiệt.
B. Tài nguyên nước thuộc dạng tài nguyên tái sinh nên sẽ không bị cạn kiệt.
- C. Tài nguyên nước tái sinh theo chu trình nước.
- D. Trồng rừng có tác dụng bảo vệ nguồn tài nguyên nước.
Câu 5: Mỗi ngày, một người bình thường thải ra khoảng bao nhiêu lít nước tiểu ?
A. 1,5 lít.
- B. 2 lít.
- C. 1 lít.
- D. 0,5 lít
Câu 6: Các loại môi trường chủ yếu của sinh vật là
- A. đất, nước, trên mặt đất - không khí.
- B. đất, trên mặt đất- không khí.
- C. đất, nước và sinh vật.
D. đất, nước, trên mặt đất- không khí và sinh vật.
Câu 7: Ở người, trụ não có chức năng chủ yếu là gì ?
- A. Điều khiển các hoạt động có ý thức của con người.
B. Điều khiển, điều hòa hoạt động của các nội quan, đặc biệt là hoạt động tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa.
- C. Điều hòa, phối hợp các cử động phức tạp và giúp giữ thăng bằng cơ thể.
- D. Là trung ương điều khiển các quá trình trao đổi chất và điều hòa thân nhiệt.
Câu 8: Hiện tượng tăng dân số cơ học là do:
- A. Tỉ lệ sinh cao hơn nhiều so với tỉ lệ tử vong
- B. Tỉ lệ sinh và tỉ lệt tử vong bằng nhau
C. Số người nhập cư nhiều hơn lượng người xuất cư
- D. Lượng người xuất cư nhiều hơn lượng người nhập cư
Câu 9: Điền từ phù hợp vào chỗ trống: … là nơi vận chuyển oxi từ phổi đến tim rồi đến các cơ quan (máu đỏ tươi) và vận chuyển CO2 từ các cơ quan về tim về phổi (máu đỏ thẫm)
A. Hồng cầu.
- B. Bạch cầu.
- C. Tiểu cầu.
- D. Huyết tương
Câu 10: Giới hạn của sinh quyển bao gồm
A. phần thấp của khí quyển, toàn bộ thuỷ quyển và phần trên của thạch quyển.
- B. phần thấp tầng đối lưu, toàn bộ thuỷ quyển và thổ nhưỡng quyển.
- C. phần trên tầng đối lưu, phần dưới của tầng bình lưu và toàn bộ thuỷ quyển.
- D. phần thấp tầng đối lưu, phần trên tầng bình lưu, đại dương và đất liền.
Câu 11: Ở nữ giới không mang thai, hoocmôn prôgestêrôn do bộ phận nào tiết ra ?
- A. Âm đạo.
- B. Tử cung.
C. Thể vàng.
- D. Ống dẫn trứng
Câu 12: Các chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái đều bắt đầu từ
A. sinh vật sản xuất.
- B. sinh vật tiêu thụ.
- C. sinh vật phân giải.
- D. con người.
Câu 13: Khi đo thân nhiệt, ta nên đo ở đâu để có kết quả chính xác nhất?
- A. Tai.
- B. Miệng.
C. Hậu môn.
- D. Nách
Câu 14: Cầu thận được tạo thành bởi
- A. một chuỗi các tĩnh mạch thận xếp nối tiếp nhau.
- B. hệ thống các động mạch thận xếp xen kẽ nhau.
C. một búi mao mạch dày đặc.
- D. một búi mạch bạch huyết có kích thước bé.
Câu 15: Tập hợp nào sau đây không phải là quần xã sinh vật?
- A. Tập hợp những loài sinh vật sống trong một khu rừng.
- B. Tập hợp những loài sinh vật sống trong một hồ tự nhiên.
C. Tập hợp những con chuột trong một đàn chuột đồng.
- D. Tập hợp những con cá sống trong một ao cá.
Câu 16: Ở tai trong, bộ phận nào có nhiệm vụ thu nhận các thông tin về vị trí và sự chuyển động của cơ thể trong không gian ?
- A. Ốc tai và ống bán khuyên.
- B. Bộ phận tiền đình và ốc tai.
C. Bộ phận tiền đình và ống bán khuyên.
- D. Bộ phận tiền đình, ốc tai và ống bán khuyên.
Câu 17: Một làn da sạch sẽ có khả năng tiêu diệt khoảng bao nhiêu phần trăm số vi khuẩn bám trên da?
A. 85%
- B. 40%
- C. 99%
- D. 35%
Câu 18: Ví dụ nào sau đây không phải là quần thể sinh vật?
- A. Rừng tre phân bố tại Vườn Quốc gia Cúc Phương, Ninh Bình.
- B. Tập hợp cá rô phi sống trong một cái ao.
- C. Các cá thể chuột đồng sống trên một đồng lúa. Các cá thể chuột đực và cái có khả năng giao phối với nhau sinh ra chuột con.
D. Cá chép, cá mè cùng sống chung trong một bể cá.
Câu 19: Hoạt động lọc máu để tạo nước tiểu đầu có thể kém hiệu quả hay ngưng trệ hoặc ách tắc vì nguyên nhân nào sau đây ?
- A. Tất cả các phương án còn lại.
B. Một số cầu thận bị hư hại về cấu trúc do các vi khuẩn gây viêm các bộ phận khác rồi gián tiếp gây viêm cầu thận.
- C. Các tế bào ống thận do thiếu ôxi, làm việc quá sức hay bị đầu độc nhẹ nên hoạt động kém hiệu quả hơn bình thường.
- D. Bể thận bị viêm do vi khuẩn theo đường bài tiết nước tiểu đi lên và gây ra.
Câu 20: Ở đảo tuỵ của người có bao nhiêu loại tế bào có khả năng tiết hoocmôn điều hoà đường huyết ?
- A. 5 loại.
- B. 4 loại.
C. 2 loại.
- D. 3 loại
Câu 21: Ở nữ giới, trứng sau khi thụ tinh thường làm tổ ở đâu ?
- A. Buồng trứng.
- B. Âm đạo.
- C. Ống dẫn trứng.
D. Tử cung.
Câu 22: Trong máu, huyết tương chiếm tỉ lệ bao nhiêu về thể tích?
- A. 60%.
- B. 45%.
- C. 75%.
D. 55%.
Câu 23: Hiện tượng kinh nguyệt là dấu hiệu chứng tỏ
- A. trứng đã được thụ tinh nhưng không rụng.
- B. hợp tử được tạo thành bị chết ở giai đoạn sớm.
- C. trứng không có khả năng thụ tinh.
D. trứng chín và rụng nhưng không được thụ tinh.
Câu 24: Khi bị bỏng nhẹ, chúng ta cần phải thực hiện ngay thao tác nào sau đây?
A. Băng bó vết bỏng bằng bông và gạc sạch.
- B. Bôi kem liền sẹo lên phần da bị bỏng.
- C. Ngâm phần da bị bỏng vào nước lạnh và sạch.
- D. Rửa vết thương trên vòi nước với xà phòng diệt khuẩn.
Câu 25: Phát biểu đúng về mật độ quần thể là
- A. Mật độ quần thể luôn cố định.
B. Mật độ quần thể giảm mạnh do những biến động thất thường của điều kiện sống như lụt lội, cháy rừng hoặc dịch bệnh.
- C. Mật độ quần thể không ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể.
- D. Quần thể sinh vật không thể tự điều chỉnh về mức cân bằng.
Xem toàn bộ: Trắc nghiệm ôn tập KHTN 8 Kết nối cuối học kì 2
Bình luận