Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Hóa học 8 cánh diều cuối học kì 2( Đề số 2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hóa học 8 cuối học kì 2 sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là không đúng

  • A. Dung dịch base làm phenolphtalein từ không màu chuyển sang màu hồng.
  • B. Dung dịch base làm giấy quỳ tím hóa xanh.
  • C. Base tác dụng với dung dịch acid tạo thành muối và nước.
  • D. Dung dịch base làm giấy quỳ tím hóa đỏ.

Câu 2: Công thức hoá học của một trong các loại phân bón kép là

  • A. K$_{2}$SO$_{4}$.
  • B. (NH$_{4}$)$_{2}$SO$_{4}$.
  • C. KNO$_{3}$.
  • D. Ca$_{3}$(PO$_{4}$)$_{2}$

Câu 3: Trong các loại phân bón hoá học sau loại nào là phân đạm ?

  • A. KCl                       
  • B. Ca$_{3}$(PO$_{4}$)$_{2}$                        
  • C. K$_{2}$SO$_{4}$                   
  • D. (NH$_{2}$)$_{2}$CO

Câu 4: Oxide lưỡng tính là

  • A. Những oxide tác dụng với dung dịch acid tạo thành muối và nước.
  • B. Những oxide tác dụng với dung dịch base tạo thành muối và nước.
  • C. Những oxide tác dụng với dung dịch base và dung dịch acid.
  • D. Những oxide chỉ tác dụng được với muối.

Câu 5: Muối không tan trong nước là:

  • A. CuSO$_{4}$
  • B. CaSO$_{4}$
  • C. Ca(NO$_{3}$)$_{2}$
  • D. BaSO$_{4}$

Câu 6: Cho dung dịch KOH vào ống nghiệm đựng dung dịch FeCl$_{3}$, hiện tượng quan sát được là:

  • A. Có kết tủa trắng xanh.
  • B. Có khí thoát ra.
  • C. Có kết tủa đỏ nâu.
  • D. Kết tủa màu trắng.

Câu 7: Muối nào sau đây không tan?

  • A. KCl
  • B. KNO$_{3}$
  • C. ZnCl$_{2}$
  • D. ZnCO$_{3}$

Câu 8: Một oxide được sử dụng phần lớn để sản xuất H$_{2}$SO$_{4}$. Ngoài ra, oxide đó còn được dùng để tẩy trắng bột gỗ trong công nghiệp giấy, làm chất diệt nấm mốc. Oxide đó là

  • A. SO$_{2}$. 
  • B. BaO.
  • C. Al$_{2}$O$_{3}$. 
  • D. MgO.

Câu 9: Phân bón trung lượng cung cấp những nguyên tố dinh dưỡng:

  • A. N, P, K
  • B. Ca, Mg, S
  • C. Si, B, Zn, Fe, Cu, …
  • D. Ca, P, Cu

Câu 10: Dãy chất gồm các oxide acid là

  • A. CO$_{2}$, SO$_{2}$, NO, P$_{2}$O$_{5}$. 
  • B. CO$_{2}$, SO$_{2}$, Na$_{2}$O, NO$_{2}$.
  • C. SO$_{2}$, P$_{2}$O$_{5}$, CO$_{2}$, SO$_{3}$. 
  • D. H$_{2}$O, CO, NO, Al$_{2}$O$_{3}$.

Câu 11: Trong các oxide: CaO, SO$_{2}$, FeO, CO, CO$_{2}$, MgO, Na$_{2}$O, số lượng oxide base là

  • A. 3.                       
  • B. 4.                       
  • C. 5.                       
  • D. 6.

Câu 12: Để pha loãng H$_{2}$SO$_{4}$ đặc, cách làm nào sau đây đúng?

c

  • A. cách 1. 
  • B. cách 2. 
  • C. cách 3. 
  • D. cách 1 và 2.

Câu 13: Hầu hết phân đạm, amoni: NH$_{4}$NO$_{3}$, NH$_{4}$Cl, (NH$_{4}$)$_{2}$SO$_{4}$ không thích hợp cho loại đất chua là do

  • A. muối ammoni bị thủy phân tạo môi trường base
  • B. muối ammoni bị thủy phân tạo môi trường acid
  • C. muối ammoni bị thủy phân tạo môi trường trung tính
  • D. muối ammoni không bị thủy phân.

Câu 14: Một oxide của sulfur có thành phần phần trăm của O bằng 50%. Biết oxide này có khối lượng mol phân tử là 64 gam/mol. Công thức hóa học của oxide là

  • A. SO$_{2}$. 
  • B. SO. 
  • C. SO$_{3}$. 
  • D. S$_{2}$O.

Câu 15: Một bạn học sinh thực hiện thí nghiệm như sau: Lấy một ít cơm nguội để trong một cái bát (chén) và bọc kín. Một bát để trong tủ lạnh (khoảng 5 °C), một bát để ở nhiệt độ phòng (khoảng 35 °C). Bạn đó theo dõi thấy cơm ở nhiệt độ phòng bắt đầu thiu sau 12 giờ, trong khi đó cơm ở tủ lạnh bắt đầu thiu sau 84 giờ (3,5 ngày). Tốc độ phản ứng cơm bị oxi hoá (cơm thiu) ở nhiệt độ phòng lớn hơn ở nhiệt độ tủ lạnh bao nhiêu lần?

  • A. 0,14 lần
  • B. 2 lần
  • C. 7 lần
  • D. 14 lần

Câu 16: Nhiệt độ thùng vôi mới tôi lên tới 150 °C và có giá trị pH = 13,1. Vì vậy nếu chẳng may bị ngã vào thùng vôi mới tôi thì người đó vừa bị bỏng do nhiệt ướt, vừa bị bỏng do kiềm. Bỏng vôi mới tôi sẽ để lại những vết sẹo lồi, lõm hoặc loang lỗ trông rất xấu. Nhưng nếu được sơ cứu kịp thời thì hậu quả để lại sẽ được giảm nhẹ rất nhiều. Hãy lựa chọn một phương pháp sơ cứu mà em cho là có hiệu quả nhất trong các phương pháp sau:

  • A. Dội nước lạnh liên tục vào vết bỏng cho sạch vôi rồi dùng nước mắm đổ lên (nước mắm có độ pH < 7,0).
  • B. Dội nước lạnh liên tục vào vết bỏng cho sạch vôi rồi phủ kem đánh răng lên.
  • C. Chỉ dội nước lạnh liên tục vào vết bỏng cho sạch vôi.
  • D. Dội nước lạnh liên tục vào vết bỏng cho sạch vôi rồi dùng dấm ăn dội lên.

Câu 17: Cho 2 ml dung dịch HCl 0,2 M vào ống nghiệm (1), 2 ml dung dịch NaOH 0,2 M vào ống nghiệm (2), 1 ml dung dịch HCl 0,2 M và 1 ml dung dịch NaOH 0,2 M vào ống nghiệm (3). Nếu cho giấy quỳ tím vào ba ống nghiệm trên thì giấy quỳ tím trong ống nghiệm nào sẽ có màu xanh?

  • A. ống 1
  • B. ống 2
  • C. ống 3
  • D. ống 1 và ống 2

Câu 18: Nhỏ từ từ dung dịch HCl 1 M vào 100 g dung dịch kiềm M(OH)$_{n}$ có nồng độ 1,71%. Để M(OH)$_{n}$ phản ứng hết thì cần dùng 20 mL dung dịch HCl. Xác định kim loại trong hydroxide biết rằng hoá trị của kim loại có thể là I, II hoặc III.

  • A. Na
  • B. Ca
  • C. Ba
  • D. Mg

Câu 19: Dẫn khí CO$_{2}$ từ từ qua dung dịch nước vôi trong (Ca(OH)$_{2}$). Sau khi phản ứng kết thúc, trong dung dịch vẫn còn dư Ca(OH)$_{2}$ và tạo ra 20 gam CaCO$_{3}$. Tính thể tích khí CO$_{2}$ (đkc) đã tham gia phản ứng.

  • A. 2,48 lít.
  • B. 3,72 lít.
  • C. 4,96 lít.
  • D. 9,92 lít.

Câu 20: Cho một chiếc đinh sắt vào 20 ml dung dịch CuSO$_{4}$ 0,1 M. Sau khi phản ứng kết thúc, thấy có kim loại màu đỏ được tạo thành.

Giả sử CuSO$_{4}$ trong dung dịch phản ứng hết, tính khối lượng kim loại màu đỏ được tạo ra.

  • A. 0,064 g
  • B. 0,128 g
  • C. 0,64 g
  • D. 1,28 g

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác