Trắc nghiệm ôn tập Địa lí 8 Chân trời sáng tạo giữa học kì 2 ( Đề số 1)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 8 giữa học kì 2 sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Cây công nghiệp lâu năm nào sau đây phát triển mạnh ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
- A. Cao su.
- B. Điều.
- C. Cà phê.
D. Chè.
Câu 2: Điểm du lịch Sa Pa thuộc tỉnh nào sau đây?
- A. Điện Biên.
B. Lào Cai.
- C. Lai Châu.
- D. Hà Giang.
Câu 3:c ác hoạt động du lịch biển ở phía Nam diễn ra quanh năm do
- A. miền Nam chỉ có du lịch biển.
B. nền nhiệt độ cao quanh năm.
- C. có nhiều loại hình du lịch mới.
- D. khí hậu ở miền Nam mát mẻ.
Câu 4: Ở một số lưu vực sông của nước ta đang gặp tình trạng nào sau đây?
- A. Sạt lở hai bên sông, lũ lụt xảy ra nhiều nơi.
B. Chưa sử dụng hợp lí, ô nhiễm nguồn nước.
- C. Đầy nước quanh năm và sử dụng lãnh phí.
- D. Ô nhiễm nước sông và hạn hán ở khắp nơi.
Câu 5:Nước ta có mấy nhóm đất chính?
- A. 4 nhóm.
B. 3 nhóm.
- C. 2 nhóm.
- D. 5 nhóm.
Câu 6: Ở nước ta, loại đất feralit trên đá vôi phân bố chủ yếu ở khu vực nào sau đây?
A. Tây Bắc.
- B. Đông Nam Bộ.
- C. Tây Nguyên.
- D. Đồng bằng sông Hồng.
Câu 7: Đất mùn núi cao phân bố rải rác ở các khu vực núi có độ cao từ
- A. 1400 - 1500m trở lên.
- B. 1500 - 1600m trở lên.
C. 1600 - 1700m trở lên.
- D. 1700 - 1800m trở lên.
Câu 8: Các loại cây công nghiệp lâu năm phù hợp với loại đất nào dưới đây?
- A. Phù sa.
B. Feralit.
- C. Đất mặn.
- D. Đất xám.
Câu 9: Ở những nơi đất có độ dốc nhỏ có thể trồng kết hợp những cây nào sau đây?
- A. Cây công nghiệp lâu năm, cây thực phẩm và cây lương thực.
B. Cây công nghiệp hàng năm, cây thực phẩm và cây lương thực.
- C. Cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả và cây lương thực.
- D. Cây công nghiệp lâu năm, cây thực phẩm và cây lúa nước.
Câu 10: “Đất bị chua, nghèo dinh dưỡng” là đặc điểm chủ yếu của loại đất nào sau đây?
- A. Phù sa sông.
- B. Đất mặn.
- C. Đất feralit.
D. Đất phèn.
Câu 11: Diện tích đất bị thoái hoá ở Việt Nam khoảng
- A. 12 triệu ha.
- B. 11 triệu ha.
C. 10 triệu ha.
- D. 13 triệu ha.
Câu 12: Các hợp chất oxit sắt và oxit nhôm thường tích tụ thành kết von là do
- A. nền nhiệt độ cao.
- B. thảm thực vật ít.
C. bị rửa trôi mạnh.
- D. bị phong hóa ít.
Câu 13: Đất phèn có đặc điểm nào sau đây?
- A. Giàu dinh dưỡng, nghèo mùn.
B. Đất bị chua, nghèo dinh dưỡng.
- C. Nhiều cát biển, phù sa tơi xốp.
- D. Có màu nâu, tơi xốp và ít chưa.
Câu 14: “Đất chua, nghèo các chất badơ và mùn” là đặc điểm chủ yếu của loại đất nào sau đây?
- A. Đất badan.
- B. Đất phèn.
C. Đất feralit.
- D. Đất mặn.
Câu 15: Nông nghiệp nước ta mang tính mùa vụ vì
- A. Tài nguyên đất nước ta phong phú, có cả đất phù sa lẫn đất feralit.
- B. Nước ta có thể trồng được từ các loại cây nhiệt đới cho đến một số cây cận nhiệt và ôn đới.
C. Khí hậu cận nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hóa theo mùa.
- D. Lượng mưa phân bố không đều trong năm.
Câu 16: Mặt không thuận lợi của khí hậu nhiệt đới ẩm là :
- A. Lượng mưa phân bố không đều trong năm gây lũ lụt và hạn hán.
- B. Tạo ra sự phân hóa sâu sắc giữa các vùng miền của đất nước.
C. Nguồn nhiệt ẩm dồi dào làm cho sâu, dịch bệnh phát triển.
- D. Tình trạng khô hạn thường xuyên diễn ra vào các mùa khô nóng.
Câu 17: Nhân tố có tính chất quyết định đến đặc điểm nhiệt đới của nền nông nghiệp nước ta là
- A. địa hình đa dạng.
- B. đất feralit.
C. khí hậu nhiệt đới ẩm.
- D. nguồn nước phong phú.
Câu 18: Sự đa dạng của đất là không phải do các nhân tố:
A. Khoáng sản
- B. Sinh vật, tác động của con người
- C. Đá mẹ
- D. Địa hình, khí hậu, nguồn nước
Câu 19: Khó khăn chủ yếu trong việc sử dụng đất nông nghiệp ở miền đồi núi nước ta là
- A. đất dễ bị ngập úng.
- B. đất chua, nhiễm phèn.
C. đất dễ bị xói mòn, rửa trôi.
- D. đất dễ bị xâm nhập mặn.
Câu 20: Đất phèn mặn chiếm diện tích lớn tập trung chủ yếu ờ vùng nào?
A. Đồng bằng sông Cửu Long.
- B. Đồng bằng sông Hồng.
- C. Duyên hải miền Trung.
- D. Đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh.
Bình luận