Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Hóa học 8 cánh diều cuối học kì 2( Đề số 1)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hóa học 8 cuối học kì 2 sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Một trong các nguyên tố hoá học cần cung cấp cho cây trồng với một lượng nhỏ (vi lượng) dưới dạng hợp chất là

  • A. N.                          
  • B. Zn.                         
  • C. P.                        
  • D. K.

Câu 2: Oxide base là

  • A. Những oxide tác dụng với dung dịch acid tạo thành muối và nước.
  • B. Những oxide tác dụng với dung dịch base tạo thành muối và nước.
  • C. Những oxide không tác dụng với dung dịch base và dung dịch acid.
  • D. Những oxide chỉ tác dụng được với muối.

Câu 3: Để đánh giá chất lượng phân đạm, người ta dựa vào chỉ số

  • A. % khối lượng NO có trong phân
  • B. % khối lượng HNO$_{3}$ có trong phân
  • C. % khối lượng N có trong phân
  • D. % khối lượng NH$_{3}$ có trong phân

Câu 4: Muối ăn có công thức hoá học là:

  • A. Na$_{2}$SO$_{4}$.
  • B. Na$_{2}$CO$_{3}$.
  • C. NaCl.
  • D. Na$_{2}$S

Câu 5: Oxide nào sau đây là oxide acid?

  • A. SO$_{2}$. 
  • B. Na$_{2}$O. 
  • C. Al$_{2}$O$_{3}$. 
  • D. CO.

Câu 6: Trong các hợp chất sau hợp chất có trong tự nhiên dùng làm phân bón hoá học

  • A. CaCO$_{3}$              
  • B. Ca$_{3}$ (PO$_{4}$)$_{2}$                            
  • C. Ca(OH) $_{2}$                     
  • D. CaCl$_{2}$

Câu 7: Điền vào chỗ trống: “Muối là những hợp chất được tạp ra khi thay thế ion … trong … bằng ion kim loại hoặc ion ammonium ($NH_{4}^{+}$)

  • A. OH$^{-}$, base
  • B. OH$^{-}$, acid
  • C. H$^{+}$, acid
  • D. H$^{+}$, base

Câu 8: Chọn chất thích hợp để điền vào vị trí dấu ? trong phương trình hoá học sau:

CO$_{2}$ + ? ⇢ K$_{2}$CO$_{3}$ + H$_{2}$O

  • A. KCl
  • B. KOH
  • C. NaNO$_{3}$
  • D. BaCl$_{2}$

Câu 9: Nhóm các dung dịch có pH < 7

  • A. HCl, NaOH. 
  • B. Ba(OH)$_{2}$, H$_{2}$SO$_{4}$ 
  • C. NaCl, HCl. 
  • D. H$_{2}$SO$_{4}$, HNO$_{3}$.

Câu 10: Trong các muối NaCl, CaCO$_{3}$, KNO$_{3}$, BaSO$_{4}$, CuSO$_{4}$, AgCl, MgCO$_{3}$, số lượng muối tan trong nước là

  • A. 3.                       
  • B. 4.                       
  • C. 5.                       
  • D. 6.

Câu 11: Các quả pháo hoa khi được bắn lên sẽ bốc cháy nhanh và nổ ra thành những chùm ánh sáng đẹp mắt. Vì sao khi sản xuất pháo hoa người ta thường sử dụng các nguyên liệu ở dạng bột?

  • A. Nguyên liệu ở dạng bột có khối lượng nhẹ hơn
  • B. Nguyên liệu ở dạng bột có diện tích tiếp xúc lớn hơn 
  • C. Nguyên liệu dạng bột có giá thành rẻ hơn
  • D. Nguyên liệu dạng bột có chất xúc tác

Câu 12: Trong sản xuất rượu vang, một loại oxide được dùng làm chất chống oxy hóa, ức chế một số loại vi khuẩn, do đó có thể lưu trữ rượu được lâu hơn. Tuy nhiên, lượng oxide có trong rượu phải được kiểm soát một cách nghiêm ngặt để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. Đó là loại oxide nào?

  • A. SO$_{2}$. 
  • B. CO$_{2}$.
  • C. Cr$_{2}$O$_{3}$. 
  • D. CaO.

Câu 13: Các chất A, B, C là chất phản ứng, chất sản phẩm trong các phản ứng sau:

a) Mg + A ⇢ B + H$_{2}$

b) B + NaOH ⇢ Mg(OH)$_{2}$ + C

c) C + AgNO$_{3}$ ⇢ AgCl + NaNO$_{3}$

Hãy xác định chất C:

  • A. HCl
  • B. NaOH
  • C. NaCl
  • D. MgCl$_{2}$

Câu 14: Để nhận biết 2 loại phân bón hoá học là: NH$_{4}$NO$_{3}$ và NH$_{4}$Cl. Ta dùng dung dịch

  • A. NaOH 
  • B. Ba(OH)$_{2}$
  • C. AgNO$_{3}$ 
  • D. BaCl$_{2}$

Câu 15: Phản ứng phân huỷ H$_{2}$O$_{2}$ xảy ra như sau: 2H$_{2}$O$_{2}$ → 2H$_{2}$O + O$_{2}$.

Người ta cho 5 mL dung dịch H$_{2}$O$_{2}$ (cùng nồng độ) vào 5 ống nghiệm. Sau đó lần lượt cho vào 4 ống nghiệm lượng nhỏ các chất Fe, MnO$_{2}$, KI, SiO$_{2}$ và một ống giữ nguyên. Đun nóng 5 ống nghiệm ở cùng một nhiệt độ và đo thời gian đến khi phản ứng kết thúc. Kết quả thu được được trình bày trên biểu đồ như sau:

c

Từ biểu đồ trên hãy cho biết chất nào không có tác dụng xúc tác?

  • A. Fe
  • B. MnO$_{2}$
  • C. KI
  • D. SiO$_{2}$

Câu 16: Cho các phát biểu sau:

(1) Muối tác dụng với acid tạo thành muối mới và acid mới.

(2) Hai dung dịch muối tác dụng với nhau tạo thành hai muối mới.

(3) Phản ứng trao đổi là phản ứng hóa học, trong đó hai hợp chất tham gia phản ứng trao đổi với nhau những thành phần cấu tạo của chúng để tạo ra những hợp chất mới.

(4) Phản ứng trung hòa không thuộc loại phản ứng trao đổi.

Số phát biểu đúng là

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 17: Hàm lượng KCl có trong một loại phân kali có độ dinh dưỡng 50% là

  • A. 79,26%.  
  • B. 95.51%.  
  • C. 31,54%. 
  • D. 26,17%.

Câu 18: Trong phòng thí nghiệm, cần điều chế 2,479 L khí hydrogen (ở 25 °C, 1 Bar). Người ta cho kẽm tác dụng với dung dịch H$_{2}$SO$_{4}$ 9,8% (hiệu suất phản ứng 100%). Tính khối lượng dung dịch H$_{2}$SO$_{4}$ cần dùng.

  • A. 9,8g
  • B. 98g
  • C. 100g
  • D. 120g

Câu 19: Khi đốt nóng, kim loại R phản ứng mạnh với oxygen tạo ra oxide (ở thể rắn, màu trắng, không tan trong nước nhưng tan được trong dung dịch acid HCl).

Xác định công thức của oxide trên, biết kim loại R có hoá trị II và phần trăm khối lượng của kim loại R trong oxide là 60%.

  • A. MgO
  • B. CaO
  • C. CuO
  • D. FeO

Câu 20: Một loại hợp kim có hai thành phần là nhôm (aluminium) và sắt. Để xác định thành phần phần trăm về khối lượng của hợp kim, người ta làm như sau: lấy 5,5 g hợp kim cắt nhỏ, cho phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch HCl. Sau khi kim loại tan hết, cô cạn cẩn thận dung dịch. Cân hỗn hợp chất rắn thu được (gồm AlCl$_{3}$ và FeCl$_{2}$), thấy khối lượng là 19,7 g. Tính phần trăm về khối lượng nhôm trong hỗn hợp đầu.

  • A. 41,19%
  • B. 49,09%
  • C. 50,91%
  • D. 58,81%

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác