Trắc nghiệm ôn tập KHTN 8 Kết nối giữa học kì 2 (Đề số 3)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KHTN 8 giữa học kì 2 sách kết nối. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1:Các trụ bê tông cốt thép không bị nứt khi nhiệt độ ngoài trời thay đổi vì:
- A. Bê tông và lõi thép không bị nở vì nhiệt.
- B. Bê tông nở vì nhiệt nhiều hơn thép nên không bị thép làm nứt.
C. Bê tông và lõi thép nở vì nhiệt giống nhau.
- D. Lõi thép là vật đàn hồi nên lõi thép biến dạng theo bê tông.
Câu 2: Vào những ngày như thế nào thì các thí nghiệm về sự nhiễm điện do cọ xát thực hiện dễ thành công?
- A. Trời nắng.
B. Hanh khô, rất ít hơi nước trong không khí.
- C. Gió mạnh.
- D. Không mưa, không nắng.
Câu 3:Trong cơ thể người, loại mô nào có chức năng nâng đỡ và là cầu nối giữa các cơ quan?
- A. Mô cơ.
- B. Mô thần kinh.
- C. Mô biểu bì.
D. Mô liên kết.
Câu 4:Cơ sẽ bị duỗi tối đa trong trường hợp nào dưới đây ?
- A. Mỏi cơ.
B. Liệt cơ.
- C. Viêm cơ.
- D. Xơ cơ.
Câu 5:Khi mắc ampe kế vào mạch điện thì cần chú ý điều gì sau đây?
- A. Chốt âm của ampe kế mắc vào cực dương của nguồn điện và chốt dương mắc với bóng đèn.
B. Không được mắc trực tiếp hai chốt của ampe kế trực tiếp vào nguồn điện.
- C. Chốt dương của ampe kế mắc vào cực âm của nguồn điện và chốt âm mắc với bóng đèn.
- D. Mắc trực tiếp hai chốt của ampe kế vào hai cực của nguồn điện.
Câu 6:Ở xứ lạnh tại sao người ta thường làm cửa sổ có hai hay ba lớp kính? Chọn câu trả lời đúng nhất?
- A. Đề phòng lớp này vỡ thì còn có lớp khác.
B. Không khí giữa hai tấm kính cách nhiệt tốt làm giảm sự mất nhiệt trong nhà.
- C. Để tăng thêm bề dày của kính.
- D. Để tránh gió lạnh thổi vào nhà.
Câu 7:Trao đổi chất của cơ thể và môi trường được thực hiện qua
- A. Hệ tiêu hóa.
B. Hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết.
- C. Hệ hô hấp.
- D. Hệ tuần hoàn.
Câu 8:Trong các thí nghiệm về sự nhiễm điện do cọ xát, vai trò (tác dụng) của các vụn giấy, quả cầu nhựa xốp, bút thử điện là:
- A. xác định xem các vụn giấy, quả cầu nhựa xốp có bị hút hoặc đẩy không.
- B. xác định xem bóng đèn bút thử điện có sáng lên hay không.
C. những vật ″thử″, qua biểu hiện của chúng mà ta xác định được một vật có nhiễm điện hay không.
- D. tạo ra hiện tượng hút hoặc đẩy, sáng hay không sáng.
Câu 9:Câu nào dưới đây so sánh dẫn nhiệt và đối lưu là đúng?
- A. Trong nước, dẫn nhiệt xảy ra nhanh hơn đối lưu.
B. Cả dẫn nhiệt và đối lưu đều có thể xảy ra trong không khí.
- C. Dẫn nhiệt là quá trình truyền nhiệt, đối lưu không phải là quá trình truyền nhiệt.
- D. Dẫn nhiệt xảy ra trong môi trường nào thì đối lưu cũng có thể xảy ra trong môi trường đó.
Câu 10:Sự khác biệt trong hình thái, cấu tạo của bộ xương người và bộ xương thú chủ yếu là do nguyên nhân nào sau đây?
A. Tư thế đứng thẳng và quá trình lao động.
- B. Sống trên mặt đất và cấu tạo của bộ não
- C. Tư thế đứng thẳng và cấu tạo của bộ não
- D. Sống trên mặt đất và quá trình lao động
Câu 11:Có một pin, một bóng đèn pin, một công tắc, các đoạn dây nối (hình bên). Làm cách nào để bóng đèn pin phát sáng?
- A. Nối đèn pin với pin
- B. Không thể làm đèn pin phát sáng
- C. Ta phải dùng các đoạn dây nối để nối các dụng cụ: pin, bóng đèn, công tắc với nhau thành một mạch hở
D. Ta phải dùng các đoạn dây nối để nối các dụng cụ: pin, bóng đèn, công tắc với nhau thành một mạch kín.
Câu 12:Trường hợp nội năng của vật bị biến đổi không phải do truyền nhiệt là:
- A. Chậu nước để ngoài nắng một lúc nóng lên.
- B. Gió mùa đông bắc tràn về làm cho không khí lạnh đi
C. Khi trời lạnh, ta xoa hai bàn tay vào nhau cho ấm lên.
- D. Cho cơm nóng vào bát thi bưng bát cũng thấy nóng.
Câu 13:Hãy chọn câu trả lời đúng điền vào chỗ trống: Các khối hơi nước bốc lên từ mặt biển, sông, hồ bị ánh nắng mặt trời chiếu vào nên.............., ………….., ………… và bay lên tạo thành mây.
- A. nở ra, nóng lên, nhẹ đi.
- B. nhẹ đi, nở ra, nóng lên.
C. nóng lên, nở ra, nhẹ đi.
- D. nhẹ đi, nóng lên, nở ra.
Câu 14:Quy ước nào sau đây là đúng
- A. Chiều dòng điện là chiều đi từ cực âm của nguồn điện qua vật dẫn tới cực dương của nguồn điện
B. Chiều dòng điện là chiều đi từ cực dương của nguồn qua vật dẫn tới cực âm của nguồn điện
- C. Cực dương của nguồn điện là cực xuất phát của các electron khi mắc nguồn với dụng cụ tiêu thụ điện thành mạch kín
- D. Cực âm của nguồn điện là cực đến của các electron khi mắc nguồn với dụng cụ tiêu thụ điện thành mạch kín
Câu 15:Ở người già, trong khoang xương có chứa gì ?
- A. Máu.
B. Mỡ.
- C. Tủy đỏ.
- D. Nước mô.
Câu 16:Ta đã biết dòng điện là dòng điện tích dịch chuyển rời có hướng. Vậy điện tích chuyển rời có hướng tạo ra dòng điện trong dung dịch muối đồng sunfat là: Suy đoán nào sau đây là có lí nhất?
- A. Các electron của nguyên tử đồng.
- B. Các nguyên tử đồng có thừa electron.
C. Các nguyên tử đồng đã mất bớt các electron.
- D. Nguyên tử đồng trung hòa về điện.
Câu 17:Ở cơ thể người, cơ quan nào dưới đây nằm trong khoang ngực ?
- A. Bóng đái.
B. Phổi.
- C. Thận.
- D. Dạ dày.
Câu 18:Khi cho dòng điện chạy qua dung dịch muối đồng, sau một thời gian thấy có một lớp đồng mỏng bám vào thỏi than nối với điện cực âm của nguồn điện. Có thể giải thích hiện tượng này dựa vào tác dụng nào của dòng điện?
A. Tác dụng hóa học.
- B. Tác dụng sinh lí
- C. Tác dụng từ.
- D. Tác dụng từ và tác dụng hóa học
Câu 19:Hệ cơ quan nào dưới đây phân bố ở hầu hết mọi nơi trong cơ thể người ?
A. Hệ tuần hoàn.
- B. Hệ hô hấp
- C. Hệ tiêu hóa.
- D. Hệ bài tiết.
Câu 20:Mối liên hệ giữa số chỉ của ampe kế với độ sáng của đèn được 4 học sinh phát biểu như sau. Hỏi phát biểu nào dưới đây là sai?
- A. Đèn chưa sáng khi số chỉ ampe kế còn rất nhỏ.
- B. Đèn sáng càng mạnh thì số chỉ của ampe kế càng lớn.
- C. Số chỉ của ampe kế giảm đi thì độ sáng của đèn giảm đi.
D. Số chỉ của ampe kế và độ sáng của đèn không liên hệ gì với nhau
Câu 21:Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là đúng?
- A. Rắn, lỏng, khí.
- B. Rắn, khí, lỏng.
C. Khí, lỏng, rắn.
- D. Khí, rắn, lỏng.
Câu 22:Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Dòng điện đi qua dung dịch muối đồng làm cho thỏi than nối với………..được phủ một lớp đồng. Điều này chứng tỏ dòng điện có tác dụng……….
- A. Cực dương, tác dụng hóa học.
- B. Cực âm, tác dụng nhiệt.
C. Cực âm, tác dụng hóa học.
- D. Cực dương, tác dụng từ.
Câu 23:Điền từ đúng nhất. Khi giảm nhiệt độ, thể tích của…….sẽ giảm ít hơn thể tích của…….
- A. chất khí, chất lỏng.
- B. chất khí, chất rắn.
- C. chất lỏng, chất rắn.
D. chất rắn, chất lỏng.
Câu 24:Tìm phát biểu sai.
- A. Nội năng là một dạng năng lượng nên có thể chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác
- B. Nội năng của một vật phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của vật.
C. Nội năng chính là nhiệt lượng của vật.
- D. Nội năng của vật có thể tăng hoặc giảm.
Câu 25:Các nha sĩ khuyên không nên ăn thức ăn quá nóng. Vì sao?
- A.Vì răng dễ vỡ.
- B.Vì răng dễ bị ố vàng
- C. Vì răng dễ bị sâu.
D. Vì men răng dễ bị rạn nứt
Xem toàn bộ: Trắc nghiệm ôn tập KHTN 8 Kết nối giữa học kì 2
Bình luận