Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập KHTN 8 Kết nối giữa học kì 1 (Đề số 1)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KHTN 8 giữa học kì 1 sách kết nối. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Điền vào chỗ trống: “Base là những .. trong phân tử có nguyên tử kim loại liên kết với nhóm ... . Khi tan trong nước, base tạo và ion …”

  • A. Đơn chất, hydrogen, OH-
  • B. Hợp chất, hydroxide, OH-
  • C. Đơn chất, hydroxide, H+
  • D. Hợp chất, hydrogen, H+

Câu 2: Điền vào chỗ trống: "Các hoá chất được đựng trong chai hoặc lọ kín và có dán nhãn ghi đầy đủ thông tin, bao gồm tên, công thức, trọng lượng hoặc thể tích, ... , nhà sản xuất, cảnh báo và điều kiện bảo quản. Các dụng dịch cần ghi rõ nồng độ của chất tan.

  • A. Độ tinh khiết.
  • B. Nồng độ mol.
  • C. Nồng độ chất tan.
  • D. Hạn sử dụng.

Câu 3: Sữa tươi có độ pH ở khoảng:

  • A. 5,6
  • B. 6,7
  • C. 7,8
  • D. 8,9

Câu 4: Joulemeter là gì?

  • A. Thiết bị đo dòng điện, điện áp, công suất và năng lượng điện cung cấp cho mạch điện.
  • B. Thiết bị đo điện áp
  • C. Thiết bị đo dòng điện
  • D. Thiết bị đo công suất và năng lượng điện cung cấp cho mạch điện

Câu 5: Một chất lỏng không màu có khả năng hóa đó một chất chỉ thị thông dụng. Nó tác dụng với một số kim loại giải phóng hydrogen và nó giải phóng khí CO2 khi thêm vào muối hydrocarbonate. Kết luận nào dưới đây là phù hợp nhất cho chất lỏng ban đầu?

  • A. Kiềm.
  • B. Base.
  • C. Muối
  • D. Acid.

Câu 6: Hoàn thành phương trình sau: KOH + …?...  → K2SO4 +  H2O

  • A. KOH + H2SO4  → K2SO4 +  H2O
  • B. 2KOH + SO4  → K2SO4 +  2H2O
  • C. 2KOH + H2SO4  → K2SO4 +  H2O
  • D. KOH + SO4  → K2SO4 +  H2O

Câu 7: Chất được tạo thành sau phản ứng hóa học là?

  • A. Chất phản ứng.
  • B. Chất lỏng.
  • C. Chất sản phẩm.
  • D. Chất khí.

Câu 8: Hợp chất nào sau đây không phải là oxide?

  • A. CO
  • B. SO2
  • C. CuO
  • D. CuS

Câu 9: Acetic acid (CH3COOH) là một acid hữu cơ có trong giám ăn với nồng độ khoảng:

  • A. 5%
  • B. 6%
  • C. 8%
  • D. 4%

Câu 10: Than (thành phần chính là carbon) cháy trong không khí tạo thành khí carbon
dioxide. Trong quá trình phản ứng, lượng chất nào tăng dần? 

  • A. Carbon dioxide tăng dần.
  • B. Oxygen tăng dần
  • C. Carbon tăng dần.
  • D. Tất cả đều tăng

Câu 11: Cho 1g NaOH rắn tác dụng với dung dịch chứa 1g HNO3. Dung dịch sau phản ứng có môi trường:

  • A. Trung tính
  • B. Base
  • C. Acid
  • D. Lưỡng tính

Câu 12: Trong quá trình phản ứng, lượng chất phản ứng ...., lượng sản phẩm ...

  • A. Tăng dần, giảm dần.
  • B. Giảm dần, tăng dần.
  • C. Tăng dần, tăng dần.
  • D. Giảm dần, giảm dần.

Câu 13: Oxide nào sau đây là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính

  • A. CO2
  • B. O2
  • C. N2
  • D. H2

Câu 14: Ứng dụng của acetic acid (CH3COOH) là:

  • A. Sản xuất thuốc diệt côn trùng.
  • B. Sản xuất sơn.
  • C. Sản xuất phân bón.
  • D. Sản xuất ắc quy.

Câu 15: Khối lượng mol nguyên tử Oxygen là bao nhiêu?

  • A. 12 g/mol.
  • B. 1 g/mol.
  • C. 8 g/mol.
  • D. 16 g/mol.

Câu 16: CaO dùng làm chất khử chua đất trồng là ứng dụng tính chất hóa học gì của Cao?

  • A. Tác dụng với acid
  • B. Tác dụng với base
  • C. Tác dụng với oxide acid
  • D. Tác dụng với muối

Câu 17: Để xác định khí A nặng hơn hay nhẹ hơn khí B bao nhiêu lần, ta dựa vào tỉ số giữa:

  • A. khối lượng mol của khí B (MB) và khối lượng mol của khí A (MA).
  • B. khối lượng mol của khí A (MA) và khối lượng mol của khí B (MB).
  • C. khối lượng gam của khí A (mA) và khối lượng gam của khí B (mB).
  • D. khối lượng gam của khí B (mB) và khối lượng gam của khí A (MA).

Câu 18: Quá trình nung đá vôi (thành phần chính là calcium carbonate: CaCO3) thành vôi sống (calcium oxide: CaO) và khí carbon dioxide (CO2) cần cung cấp năng lượng (dạng nhiệt).
Đây là phản ứng gì?

  • A. Tỏa nhiệt.
  • B. Thu nhiệt.
  • C. Vật lí.
  • D. Vừa toả nhiệt vừa thu nhiệt.

Câu 19: Cho 200ml dung dịch Ba(OH)2 0,4M vào 250ml dung dịch H2SO4 0,3M. Khối lượng kết tủa thu được là

  • A. 17,645 g
  • B. 16,475 g
  • C. 17,475 g
  • D. 18,645 g

Câu 20: Đốt cháy hoàn toàn 5,6 gam hỗn hợp X gồm C và S cần dùng hết 9,6 gam khí O2. Khối lượng CO2 và SO2 sinh ra là

  • A. 10,8 gam.
  • B. 15,2 gam.
  • C. 15 gam.
  • D. 1,52 gam.

Câu 21: Hòa tan 40g đường với nước được dung dịch đường 20%. Tính khối lượng dung dịch
đường thu được

  • A. 150 gam.
  • B. 170 gam.
  • C. 200 gam.
  • D. 250 gam.

Câu 22: Trong 200 ml dung dịch có hòa tan 8,5 gam sodium nitrate (NaNO3). Nồng độ mol của dung dịch là

  • A. 0,2M.
  • B. 0,3M.
  • C. 0,4M.
  • D. 0,5M.

Câu 23: Cho dung dịch chứa 0,9 mol NaOH vào dung dịch có chứa a mol H3PO4, Sau phản ứng chỉ thu được muối Na3PO4 và H2O. Giá trị của a là:

  • A. 0,3 mol
  • B. 0,4 mol
  • C. 0,6 mol
  • D. 0,9 mol

Câu 24: Trong phản ứng: Magnesium + sulfuric acid → magnesium sulfate + khí hyđrogen.
Magnesium sulfate là

  • A. chất phản ứng.
  • B. sản phẩm.
  • C. chất xúc tác.
  • D. chất môi trường.

Câu 25: Hóa chất được sử dụng trong công nghiệp để sản xuất giấy, aluminium (nhôm), chất tẩy rửa, ... là

  • A. Ca(OH)2
  • B. Ba(OH)2
  • C. KOH
  • D. NaOH

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác