Tắt QC

Trắc nghiệm Hóa học 11 Cánh diều bài 6 Sulfur và sulfur dioxide

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 6 Sulfur và sulfur dioxide - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Khi phản ứng với kim loại, sulfur thể hiện tính chất gì?

  • A. tính khử.                                                          
  • B. tính oxi hóa.       
  • C. vừa tính oxi hóa, vừa tính khử.     
  • D. tính lưỡng tính

Câu 2: Khi nung nóng hỗn hợp bột gồm 9,6 gam Sulfur và 22,4 gam Iron trong ống nghiệm kín, không chứa không khí, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được rắn Y. Thành phần của rắn Y là

  • A. Fe.                           
  • B. Fe và FeS.             
  • C. FeS.                    
  • D. S và FeS.

Câu 3: Chất được dùng để tẩy trắng giấy và bột giấy trong công nghiệp là

  • A. N2O.                       
  • B. CO2.                      
  • C. SO2           
  • D. NO2.

Câu 4: Ứng dụng nào sau đây không phải của S ?

  • A. Làm nguyên liệu sản xuất Sulfuric acid.
  • B. Làm chất lưu hóa cao su.
  • C. Khử chua đất.
  • D. Điều chế thuốc súng đen.

Câu 5: Tính chất vật lí nào sau đây không phải của Sulfur

  • A. chất rắn màu vàng
  • B. không tan trong nước
  • C. có tnc thấp hơn ts của nước
  • D. tan nhiều trong benzene 

Câu 6:  Phát biểu nào sau đây không chính xác?

  • A. 90% lượng sulfur sản xuất ra được dùng để điều chế H2SO4.
  • B. Đốt H2S ở điều kiện thiếu không khí và ở nhiệt độ vừa phải sẽ thu được sulfur.
  • C. Phương pháp dùng H2S khử SO2 cho phép thu hồi trên 90% lượng sulfur có trong khí thải độc hại là H2S và SO2.
  •  D. Để thu được sulfur, người ta tiến hành đốt H2S trong điều kiện dư không khí và ở nhiệt độ cao.

Câu 7: Sulfur dioxide có tính chất hóa học gì?

  • A. có tính khử mạnh.                                           
  • B. có tính  oxi hoá yếu.
  • C. có tính oxi hoá mạnh.                                      
  • D. vừa có tính khử và vừa có tính oxi hoá.

Câu 8: Khi làm thí nghiệm với H2SO4 đặc, nóng thường sinh ra khí SO2. Để hạn chế tốt nhất khí SO2 thoát ra gây ô nhiễm môi trường, người ta nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch nào sau đây?

  • A. Xút.                         
  • B. Muối ăn.                
  • C. Giấm ăn.             
  • D. Cồn.

Câu 9: Để phân biệt CO2 và SO2 chỉ cần dùng thuốc thử là

  • A. CaO.                                                 
  • B. nước brommine. 
  • C. dung dịch Ba(OH)2.                                   
  • D. dung dịch NaOH.

Câu 10: Cho phản ứng:     SO2  +  KMnO +  H2O  →  K2SO4  +  MnSO4  +  H2SO4.

Trong phương trình hóa học của phản ứng trên, khi hệ số của KMnO4 là 2 thì hệ số của SO2 là

  • A. 4.                             
  • B. 5.                           
  • C. 6.                        
  • D. 7.

Câu 11: SO2 luôn thể hiện tính khử trong các phản ứng với

  • A. H2S, O2, nước Br2.  
  • B. dung dịch NaOH, O2, dung dịch KMnO4.
  • C. dung dịch KOH, CaO, nước Br2.               
  • D. O2, nước Br2, dung dịch KMnO4.

Câu 12: Nung nóng hỗn hợp bột X gồm a mol Fe và b mol S trong khí trơ, hiệu suất phản ứng bằng 50%, thu được hỗn hợp rắn Y. Cho Y vào dung dịch HCl dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 bằng 5. Tỉ lệ a : b bằng

  • A. 3 : 2.                        
  • B. 1 : 1.                      
  • C. 2 : 1.                   
  • D. 3 : 1.

Câu 13: Sulfur có thể tồn tại ở những trạng thái số oxi hoá nào ?

  • A. -2; +4; +5; +6
  • B. -3; +2; +4; +6.
  • C. -2; 0; +4; +6
  • D. +1 ; 0; +4; +6 

Câu 14: Hấp thụ hoàn toàn 1,2395 lít khí SO2 (đkc) vào 50,0 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch X. Dung dịch X chứa các chất tan gồm:

  • A. NaHSO3.                                                    
  • B. NaHSO3 và Na2SO3.
  • C. Na2SO3.                   
  • D. NaOH và Na2SO3.

Câu 15: SO2 là một khí độc được thải ra từ các vùng công nghiệp, là một trong những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng nào dưới đây?

  • A. Mưa acid.                                                         
  • B. Hiệu ứng nhà kính.      
  • C. Hiệu ứng domino.                                           
  • D. Sương mù.

Câu 16: Hấp thụ hoàn toàn 3,7185 lít khí SO2 (đkc) bằng 120 ml dung dịch Ba(OH)2 1M. Sau phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

  • A. 21,70.                      
  • B. 19,53.                    
  • C. 32,55.                 
  • D. 26,04. 

Câu 17: Sulfur tác dụng với Sulfuric acid đặc, nóng:

S + 2H2SO4đặc → 3SO2 + 2H2O

Trong phản ứng này, tỉ lệ số nguyên tử Sulfur bị khử và số nguyên tử Sulfur bị oxi hoá là:

  • A. 1 : 2.
  • B. 1 : 3.
  • C. 3 : 1.
  • D. 2 : 1. 

Câu 18: Cho các phản ứng hóa học sau:

S + O2→SO2

S + 3F2 →SF6

S + Hg → HgS

S + 6HNO3 (đặc) → H2SO4 + 6NO2 + 2H2O

Trong các phản ứng trên, số phản ứng trong đó S thể hiện tính khử là

  • A. 3    
  • B. 2         
  • C. 4         
  • D. 1

Câu 19: Để điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm người ta dùng phương pháp nào?

  • A. Đun nóng dung dịch H2SO3 với muối Na2SO4.
  • B. Đun nóng dung dịch H2SO4 với muối Na2SO3.
  • C. Đốt cháy sulfur trong không khí.
  • D. Đốt quặng sulfur kim loại, ví dụ như quặng iron pyrite,… 

Câu 20: Hấp thu hoàn toàn 7,437 lít khí SO2 (đkc) vào 500 ml dung dịch KOH 0,9M. Khối lượng muối thu được sau phản ứng là?

  • A. 83,4 gam.                
  • B. 47,4 gam.              
  • C. 54,0 gam.           
  • D. 41,7 gam.

Câu 21: Nguyên tố Sulfur có số hiệu nguyên tử là 16. Vị trí của Sulfur trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là

  • A. chu kì 3, nhóm VIA.
  • B. chu kì 5, nhóm VIA.
  • C. chu kì 3, nhóm IVA.
  • D. chu kì 5, nhóm IVA. 

Câu 22: Cho các phản ứng sinh ra khí SO2:

(1) 4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2

(2) S + O2 →  SO2

(3) Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2 + 2H2O

(4) Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 + H2O

Các phản ứng được dùng để điều chế khí SO2 trong công nghiệp là:

  • A. (1) và (2).                     
  • B. (2) và (3).              
  • C. (2) và (4).           
  • D. (1), (2) và (3).

Câu 23: Hơi thủy ngân rất dộc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thủy ngân thì chất bột được dùng để rắc lên thủy ngân rồi gom lại là

  • A. vôi sống.
  • B. cát.
  • C. muối ăn.
  • D. sulfur.

Câu 24: Sulfur dioxide có thể tham gia những phản ứng sau:

(1)  SO2  + Br2 + 2H2O →  H2SO4 + 2HBr

(2)  SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O

Câu nào sau đây diễn tả không đúng tính chất của các chất trong phản ứng trên ?

  • A. Phản ứng (1): SOlà chất khử, Br2 là chất oxi hóa.
  • B. Phản ứng (2): SO2 là chất oxi hóa, H2S là chất khử.     
  • C. Phản ứng (2): SO2 là vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa.
  • D. Phản ứng (1): Br2 là chất oxi hóa; phản ứng (2): H2S là chất khử.

Câu 25: Cho các phản ứng:

(1)  SO2 + Cl2 + H2O → H2SO4 + HCl              

(2)  O2 + Mg →  S + MgO      

(3)  SO2 + H2S  → S + H2O

(4)  SO2 + O2 → SO3

(5)  SO2 + NaOH  → NaHSO3                                        

(6)  SO2 + NaOH  → Na2SO3 + H2O

(7)  SO2 + KMnO4 + H2O →  H2SO4 + K2SO4 + MnSO4

Những phản ứng mà SO2 thể hiện tính khử là

  • A.  (1); (2); (4); (5).                                             
  • B.  (2); (3); (6); (7)
  • C.  (1); (4); (7).
  • D.  (1); (7).

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác