Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập KHTN 8 Kết nối giữa học kì 1 (Đề số 2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KHTN 8 giữa học kì 1 sách kết nối. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1:Phản ứng thuận nghịch là phản ứng

  • A. trong cùng điều kiện, phản ứng xảy ra theo hai chiều trái ngược nhau.
  • B. có phương trình hoá học được biểu diễn bằng mũi tên một chiều.
  • C. chỉ xảy ra theo một chiều nhất định.
  • D. xảy ra giữa hai chất khí.

Câu 2:Đâu không phải hóa chất độc hại trong phòng thí nghiệm

  • A. Sunfuric acid.
  • B. Hydrochloric acid.
  • C. Sulfur.
  • D. Nước cất

Câu 3:Các hóa chất trong phòng thí nghiệm được bảo quản trong lọ như thế nào?

  • A. Lọ hở, làm bằng thủy tinh, nhựa,...
  • B. Lọ kín, làm bằng thủy tinh, nhựa,…
  • C. Không có đáp án chính xác.
  • D. Lọ bất kì có thể đựng được.

Câu 4:Xăng có thể hòa tan

  • A. Nước.
  • B. Dầu ăn.
  • C. Muối biển.
  • D. Đường.

Câu 5:Hoàn thành phát biểu và tốc độ phản ứng sau: "Tốc độ phản ứng được xác định bởi độ biến thiên ...(1)... của ...(2)... trong một đơn vị ...(3)..."

  • A. (1) nồng độ, (2) một chất phản ứng hoặc sản phẩm, (3) thể tích.
  • B. (1) nồng độ, (2) một chất phản ứng hoặc sản phẩm, (3) thời gian.
  • C. (1) thời gian, (2) một chất sản phẩm, (3) nồng độ.
  • D. (1) thời gian, (2) các chất phản ứng, (3) thể tích.

Câu 6:Các thí nghiệm về điện ở môn Khoa Học Tự Nhiên thường dùng nguồn điện để có bộ nguồn 6V thì dùng pin nào?

  • A. Một pin 3V.
  • B. Hai pin 3V.
  • C. Ba pin 2 V.
  • D. Bốn pin 1,5V.

Câu 7:Quá trình nung đá vôi diễn ra theo phương trình sau: CaCO3 → CO2 + H2O. Tiến hành nung 10 gam đá vôi thì lượng khí CO2 thu được ở điều kiện tiêu chuẩn là

  • A. 1 mol.
  • B. 0,1 mol.
  • C. 0,001 mol.
  • D. 2 mol.

Câu 8: Điền vào chỗ trống: "Trong cơ thể người và động vật, sự trao đổi chất là một loạt các quá trình ..., bao gồm cả biển đổi vật lí và biến đổi hoá học."

  • A. Sinh hóa.
  • B. Vật lí.
  • C. Hóa học.
  • D. Sinh học.

Câu 9:Khi cho cùng một lượng nhôm vào cốc đựng dung dịch axit HCL 0,1M, tốc độ phân ứng sẽ lớn nhất khi dùng nhôm ở dạng nào sau đây ?

  • A. Dạng viên nhỏ.
  • B. Dạng bột mịn, khuấy đều.
  • C. Dạng tấm mỏng.
  • D. Dạng nhôm dây.

Câu 10:Chất mới được tạo ra từ phản ứng hóa học so với chất cũ sẽ như thế nào?

  • A. Có tính chất mới, khác biệt chất ban đầu
  • B. Giống hột chất ban đầu
  • C. Cả hai đều đúng
  • D. Cả hai đều sai

Câu 11:Khối lượng nước tạo thành khi đốt cháy hết 65 gam khí hydrogen là:

  • A. 585 gam.
  • B. 600 gam.
  • C. 450 gam.
  • D. 820 gam.

Câu 12:Enzim trong nước bọt hoạt động tốt pH và nhiệt độ nào?

  • A. pH = 5 và t = 32,7°C
  • B. pH = 7,2 và t = 37°C
  • C. pH = 7 và t = 31,9°C
  • D. pH = 8 và t = 32,6°C

Câu 13:Xăng, dầu, ... là nhiên liệu hoá thạch, được sử dụng chủ yếu cho các ngành sản xuất và hoạt động nào của con người?

  • A. Ngành giao thông vận tải
  • C. Ngành thực phẩm
  • B. Ngành y tế.
  • D. Ngành giáo dục.

Câu 14:Cho 8,45g zinc (Zn) tác dụng với 5,376 lít khí Chlorine (đktc). Hỏi chất nào sau phản
ứng còn dư

  • A. Zn.
  • B. Clo.
  • C. Cả 2 chất.
  • D. Không có chất dư

Câu 15:Khí nào nhẹ nhất trong tất cả các khí

  • A. Khi methan (CH4)
  • C. Khi Helium (He)
  • B. Khi carbon oxide (CO2)
  • D. Khí hydrogen (H2)

Câu 16:Nồng độ mol của dung dịch cho biết

  • A. số gam dung môi có trong 100 gam dung dịch.
  • B. số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch.
  • C. số mol chất tan có trong một lít dung dịch.
  • D. số mol chất tan có trong dung dịch.

Câu 17:Cho mẩu magie phản ứng với dung dịch hydrochloric acid thấy tạo thành muối magnesium chloride và khí hydrogen. Khẳng định nào dưới đây đúng?

  • A. Tổng khối lượng chất phản ứng bằng khối lượng khí hydrogen sinh ra.
  • B. Khối lượng của magnesium chloride bằng tổng khối lượng chất phản ứng.
  • C. Khối lượng magnesium bằng khối lượng khí hydrogen.
  • D. Tổng khối lượng của magnesium và hydrochloric acid bằng tổng khối lượng muối magnesium chloride và khí hydrogen.

Câu 18:Dung dịch sodium hydroxide (NaOH) 4M (D = 1,43 g/ml). Tính C%

  • A. 11%
  • B. 12,2%
  • C. 11,19%
  • D. 11,179%

Câu 19:Trong phòng thí nghiệm, có thể điều chế khí oxygen từ muối potassium chlorate (KClO3). Người ta sử dụng cách nào sau đây nhằm mục đích tăng tốc độ phản ứng

  • A. Nung potassium chlorate ở nhiệt độ cao.
  • B. Nung hỗn hợp potassium chlorate và manganese dioxide (MnO2) ở nhiệt độ cao.
  • C. Dùng phương pháp dời nước để thu khí oxygen.
  • D. Dùng phương pháp dời không khí để thu khí oxygen.

Câu 20:Khối lượng mol chất là

  • A. Là khối lượng ban đầu của chất đó
  • B. Là khối lượng sau khi tham gia phản ứng hóa học
  • C. Bằng 6.1023
  • D. Là khối lượng tính bằng gam của N nguyên tử hoặc phân tử chất để

Câu 21:Công thức tính khối lượng mol?

  • A. m/n (g/mol).
  • B. m.n (g).
  • C. n/m (mol/g).
  • D. (m.n)/2 (mol).

Câu 22:Hòa tan một lượng Fe trong dung dịch hydrochloric acid (HCl), sau phản ứng thu được 3,719 lít khí H2 ở điều kiện tiêu chuẩn. Khối lượng hydrochloric acid có trong dung dịch đã dùng là

  • A. 3,65 gam.
  • B. 5,475 gam.
  • C. 10,95 gam.
  • D. 7,3 gam.

Câu 23:Sự dịch chuyển cân bằng hoá học là sự di chuyển từ trạng thái cân bằng hoá học này sang trạng thái cân bằng hoá học khác do

  • A. không cần có tác động của các yếu tố từ bên ngoài tác động lên cân bằng.
  • B. tác động của các yếu tố từ bên ngoài các động lên cân bằng.
  • C. tác động của các yếu tố từ bên trong tác động lên cân bằng
  • D. cân bằng hóa học tác động lên các yếu tố bên ngoài.

Câu 24:Tỉ khối hơi của khí sulfur (IV) oxide (SO2) đối với khí chlorine (Cl2) là:

  • A. 0,19
  • B. 1,5
  • C. 0,9
  • D. 1,7

Câu 25:Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hoá học là

  • A. nồng độ, nhiệt độ và chất xúc tác.
  • B. nồng độ, áp suất và diện tích bề mặt
  • C. nồng độ, nhiệt độ và áp suất.
  • D. áp suất, nhiệt độ và chất xúc tác.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác