Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Hóa học 11 chân trời sáng tạo cuối học kì 2 (Đề số 3)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hóa học 11 cuối học kì 2 sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Dãy chất nào sau đây thuộc loại alkane?

  • A. $C_{4}H_{4},C_{2}H_{4},CH_{4}$
  • B. $CH_{4},C_{3}H_{6},C_{5}H_{12}$
  • C. $C_{2}H_{6},CH_{4},C_{5}H_{12}$
  • D. $C_{2}H_{6},C_{4}H_{8},CH_{4}$

Câu 2: Trong điều kiện thích hợp glucose lên men tạo thành khí CO$_{2}$ và chất nào dưới đây?

  • A. CH$_{3}$COOH. 
  • B. CH$_{3}$CHO.
  • C. HCOOH. 
  • D. C$_{2}$H$_{5}$OH.

Câu 3: Số đồng phân alcohol của C$_{4}$H$_{9}$OH là     

  • A. 4.        
  • B. 3.        
  • C. 2.  
  • D. 1.

Câu 4: Acid formic không thể tác dụng với chất nào sau đây?

  • A. dd AgNO$_{3}$/ NH$_{3}$.
  • B. CH$_{3}$OH.
  • C. CH$_{3}$CHO.
  • D. Cu(OH)$_{2}$.

Câu 5: Liên kết đôi được hình thành bởi

  • A. Một liên kết π.        
  • B. Một liên kết σ và một liên kết π.
  • C. Hai liên kết π.         
  • D. Hai liên kết σ.

Câu 6: Alcohol no đơn chức tác dụng được với CuO tạo aldehyde là

  • A. ancol bậc 2.  
  • B. ancol bậc 3.
  • C. ancol bậc 1.  
  • D. ancol bậc 1 và ancol bậc 2.

Câu 7: Có 2 bình chứa hai khí riêng biệt mất nhãn là methan và ethylene. Để phân biệt chúng ta dùng

  • A. dung dịch nước bromine.            
  • B. Tàn đóm đỏ. 
  • C. dung dịch nước vôi trong.
  • D. Quỳ tím.

Câu 8: Dãy gồm các chất đều phản ứng với phenol là:

  • A. dung dịch NaCl, dung dịch NaOH, kim loại Na.
  • B. nước bromine, acetaldehyde, dung dịch NaOH.
  • C. nước bromine, acetic anhydride, dung dịch NaOH.
  • D. nước bromine, acetic acid, dung dịch NaOH.

Câu 9: Vị chua của giấm là do chứa

  • A. acetic acid.          
  • B. salicylic acid.      
  • C. oxalic acid.         
  • D. citric acid.

Câu 10: Cho dãy các chất sau: HCHO, CH$_{3}$COOH, CH$_{3}$CHO, HCOOH, C$_{2}$H$_{5}$OH. Số chất trong dãy có thể tham gia phản ứng tráng bạc là

  • A. 3.                         
  • B. 6.                         
  • C. 4.                         
  • D. 5.

Câu 11: phenol, ethan, ethanol và propan - 1- ol. Chất có nhiệt độ sôi thấp nhất là

  • A. phenol.
  • B. ethan. 
  • C. ethanol.  
  • D. propan - 1 - ol.

Câu 12: Rót 1 – 2 mL dung dịch chất (X) đậm đặc vào ống nghiệm đựng 1 – 2 mL dung dịch NaHCO$_{3}$. Đưa que diêm đang chảy vào miệng ống nghiệm thì que diêm tắt. Chất (X) có thể là chất nào sau đây?

  • A. Ethanol.                                                        
  • B. Acetaldehyde.
  • C. Acetic acid.                                                   
  • D. Phenol.

Câu 13: Cho dung dịch chứa 4,4 gam CH$_{3}$CHO tác dụng với dung dịch AgNO$_{3}$/NH$_{3}$ (dư). Sau phản ứng thu được m gam bạc. Giá trị m là

  • A. 10,8 gam.     
  • B. 21,6 gam.
  • C. 32,4 gam.
  • D. 43,2 gam.

Câu 14: Trong khói bếp có chứa một lượng nhỏ chất khí (X), chất (X) này có tính sát trùng, diệt khuẩn, chống mọt nên người ta thường để những vật liệu bằng tre, nứa ở nơi có khỏi bếp để bảo quản được lâu hơn. Chất (X) là chất nào sau đây?

  • A. CH$_{3}$COOH.              
  • B. C$_{2}$H$_{5}$OH.                 
  • C. HCHO.                
  • D. NaCl.

Câu 15: Hỗn hợp A gồm propyne và hydro có tỉ khối hơi so với H$_{2}$ là 10,5. Nung nóng hỗn hợp A với xúc tác Ni một thời gian thu được hỗn hợp khí B có tỉ khối hơi so với H$_{2}$ là 15. Hiệu suất của phản ứng hydro hóa là:

  • A. 50%              
  • B. 55%    
  • C. 40%              
  • D. 60%

Câu 16: Malic acid là thành phần chính tạo nên vị chua của quả táo, acid này có công thức cấu tạo như sau: HOOC–CH(OH)–CH$_{2}$–COOH. Tên gọi khác của acid này là

  • A. 2-hydroxybutane-1,4-dioic acid.
  • B. 3-hydroxybutane-1,4-dioic acid.
  • C. 2,3-dihydroxybutanoic acid.
  • D. 2-hydroxypropane-1,2,3-tricarboxylic acid.

Câu 17: Hỗn hợp X có tỉ khối so với H$_{2}$ là 21,2 gồm propane, propene và propyne. Khi đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, tổng khối lượng của CO$_{2}$ và H$_{2}$O thu được là:

  • A. 20,40 gam. 
  • B. 18,96 gam.
  • C. 16,80 gam. 
  • D. 18,60 gam.

Câu 18: Acetone được điều chế bằng cách oxi hoá cumene nhờ oxygen, sau đó thuỷ phân trong dung dịch H$_{2}$SO$_{4}$ loãng. Để thu được 87 gam acetone thì lượng cumene cần dùng (giả sử hiệu suất quá trình điều chế đạt 80%) là

  • A. 144 gam.                                                      
  • B. 180 gam.
  • C. 225 gam.                                                      
  • D. 216 gam.

Câu 19: Hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ no, mạch hở (đều chứa C, H, O), trong phân tử mỗi chất có hai nhóm chức trong số các nhóm -OH, -CHO, -COOH. Cho m gam X phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO$_{3}$ trong NH$_{3}$, thu được 4,05 gam Ag và 1,86 gam một muối ammoni hữu cơ. Cho toàn bộ lượng muối ammoni hữu cơ này vào dung dịch NaOH (dư, đun nóng), thu được 0,02 mol NH$_{3}$. Giá trị của m là

  • A.  1,50   
  • B.  1,24   
  • C.  2,98   
  • D. 1,22

Câu 20: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai alkane kế tiếp trong dãy đồng đẳng được 6,6 gam CO$_{2}$ và 4,5 gam H$_{2}$O. Công thức phân tử 2 alkane là

  • A. CH$_{4}$ và C$_{2}$H$_{6}$.
  • B. C$_{2}$H$_{6}$ và C$_{3}$H$_{8}$. 
  • C. C$_{3}$H$_{8}$ và C$_{4}$H$_{10}$.
  • D. C$_{4}$H$_{10}$ và C$_{5}$H$_{12}$.

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác