Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Hóa học 11 chân trời sáng tạo giữa học kì 2 ( Đề số 1)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hóa học 11 giữa học kì 2 sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Chất nào sau đây không phải là hydrocarbon

  • A. CH$_{3}$-CH$_{3}$.                                                     
  • B. CH$_{2}$=CH$_{2}$.
  • C. CH≡CH.                                                      
  • D. CH$_{3}$-CH$_{2}$-OH.

Câu 2: Nhận định nào sau đây về cấu tạo của phân tử benzene không đúng?

  • A. Phân tử benzene có 6 nguyên tử carbon tạo thành hình lục giác đều.
  • B. Tất cả nguyên tử carbon và hydrogen đều nằm trên một mặt phẳng.
  • C. Các góc liên kết đều bằng 109,5°.
  • D. Các độ dài liên kết carbon - carbon đều bằng nhau.

Câu 3: Chất nào sau đây trong phân tử có liên kết đôi?

  • A. C$_{3}$H$_{8}$.
  • B. C$_{2}$H$_{2}$.
  • C. C$_{2}$H$_{4}$.
  • D. CH$_{4}$.

Câu 4: Ở điều kiện thường, chất nào sau đây làm mất màu dung dịch brom?

  • A. CH$_{4}$.
  • B. C$_{2}$H$_{4}$.
  • C. C$_{3}$H$_{8}$.
  • D. C$_{4}$H$_{10}$.

Câu 5: Công thức phân tử nào sau đây không phải là công thức của một alkane?

  • A. C$_{2}$H$_{6}$.                    
  • B. C$_{3}$H$_{6}$.                    
  • C. C$_{4}$H$_{10}$.                    
  • D. C$_{5}$H$_{12}$.

Câu 6: Alkane có công thức tổng quát là

  • A. C$_{n}$H$_{2n+2}$ (n ≥ 1).
  • B. C$_{n}$H$_{2n}$ (n ≥ 2).
  • C. C$_{n}$H$_{2n-2}$ (n ≥ 3).
  • D. C$_{n}$H$_{2n-6}$ (n ≥ 6).

Câu 7: Số alkene có cùng công thức C$_{4}$H$_{8}$ và số alkyne có cùng công thức C$_{4}$H$_{6}$ lần lượt là

  • A. 4 và 2.                   
  • B. 4 và 3.                   
  • C. 3 và 3.                   
  • D. 3 và 2.

Câu 8: Pentane là tên theo danh pháp thay thế của

  • A. CH$_{3}$[CH$_{2}$]$_{2}$CH$_{3}$.                                            
  • B. CH$_{3}$ [CH$_{2}$]$_{3}$CH$_{3}$.
  • C. CH$_{3}$ [CH$_{2}$]$_{4}$CH$_{3}$.                                            
  • D. CH$_{3}$ [CH$_{2}$]$_{5}$CH$_{3}$.

Câu 9: Cho isopentan tác dụng với Cl$_{2}$ (chiếu sáng, tỉ lệ mol 1 : 1), số sản phẩm monoclo tối đa thu được là

  • A. 5.
  • B. 4.
  • C. 3.
  • D. 2.

Câu 10: Buta-1,3-dien phản ứng với HBr (tỉ lệ mol 1 : 1) ở nhiệt độ 40 °C tạo sản phẩm chính là

  • A. CH$_{2}$=CH–CHBr–CH$_{3}$.
  • B. CH$_{3}$–CH=CH–CH$_{2}$Br.
  • C. CH$_{2}$=CH–CH$_{2}$–CH$_{2}$Br.
  • D. CHBr–CH=CH–CH$_{2}$Br.

Câu 11: Nhận xét nào sau đây về tính chất hoá học của benzene là không đúng?

  • A. Benzene khó tham gia phản ứng cộng hơn ethylene.
  • B. Benzene dễ tham gia phản ứng thế hơn so với phản ứng cộng.
  • C. Benzene không bị oxi hoá bởi tác nhân oxi hoá thông thường.
  • D. Benzene làm mất màu dung dịch nước bromine ở điều kiện thường.

Câu 12: Cho dẫn xuất halogen có công thức cấu tạo sau:

c

Danh pháp thay thế của dẫn xuất halogen trên là

  • A. 3,4-dimethyl-2-chlorohexane.                     
  • B. 2-chloro-3,4-dimethylhexane.
  • C. 3,4-dimethyl-5-chlorohexane.                     
  • D. 5-chloro-3,4-dimethylhexane.

Câu 13: Cho các chất sau: (1) 2-methylbutane; (2) 2-methylpentane; (3) 3-methylpentane; (4) 2,2-dimethylbutane và (5) benzene. 

Trong số các chất này, có bao nhiêu chất có thể là sản phẩm reforming hexane?

  • A. 5.                      
  • B. 2.                      
  • C. 3.                      
  • D. 4.

Câu 14: Cho các chất sau: (X) o-bromotoluene; (Y) m-bromotoluene; (Z) p-bromotoluene,

Sản phẩm chính của phản ứng giữa toluen với bromine ở nhiệt độ cao có mặt iron(III) bromine là

  • A. (X) và (Y).                    
  • B. (Y) và (Z).                    
  • C. (X) và (Z).                    
  • D. (Y).

Câu 15: Cho các chất sau: acetylene; methyl acetylene; ethyl acetylene và dimethyl acetylene.

Số chất tạo được kết tủa khi tác dụng với dung dịch AgNO$_{3}$ trong NH$_{3}$ là

  • A. 1.                      
  • B. 2.                      
  • C. 3.                      
  • D. 4.

Câu 16: Cho 0,15 mol C$_{2}$H$_{2}$ phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO$_{3}$ trong NH$_{3}$ thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

  • A. 24,0.
  • B. 21,6.
  • C. 10,8.
  • D. 36.

Câu 17: Để pha chế một loại cồn sát trùng sử dụng trong y tế, người ta cho 700 mL ethanol nguyên chất vào bình định mức rồi thêm nước cất vào, thu được 1000 mL cồn. Hồn hợp trên có độ cồn là

  • A. 17°.                    
  • B. 7°.                    
  • C. 70°.                    
  • D. 170°.

Câu 18: Xăng E5 chứa 5% thể tích ethanol hiện đang được sử dụng phổ biến ở nước ta để thay thế một phần xăng thông thường. Một người đi xe máy mua 2 L xăng E5 để đổ vào bình chứa nhiên liệu. Thể tích ethanol có trong lượng xăng trên là

  • A. 50 mL.                    
  • B. 92 mL.                    
  • C. 46 mL.                    
  • D. 100 mL.

Câu 19: Biết độ dài liên kết C=C là 134 pm, liên kết C-C là 154 pm. Thực tế, 3 liên kết π trong vòng benzene không cố định mà trải đều trên toàn bộ vòng benzene. Giá trị nào dưới đây phù hợp với độ dài liên kết giữa carbon và carbon trong phân tử benzene?

  • A. 125 pm.
  • B. 132 pm.  
  • C. 160 pm.  
  • D. 139 pm.

Câu 20: Cho m gam hỗn hợp X gồm phenol và ethanol phản ứng hoàn toàn với Na dư, thu được 1 239,5 mL khí H$_{2}$ (đo ở điều kiện chuẩn 25 °C, 1 bar). Mặt khác, m gam X phản ứng tối đa với 100 mL dung dịch NaOH 0,5 M. Giá trị của m là

  • A. 7,0.                    
  • B. 10,5.              
  • C. 14,0.                   
  • D. 21,0.

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác