Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Hóa học 11 cánh diều cuối học kì 1 (Đề số 1)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hóa học 11 cuối học kì 1 sách cánh diều . Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Có 4 dung dịch: Natri clorua, rượu etylic, axit axetic, kali sunfat đều có nồng độ $0,1 mol/l$. Khả năng dẫn điện của các dung dịch đó tăng dần theo thứ tự nào trong các thứ tự sau:

  • A. $NaCl < C_2H_5OH < CH_3COOH < K_2SO_4$.
  • B. $C_2H_5OH < CH_3COOH < NaCl < K_2SO_4$.
  • C. $C_2H_5OH < CH_3COOH < K_2SO_4 < NaCl$.
  • D. $CH_3COOH < NaCl < C_2H_5OH < K_2SO_4$.

Câu 2:  Trộn $V1$ lít dung dịch $H_2SO_4$ có $pH = 3_ với 2 lít dung dịch $NaOH$ có $pH = 12$, thu được dung dịch mới có $pH = 4$. Tỉ số $V1 : V2$ có giá trị là

  • A. 8/1   
  • B. 101/9   
  • C. 10/1   
  • D. 4/1

Câu 3: Cho dung dịch $CH_3COOH 0,2M ( K_a = 10^{−4,75})$ ( dung dịch A). Dùng thuốc thử nào sau đây để nhận biết axit trong dung dịch A

  • A. Giấy quỳ ( khoảng pH đổi màu tử 5- 8,2)
  • B. Phenolphthalein ( khoảng pH đổi màu từ 8,3- 10)
  • C. Methyl cam ( khoảng pH đổi màu từ 2,1- 4,4)
  • D. Metyl đỏ ( Khoảng pH đổi màu tử 4,2- 6,3)

Câu 4: Hòa tan hoàn toàn $26,52 gam Al_2O_3$ bằng một lượng vừa đủ dung dịch HNO3, thu được 247 gam dung dịch X. Làm lạnh X đến $20^{\circ}C$ thì có m gam tinh thể $Al(NO_3)_3.9H_2O$ tách ra. Biết ở $20^{\circ}C$ cứ 100 gam $H_2O$ hòa tan được tối đa $75,44 gam Al(NO_3)_3$. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

  • A. 90
  • B. 33
  • C. 14
  • D. 19

Câu 5: Để tách riêng $NH_3$ ra khỏi hỗn hợp gồm $N_2, H_2, NH_3$ trong công nghiệp, người ta đã: 

  • A. Cho hỗn hợp qua nước vôi trong dư
  • B. Nén và làm lạnh hỗn hợp để hóa lỏng $NH_3$
  • C. Cho hỗn hợp qua dung dịch $H_2SO_4$ đặc
  • D. Cho hỗn hợp qua bột $CuO$ nung nóng

Câu 6: Phương pháp phổ hồng ngoại là phép đo

  • A. Sự tương tác của bức xạ hồng ngoại với vật chất
  • B. Sự ảnh hưởng của ánh sáng nhìn thấy đối với các hợp chất
  • C. Năng lượng của các vật chất
  • D. Đáp án khác

Câu 7: Sulfur dioxide có thể tham gia những phản ứng sau:

(1)  $SO_2  + Br_2 + 2H_2O \rightarrow H_2SO_4 + 2HBr$

(2)  $SO_2 + 2H_2S \rightarrow 3S + 2H_2O$

Câu nào sau đây diễn tả không đúng tính chất của các chất trong phản ứng trên ?

  • A. Phản ứng (1): $SO_2$ là chất khử, $Br_2$ là chất oxi hóa.
  • B. Phản ứng (2): $SO_2$ là chất oxi hóa, $H_2S$ là chất khử.     
  • C. Phản ứng (2): $SO_2$ là vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa.
  • D. Phản ứng (1): $Br_2$ là chất oxi hóa; phản ứng (2): $H_2S$ là chất khử.

Câu 8: Cho 0,015 mol một loại hợp chất oleum vào nước thu được 200ml dung dịch X. Để trung hòa 100 ml dung dịch X cần dùng 200 ml dung dịch NaOH 0,15M. Thành phần phần trăm về khối lượng của nguyên tố lưu huỳnh trong oleum trên là

  • A. 37,86%     
  • B. 35,96%
  • C. 23,97%     
  • D. 32,655%

Câu 9: Dãy kim loại nào trong các dãy sau đây gồm các kim loại đều không tác dụng với dung dịch $H_2SO_4$ đặc, nguội?

  • A. Al, Fe, Au, Mg
  • B. Zn, Pt, Au, Mg
  • C. Al, Fe, Zn, Mg
  • D. Al, Fe, Au, Pt

Câu 10: Cho phương trình hóa học:

$aAl + bH_2SO_4 \rightarrow cAl_2(SO_4)_3 + dSO_2 + eH_2O$

Tỉ lệ $a : b$ là

  • A. 1:1    
  • B. 2:3    
  • C. 1:3    
  • D. 1:2

Câu 11: Hơi thủy ngân rất độc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thủy ngân thì chất bột được dùng để rắc lên thủy ngân rồi gom lại là

  • A. Vôi sống.
  • B. Cát.
  • C. Muối ăn.
  • D. Sulfur.

Câu 12: Phương trình hóa học nào sau đây không đúng?

  • A. $Cu + 2H_2SO_4 (đặc) \rightarrow CuSO_4 + SO_2 + 2H_2O$
  • B. $Fe + S \rightarrow FeS$
  • C. $2Ag + O_3 \rightarrow Ag_2O + O_2$
  • D. $2Fe + 3H_2SO_4$ (loãng) $\rightarrow Fe_2(SO_4)_3 + 3H_2$

Câu 13: Cho hỗn hợp gồm 1 mol chất X và 1 mol chất Y tác dụng hết với dung dịch $H_2SO_4$ đặc, nóng (dư) tạo ra 1 mol khí $SO_2$ (sản phẩm khử duy nhất). Hai chất X, Y là

  • A. $Fe, Fe_2O_3$
  • B. $Fe, FeO$
  • C. $Fe_3O_4, Fe_2O_3$
  • D. $FeO, Fe_3O_4$

Câu 14: Lycopene, công thức phân tử $C_40H_56$ là chất màu đỏ trong quả cà chua, chỉ chứa liên kết đôi và liên kết đơn trong phân tử. Hiđro hóa hoàn toàn licopen được hiđrocacbon $C_40H_82$. Licopen có:

  • A. 1 vòng; 12 nối đôi.                                  
  • B. 1 vòng; 5 nối đôi.  
  • C. 4 vòng; 5 nối đôi.                                    
  • D. Mạch hở; 13 nối đôi.

Câu 15: Nồng độ ban đầu của $Br_2$ là a mol/ lít, sau 50 giây nồng độ $Br_2$ còn lại là 0,01 mol/ lít. Tốc độ trung bình của phản ứng trên tính theo $Br_2$ là 4.10-5 mol/ (l.s). Giá trị của a là

  • A. 0,018                        
  • B. 0,016                        
  • C. 0,014                        
  • D. 0,012

Câu 16: Nén 2 mol $N_2$ và $8 mol H_2$ vào bình kín có thể tích là 2 lít (chỉ chứa sẵn chất xúc tác với thể tích không đáng kể) đã được giữ ở nhiệt độ không đổi. Khi phản ứng trong bình đạt cân bằng, áp suất các kí trong bình bằng 0,8 lần áp suất lúc đầu (khi mới cho vào bình, chưa xảy ra phản ứng). Nồng độ $N_2$ thời điểm cân bằng là: 

  • A. 2M
  • B. 2,5M
  • C. 0,5M
  • D. 1M

Câu 17: Hằng số cân bằng Kc của phản ứng chỉ phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?   

  • A. Nồng độ
  • B. Áp suất 
  • C. Nhiệt độ 
  • D. Chất xúc tác.

Câu 18: Kết luận nào sau đây là đúng ?

  • A. Phản ứng của các chất hữu cơ thường xảy ra rất nhanh.
  • B. Phản ứng của các chất hữu cơ thường xảy ra rất chậm và theo nhiều hướng khác nhau.
  • C. Phản ứng của các chất hữu cơ thường xảy ra rất chậm và chỉ theo một hướng xác định.
  • D. Phản ứng của các chất hữu cơ thường xảy ra nhanh và không theo một hướng nhất định.

Câu 19: Phân tích 0,45 gam hợp chất hữu cơ $X (C, H, N)$ thu được 0,88 gam $CO_2$. Mặt khác, nếu phân tích 0,45 gam X để toàn bộ N trong X chuyển thành $NH_3$ rồi dẫn $NH_3$ vừa tạo thành vào 100ml dung dịch H2SO4 0,4M thu được dung dịch Y. Trung hòa acid dư trong Y cần 70ml dung dịch $NaOH 1M$. Biết khối lượng phân tử của X là 45. Công thức phân tử của X là

  • A. $C_2H_8N_2$
  • B. $CH_6N_2$
  • C. $C_2H_5N$   
  • D. $C_2H_7N$

Câu 20: Phát biểu nào sau đây là đúng: 

  • A. Bất cứ phản ứng nào cũng đạt đến trạng thái cân bằng hóa học
  • B. Khi phản ứng thuận nghịch ở trạng thái cân bằng thì phản ứng dừng lại
  • C. Chỉ có những phản ứng thuận nghịch mới có trạng thái cân bằng hóa học
  • D. Sự có mặt của chất xúc tác không làm nồng độ các chất trong hệ cân bằng biến đổi

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác