Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Hóa học 11 chân trời sáng tạo giữa học kì 2 ( Đề số 3)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hóa học 11 giữa học kì 2 sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Chất nào sau đây là alcohol bậc II?

  • A. propan-1-ol.                                            
  • B. 2-methylpropan-1-ol.           
  • C. propan-2-ol.                   
  • D. 2-methylpropan-2-ol.

Câu 2: Arene hay còn gọi là hydrocarbon thơm là những hydrocarbon trong phân tử có chứa một hay nhiều

  • A. vòng benzene.                                                 
  • B. liên kết đơn.
  • C. liên kết đôi.                                                     
  • D. liên kết ba.

Câu 3: Nhận xét nào sau đây không đúng?

  • A. Alkane không tham gia phản ứng cộng.
  • B. Phản ứng đặc trưng của alkene và alkyne là phản ứng cộng.
  • C. Benzene và đồng đẳng dễ tham gia phản ứng thế hơn phản ứng cộng.
  • D. Styrene dễ tham gia phản ứng thế hơn phản ứng cộng.

Câu 4: Butane có công thức phân tử là

  • A. C$_{2}$H$_{6}$.
  • B. C$_{4}$H$_{10}$.
  • C. C$_{3}$H$_{6}$.
  • D. C$_{4}$H$_{8}$.

Câu 5: Tên gọi theo danh pháp thay thế của dẫn xuất halogen có công thức cấu tạo CH$_{3}$CHClCH$_{3}$ là

  • A. 1-chloropropane.                                     
  • B. 2-chloropropane.
  • C. 3-chloropropane.                                     
  • D. propyl chloride.

Câu 6: Cho CaC$_{2}$ vào H$_{2}$O thu được khí

  • A. CH$_{4}$.
  • B. C$_{2}$H$_{2}$.
  • C. C$_{2}$H$_{4}$.
  • D. CO$_{2}$.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A. Trong phân tử alkane chỉ chứa các liên kết σ bền vững.
  • B. Các phân tử alkane hầu như không phân cực.
  • C. Ở điều kiện thường các alkane tương đối trơ về mặt hoá học.
  • D. Trong phân tử methane, bốn liên kết C–H hướng về bốn đỉnh của một hình vuông.

Câu 8: Nung hợp chất hữu cơ X với lượng dư CuO thoát ra khí CO$_{2}$, hơi H$_{2}$O và khí N$_{2}$. Chất X

  • A. chắc chắn chứa C, H, N và có thể có oxygen.
  • B. chỉ có nguyên tố C và H.
  • C. chắc chắn có chứa C, H và có thể có N.
  • D. có ba nguyên tố C, H và O.

Câu 9: Cracking alkane là quá trình phân cắt liên kết C–C (bẻ gãy mạch carbon) của các alkane mạch dài để tạo thành hỗn hợp các hydrocarbon có mạch carbon

  • A. ngắn hơn.                                         
  • B. dài hơn. 
  • C. không đổi.                                        
  • D. thay đổi.

Câu 10: Cho các chất kèm theo nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi oC sau:

(X) but-1-ene ( -185 và -6,3); (Y) trans-but-2-ene (-106 và 0,9);

(Z) cis-but-2-ene ( -139 và 3,7; (T) pent-1-ene (-165 và 30).

Chất nào là chất lỏng ở điều kiện thường?

  • A. (X).                       
  • B. (Y).                       
  • C. (Z).                       
  • D. (T).

Câu 11: Cho các dẫn xuất halogen sau:

(1) C$_{2}$H$_{5}$F;                (2) C$_{2}$H$_{5}$Cl;              

(3) C$_{2}$H$_{5}$Br;              (4) C$_{2}$H$_{5}$I.

Thứ tự giảm dần nhiệt độ sôi là

  • A. (1) > (2) > (3) > (4).                                    
  • B. (1) > (4) > (2) > (3).
  • C. (4) > (3) > (2) > (1).                                    
  • D. (4) > (2) > (1) > (3).

Câu 12: Alkane X có phần trăm khối lượng cacbon bằng 80%. Công thức phân tử của X là

  • A. CH$_{4}$.
  • B. C$_{3}$H$_{8}$.
  • C. C$_{2}$H$_{6}$.
  • D. C$_{4}$H$_{10}$.

Câu 13: Phân tử chất nào sau đây có thể cộng thêm 5 phân tử H$_{2}$ (xúc tác Ni, đun nóng)?

  • A. Benzene.               
  • B. Toluene.               
  • C. Styrene.               
  • D. Naphthalene.

Câu 14: Phát biểu nào sau đây không đúng (ở điều kiện thường)?

  • A. Các alkane từ C1 đến C4 và neopentane ở trạng thái khí.
  • B. Các alkane từ C5 đến C17 (trừ neopentane) ở trạng thái lỏng.
  • C. Các alkane không tan hoặc tan rất ít trong nước và nhẹ hơn nước.
  • D. Các alkane không tan hoặc tan rất ít trong các dung môi hữu cơ.

Câu 15: Sản phẩm chính theo quy tắc Zaitsev của phản ứng tách HCl ra khỏi phân tử 2-chloro-3-methyl butane là

  • A. 2-methylbut-2-ene.                                 
  • B. 3-methylbut-2-ene.
  • C. 3-methylbut-3-ene.                                 
  • D. 2-methylbut-3-ene.

Câu 16: Cho các alkane kèm theo nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi (°C) sau: propane (–187,7 và –42,1), butane (–138,3 và –0,5), pentane (–129,7 và 36,1), hexane (–95,3 và 68,7).

Số alkane tồn tại ở thể khí ở điều kiện thường là

  • A. 1.                      
  • B. 2.                      
  • C. 3.                      
  • D. 4.

Câu 17: Đốt cháy hoàn toàn hydrocarbon X bằng một lượng oxygen vừa đủ. Sản phẩm khí và hơi dẫn qua bình đựng H$_{2}$SO$_{4}$ đặc thì thể tích giảm một nửa. X thuộc dãy đồng đẳng nào?

  • A. Alkane.      
  • B. Alkene.
  • C. Alkyne.      
  • D. Không xác định được.

Câu 18: Xét phản ứng hoá học sau:

$ CH_{3}CH=CH_{2}+KMnO_{4}+H_{2}O\rightarrow CH_{3}CH(OH)CH_{2}OH+MnO_{2}+KOH$

Tổng hệ số tỉ lượng tối giản của các chất trong phản ứng này bằng

  • A. 13.                      
  • B. 14.                      
  • C. 15.                      
  • D. 16.

Câu 19: Tính lượng glucose cần lên men để sản xuất 100L cồn y tế 70°, biết hiệu suất của quá trình lên men là 80%, khối lượng riêng của ethanol là 0,789 g/mL.

  • A. 55,23 kg
  • B. 1 440 kg
  • C. 3 780 kg
  • D. 7 500 kg

Câu 20: Cho các phát biểu sau:

(a) Trong phân tử alcohol có nhóm –OH.

(b) Ethyl alcohol dễ tan trong nước vì phân tử alcohol phân cực và alcohol có thể tạo liên kết hydrogen với phân tử nước.

(c) Hợp chất C$_{6}$H$_{5}$OH là alcohol thơm, đơn chức.

(d) Nhiệt độ sôi của CH$_{3}$–CH$_{2}$CH$_{2}$OH cao hơn của CH$_{3}$–O–CH$_{2}$CH$_{3}$.

(e) Có 5 alcohol đồng phân cấu tạo ứng với công thức phân tử C$_{4}$H$_{10}$O.

Số phát biểu đúng là

  • A. 2.                          
  • B. 3.                          
  • C. 4.                          
  • D. 5.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác