Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Địa lí 8 Chân trời sáng tạo giữa học kì 1

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 8 giữa học kì 1 sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1:  Điểm cực Đông phần đất liền của nước ta thuộc tỉnh thành nào sau đây?

  • A. Khánh Hòa.
  • B. Điện Biên.
  • C. Hà Giang.
  • D. Cà Mau.

Câu 2: Quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh thành nào dưới đây?

  • A. Khánh Hòa.
  • B. Đà Nẵng.
  • C. Quảng Nam.
  • D. Quảng Ngãi. 

Câu 3: Nơi hẹp nhất Việt Nam khoảng 50km, thuộc tỉnh nào sau đây?

  • A. Quảng Trị.
  • B. Nghệ An.
  • C. Quảng Bình.
  • D. Quảng Nam.

Câu 4: Địa hình chủ yếu trong cấu trúc địa hình của phần đất liền Việt Nam là

  • A. đồi núi.
  • B. đồng bằng.
  • C. hải đảo.
  • D. trung du. 

Câu 5: Dạng địa hình nào sau đây của nước ta đa dạng, phổ biến và quan trọng nhất?

  • A. Đồng bằng.
  • B. Đồi núi.
  • C. Cao nguyên.
  • D. Sơn nguyên. 

Câu 6: Sông nào sau đây không chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam?

  • A. Sông Hồng.
  • B. Sông Tiền.
  • C. Sông Thương.
  • D. Sông Mã.

Câu 7:  Ở nước ta, dãy núi nào sau đây cao và đồ sộ nhất?

  • A. Pu Đen Đinh.
  • B. Hoàng Liên Sơn.
  • C. Pu Sam Sao.
  • D. Trường Sơn Bắc.

Câu 8: Đai nhiệt đới gió mùa có loại đất chủ yếu nào sau đây?

  • A. Phù sa.
  • B. Feralit.
  • C. Mùn thô.
  • D. Cát biển.

Câu 9: Ở vùng Tây Bắc có mùa đông ngắn và ấm hơn vùng Đông Bắc do ảnh hưởng của dãy núi nào sau đây?

  • A. Ngân Sơn.
  • B. Pu Đen Đinh.
  • C. Đông Triều.
  • D. Hoàng Liên Sơn.

Câu 10: Vùng biển và thềm lục địa ở nước ta có thế mạnh nào sau đây để phát triển giao thông vận tải biển?

  • A. Nhiều thủy sản có giá trị, giàu muối.
  • B. Có nhiều vũng và vịnh biển nước sâu.
  • C. Giàu tài nguyên dầu khí và thủy triều.
  • D. Nhiều bãi tắm, đảo có phong cảnh đẹp.

Câu 11:  Ở nước ta hiện nay, đảo nào sau đây có diện tích lớn nhất?

  • A. Phú Quý.
  • B. Côn Đảo.
  • C. Cái Bầu.
  • D. Phú Quốc.

Câu 12: Ở nước ta, các mỏ nội sinh thường hình thành ở

  • A. các vùng biển nông, vùng bờ biển.
  • B. các vùng đứt gãy sâu, uốn nếp mạnh.
  • C. vùng trũng được bồi đắp, lắng đọng.
  • D. nơi có hoạt động mac-ma, ven biển.

Câu 13: Dầu mỏ, khí đốt tập trung nhiều nhất ở khu vực nào sau đây?

  • A. Thềm lục địa phía Đông Nam.
  • B. Đồng bằng sông Cửu Long.
  • C. Vùng biển Trung Bộ, các đảo.
  • D. Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 14: Ở vùng Bắc Trung Bộ, mỏ sắt tập trung chủ yếu ở tỉnh nào sau đây?

  • A. Thanh Hóa.
  • B. Nghệ An.
  • C. Quảng Trị.
  • D. Hà Tĩnh. 

Câu 15:  Vấn đề nào dưới đây đặt ra khi khai thác, vận chuyển và chế biến khoáng sản?

  • A. Chi phí vận chuyển, chế biến lớn.
  • B. Giá thành sản phẩm đầu ra thấp.
  • C. Gây ô nhiễm môi trường sinh thái.
  • D. Khó khăn trong khâu vận chuyển.

Câu 16: Điểm cực Nam phần đất liền của nước ta thuộc tỉnh

  • A. Điện Biên.
  • B. Hà Giang.
  • C. Khánh Hòa.
  • D. Cà Mau.

Câu 17: Điểm cực Tây phần đất liền của nước ta thuộc tỉnh

  • A. Điện Biên.
  • B. Hà Giang.
  • C. Khánh Hòa.
  • D. Cà Mau.

Câu 18: Địa hình thấp dưới 1000m chiếm bao nhiêu phần trăm của phần đất liền Việt Nam?

  • A. 1%.
  • B. 11%
  • C. 65%.
  • D. 80%.

Câu 19: Bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình nước ta là

  • A. đồng bằng.
  • B. đồi núi.
  • C. đồi trung du.
  • D. bán bình nguyên.

Câu 20: Địa hình nước ta có 2 hướng chủ yếu là

  • A. đông nam-tây bắc và vòng cung
  • B. đông bắc-tây nam và vòng cung.
  • C. tây bắc-đông nam và vòng cung.
  • D. tây nam-đông bắc và vòng cung.

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác