Trắc nghiệm ôn tập KHTN 8 Kết nối giữa học kì 2 (Đề số 2)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KHTN 8 giữa học kì 2 sách kết nối. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1:Phát biểu nào dưới đây sai:
A. Mạch điện kín là mạch gồm các thiết bị điện nối kín hai đầu với nhau.
- B. Mạch điện kín là mạch nối liền các thiết bị điện với hai cực của nguồn điện.
- C. Muốn mắc một mạch điện kín thì phải có nguồn điện và các thiết bị dùng điện cùng dây nối.
- D. Mỗi nguồn điện đều có hai cực, dòng điện chạy trong mạch kín nối liền các thiết bị điện với hai cực nguồn điện.
Câu 2:Phát biểu nào dưới đây là sai?
Đơn vị của hiệu điện thế là:
- A. Vôn (V).
B. Ampe (A).
- C. Milivôn (mV).
- D. Kilovôn (kV)
Câu 3:Điền từ thích hợp vào chỗ trống
Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó một………………
- A. Điện thế.
B. Hiệu điện thế.
- C. Cường độ điện thế.
- D. Cường độ dòng điện.
Câu 4:Biên độ co cơ có mối tương quan như thế nào với khối lượng của vật cần di chuyển?
- A. Biên độ co cơ chỉ phụ thuộc vào khối lượng của vật cần di chuyển mà không chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố khác
- B. Biên độ co cơ không phụ thuộc vào khối lượng của vật cần di chuyển
- C. Biên độ co cơ tỉ lệ thuận với khối lượng của vật cần di chuyển
D. Biên độ co cơ tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật cần di chuyển
Câu 5:Trong ống tiêu hoá ở người, vai trò hấp thụ chất dinh dưỡng chủ yếu thuộc về cơ quan nào?
- A. Ruột thừa.
- B. Ruột già.
C. Ruột non.
- D. Dạ dày.
Câu 6:Cho các hệ cơ quan sau:
1. Hệ hô hấp. 2. Hệ sinh dục. 3. Hệ nội tiết.
4. Hệ tiêu hóa. 5. Hệ thần kinh. 6. Hệ vận động.
Hệ cơ quan nào có vai trò điều khiển và điều hòa hoạt động của các hệ cơ quan khác trong cơ thể?
- A. 1, 2, 3
B. 3, 5
- C. 1, 3, 5, 6
- D. 2, 4, 6
Câu 7:Sắp xếp theo thứ tự thường xuyên xuất hiện trong khẩu phần dinh dưỡng của người việt?
A. Ngũ cốc => rau củ => trái cây => cá, thịt, sữa,… => dầu mỡ => đường => muối
- B. Rau củ => trái cây => ngũ cốc => cá, thịt, sữa,… => dầu mỡ => đường => muối
- C. Rau củ => trái cây => ngũ cốc => cá, thịt, sữa,… => dầu mỡ => đường => muối
- D. Ngũ cốc => cá, thịt, sữa,…=> rau củ => trái cây => dầu mỡ => đường => muối
Câu 8:Chọn câu trả lời đúng. Khi đưa một cây thước nhựa lại gần một sợi tóc
- A. Cây thước hút sợi tóc
- B. Cây thước đẩy sợi tóc
C. Cây thước sau khi cọ xát vào mảnh vải khô sẽ hút sợi tóc
- D. Cây thước sau khi cọ xát vào mảnh vải khô sẽ đẩy sợi tóc ra xa
Câu 9:Giá trị dinh dưỡng của thức ăn biểu hiện ở?
- A. Chỉ phụ thuộc vào thành phần các chất chứa trong thức ăn
- B. Chỉ phụ thuộc vào năng lượng chứa trong thức ăn
C. Phụ thuộc vào thành phần và năng lượng các chất chứa trong thức ăn
- D. Khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể
Câu 10:Vào những ngày như thế nào thì các thí nghiệm về sự nhiễm điện do cọ xát thực hiện dễ thành công?
- A. Trời nắng.
B. Hanh khô, rất ít hơi nước trong không khí.
- C. Gió mạnh.
- D. Không mưa, không nắng.
Câu 11:Chọn câu trả lời đúng. Thanh thủy tinh sau khi được cọ xát bằng mảnh lụa thì có khả năng:
- A. Hút được mảnh vải khô.
B. Hút được mảnh nilông.
- C. Hút được mảnh len.
- D. Hút được thanh thước nhựa.
Câu 12:Tìm phát biểu sai.
- A. Nội năng là một dạng năng lượng nên có thể chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác
- B. Nội năng của một vật phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của vật.
C. Nội năng chính là nhiệt lượng của vật.
- D. Nội năng của vật có thể tăng hoặc giảm.
Câu 13:Chọn câu trả lời đúng. Làm thế nào để biết một vật bị nhiễm điện?
- A. Đưa vật lại gần các vụn giấy, nếu vật hút các mẩu giấy thì kết luận vật bị nhiễm điện
B. Đưa vật đến gần các vật khác đã bị nhiễm điện nếu chúng hút hay đẩy nhau thì kết luận vật nhiễm điện
- C. Đưa vật lại gần các vụn giấy nếu vật đẩy các mẩu giấy thì kết luận vật bị nhiễm điện
- D. Cả A và C đều đúng
Câu 14:Có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng của vật?
- A. 1
B. 2
- C. 3
- D. 4
Câu 15:Ở xứ lạnh tại sao người ta thường làm cửa sổ có hai hay ba lớp kính? Chọn câu trả lời đúng nhất?
- A. Đề phòng lớp này vỡ thì còn có lớp khác.
B. Không khí giữa hai tấm kính cách nhiệt tốt làm giảm sự mất nhiệt trong nhà.
- C. Để tăng thêm bề dày của kính.
- D. Để tránh gió lạnh thổi vào nhà.
Câu 16:Tuyến vị nằm ở bộ phận nào trong ống tiêu hoá?
A. Dạ dày.
- B. Ruột non.
- C. Ruột già.
- D. Thực quản.
Câu 17:Xương nào dưới đây có hình dạng và cấu tạo có nhiều sai khác với các xương còn lại?
A. Xương đốt sống.
- B. Xương bả vai.
- C. Xương cánh chậu.
- D. Xương sọ.
Câu 18:Trên ampe kế không có dấu hiệu nào dưới đây?
- A. Hai dấu (+) và (-) ghi tại hai chốt nối dây dẫn.
B. Sơ đồ mắc dụng cụ này vào mạch điện.
- C. Trên mặt dụng cụ này có ghi chữ A hay chữ mA.
- D. Bảng chia độ cho biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất.
Câu 19:Sự khác biệt trong hình thái, cấu tạo của bộ xương người và bộ xương thú chủ yếu là do nguyên nhân nào sau đây?
A. Tư thế đứng thẳng và quá trình lao động.
- B. Sống trên mặt đất và cấu tạo của bộ não
- C. Tư thế đứng thẳng và cấu tạo của bộ não
- D. Sống trên mặt đất và quá trình lao động
Câu 20:Điền từ thích hợp vào chỗ trống. Nhiều vật sau khi cọ xát có khả năng…………… bóng đèn bút thử điện
- A. Làm đứt.
B. Làm sáng.
- C. Làm tắt.
- D. Cả A, B, C đều sai
Câu 21:Dùng vôn kế có độ chia nhỏ nhất là 0,2 V để đo hiệu điện thế giữa hai đầu cực của nguồn điện khi chưa mắc vào mạch. cách viết kết quả đo nào dưới đây là đúng?
- A. 314 mV.
B. 5,8 V.
- C. 1,52 V.
- D. 3,16 V.
Câu 22:Quá trình tiêu hóa được thực hiện bởi hoạt động của:
- A. Các tuyến tiêu hóa.
- B. Các cơ quan trong ống tiêu hóa
- C. Hoạt động của các enzyme.
D. Các cơ quan trong ống tiêu hóa và các tuyến tiêu hóa.
Câu 23:Phát biểu nào dưới đây là sai?
- A. Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt khi có dòng điện chạy qua có khả năng hút các vật bằng sắt thép.
- B. Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt khi có dòng điện chạy qua có khả năng làm quay kim nam châm.
C. Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt có khả năng hút mọi vật bằng sắt, thép và làm quay kim nam châm.
- D. Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt khi có dòng điện chạy qua có tác dụng (vai trò) như một nam châm.
Câu 24: Phát biểu nào dưới đây là đúng ?
- A. Huyết thanh khi loại bỏ chất sinh tơ máu thì còn lại nước mô.
- B. Huyết thanh khi loại bỏ chất sinh tơ máu thì còn lại huyết tương.
C. Huyết tương khi loại bỏ chất sinh tơ máu thì còn lại huyết thanh.
- D. Nước mô khi loại bỏ chất sinh tơ máu thì còn lại huyết tương.
Câu 25: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Dòng điện đi qua dung dịch muối đồng làm cho thỏi than nối với………..được phủ một lớp đồng. Điều này chứng tỏ dòng điện có tác dụng……….
- A. Cực dương, tác dụng hóa học.
- B. Cực âm, tác dụng nhiệt.
C. Cực âm, tác dụng hóa học.
- D. Cực dương, tác dụng từ.
Xem toàn bộ: Trắc nghiệm ôn tập KHTN 8 Kết nối giữa học kì 2
Bình luận