Trắc nghiệm Địa lí 8 chân trời Chủ đề chung 1 Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 8 Chủ đề 1 Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Câu nào sau đây là đúng?
- A. Châu thổ sông Hồng rộng khoảng 25 000 km2, có dạng tam giác, đỉnh ở Mê Linh (Hã Nội), đáy là đường bờ biển từ Cát Hải (Hải Phòng) đến cửa sông Đáy (Nam Định)
B. Châu thổ sông Hồng rộng khoảng 15 000 km2, có dạng tam giác, đỉnh ở Việt Trì (Phú Thọ), đáy là đường bờ biển từ Quảng Yên (Quảng Ninh) đến cửa sông Đáy (Ninh Bình).
- C. Châu thổ sông Hồng rộng khoảng 35 000 km2, có dạng tam giác, đỉnh ở Tam Đảo (Vĩnh Phúc) đáy là đường bờ biển từ Đồ Sơn (Hải Phòng) đến cửa sông Đáy (Ninh Bình).
- D. Châu thổ sông Hồng rộng khoảng hơn 50 000 km2, có dạng hình chữ nhật, trải từ Hà Nội, Thanh Hoá kéo ra đến Quảng Ninh, Ninh Bình.
Câu 2: Phần sông Hồng chảy ở Việt Nam dài bao nhiêu?
- A. 156 km
B. 510 km
- C. 1 556 km
- D. 15 556 km
Câu 3: Câu nào sau đây đúng về đồng bằng châu thổ sông Cửu Long?
A. Là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta
- B. Có diện tích hơn 40 nghìn km
- C. Bao gồm phần đất nằm trong phạm vi tác động trực tiếp của sông Tiền, sông Hậu và một phần đất nằm ngoài phạm vi tác động đó nhưng vẫn được cấu tạo bởi phù sa sông (như bán đảo Cà Mau)
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 4: Sông Cửu Long gồm hai nhánh chính là:
A. Sông Tiền và sông Hậu
- B. Sông Hồng và sông Mê Công
- C. Sông Đáy và sông Tiền
- D. Sông Cả và sông Đáy
Câu 5: Hiện nay, vùng đồng bằng sông Hồng gồm mấy tỉnh, thành phố?
A. 10.
- B. 9.
- C. 11
- D. 13
Câu 6: Ý nào sau đây không đúng với vị trí địa lí của vùng đồng bằng sông Hồng?
- A. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm.
- B. Giáp với các vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.
- C. Giáp Vịnh Bắc Bộ (Biển Đông).
D. Giáp với Thượng Lào.
Câu 7: Đâu không phải nguyên nhân dẫn đến Đồng bằng Sông Hồng có mật độ dân số cao nhất so với các vùng khác trong cả nước là do:
- A. lịch sử khai thác lãnh thổ từ lâu đời.
- B. nền nông nghiệp lúa nước cần nhiều lao động.
- C. mạng lưới đô thị dày đặc.
D. Là trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta.
Câu 8: Để mở rộng diện tích sản xuất đồng thời để phòng chống lũ lụt từ sông Hồng, ông cha ta đã:
- A. Xây dựng một hệ thống đê dài hàng nghìn km dọc hai bên bờ sông
- B. Chuyển sang phương thức sống chung với lũ
- C. Xây đập ở trên thượng lưu để kiểm soát dòng chảy
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 9: Chế độ nước sông Hồng tương đối đơn giản. Điều đó được thể hiện như thế nào?
- A. Trong năm có một mùa lũ và một mùa cạn rõ rệt.
- B. Nước chảy xiết quanh năm.
C. Mùa hè mưa nhiều, nước chảy liên tục; các mùa còn lại đều cạn khô.
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 10: Chế độ nước sông Hồng trở nên điều hoà hơn từ khi nào?
- A. Từ khi hệ thống đê điều được xây dựng.
B. Từ khi các hệ thống hồ chứa nước được xây dựng ở thượng lưu
- C. Từ khi Trái Đất không còn biến đổi khí hậu
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 11: Chế độ nước của sông Cửu Long có đặc điểm gì?
A. Đơn giản và điều hoà, chia thành hai mùa
- B. Đơn giản và điều hoà, chia thành bốn mùa tương ứng với bốn mùa trong một năm.
- C. Phức tạp và có nhiều biến động
- D. Chảy xiết quanh năm và có nhiều bất thường
Câu 12: Sinh cơ lập nghiệp trên vùng đất có nhiều sông ngòi, từ rất sớm, tổ tiên của những tộc người sinh sống trên đất nước Việt Nam đã biết:
A. Khai thác nguồn lợi từ sông nước, cải tạo châu thổ, chế ngự và thích ứng với chế độ nước của các con sông lớn
- B. Chế tạo tàu chiến, tập dượt thuỷ quân, giao thương trên sông nước giữa các vùng miền.
- C. Cần phải xây dựng một nhà nước để quản lí sông ngòi.
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 13: Đồng bằng sông Hồng là đồng bằng châu thổ được bồi đắp bởi phù sa của hai hệ thống:
A. sông Hồng và sông Thái Bình
- B. sông Hồng và sông Thương
- C. sông Hồng và sông Cầu
- D. sông Hồng và sông Lục Nam
Câu 14: Đến thế kỉ IV, ở Nam Bộ xuất hiện tình trạng gì?
A. Phù sa sông bồi đắp mạnh hơn, tình trạng xâm ngập mặn giảm xuống đáng kể, nghề trồng lúa nước phát triển mạnh.
- B. Biển tiến cục bộ, nước mặn dần dâng cao, làm cho toàn bộ vùng đất thấp bị ngập mặn, gây ra hậu quả lâu dài và ảnh hưởng nghiêm trọng đến nghề trồng lúa
- C. Mạng lưới sông ngòi cạn nước quanh năm khiến cho nước biển vào trong đất liền ngày càng nhiều, từ đó vùng Nam Bộ trở nên hoang vu trong một hàng thế kỉ.
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 15: Câu nào sau đây không đúng?
- A. Hệ thống sông Hồng là một trong hai hệ thống sông lớn nhất ở Việt Nam, với dòng sông chính là sông Hồng, hàng trăm phụ lưu các cấp (lớn nhất là sông Đà và sông Lô) và hàng chục chi lưu (sông Trà Lý, sông Đáy,...).
- B. Hệ thống sông Hồng có tổng lượng dòng chảy lên tới 112 tỉ m3/năm
- C. Hệ thống sông Hồng có lượng phù sa hết sức phong phú, khoảng 120 triệu tấn/năm
D. Châu thổ sông Hồng được hình thành từ quá trình bồi đắp phù sa của hệ thống sông Hồng, kết hợp với hoạt động đánh bắt cá trên sông của con người thời cổ đại.
Câu 16: Thuận lợi lớn nhất về vị trí của Đồng bằng Sông Cửu Long là:
- A. Toàn bộ diện tích là đồng bằng
B. Ba mặt giáp biển
- C. Nằm ở cực Nam tổ quốc
- D. Rộng lớn nhất cả nước.
Câu 17: Vì sao tuy hàm lượng phù sa không cao nhưng tổng lượng phù sa của hệ thống sông Cửu Long vẫn rất lớn?
- A. Vì đồng bằng sông Cửu Long còn được bồi đắp từ nguồn nước biển qua thuỷ triều.
- B. Vì đồng bằng sông Cửu Long còn được bồi đắp phù sa từ hoạt động sinh sống và nuôi trồng thuỷ sản có từ xa xưa.
- C. Vì tổng lượng dòng chảy của hệ thống sông Cửu Long rất lớn, đạt 507 tỉ m3/năm
D. Vì tổng lượng dòng chảy của hệ thống sông Cửu Long rất lớn, đạt 5070 tỉ m3/năm, chiếm 60,4% tổng lượng nước của tất cả sông ngòi ở Việt Nam
Câu 18: Câu nào sau đây không đúng?
A. Do không có hệ thống đê ven sông như ở châu thổ sông Hồng nên khi mùa lũ đến, nước sông Cửu Long dâng tràn ngập một vùng rộng khoảng 10 000 km, bồi đắp phù sa cho bề mặt châu thổ.
- B. Hiện nay, do biến đổi khí hậu, nước biển dâng và hàm lượng phù sa trong nước sông tăng nên nhiều nơi ở ven biển của châu thổ bị sạt lở.
- C. Trước đây, hằng năm châu thổ sông Cửu Long tiến ra biển ở khu vực bán đảo Cà Mau tới hàng trăm mét mỗi năm.
- D. Sông Cửu Long là phần hạ lưu của sông Mê Công, hiện đổ ra Biển Đông qua tám cửa sông.
Câu 19: Mạng lưới thuộc hệ thống sông Hồng đóng vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống của người Việt cổ ở miền Bắc. Điều đó được thể hiện như thế nào?
- A. Thần sông ban cho người Việt cổ nhiều thứ quý giá, góp phần duy trì sự bền vững của dân tộc.
- B. Sông Hồng là nơi triều đình Thăng Long trấn thủ quân xâm lược Tống.
C. Mạng lưới sông Hồng là nơi cung cấp nguồn thức ăn, là đường giao thông liên kết giữa các vùng.
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 20: Câu nào sau đây không đúng về việc xây đắp đê điều cho sông Hồng trong lịch sử?
- A. Đê Cơ Xá được vua Lý Nhân Tông cho xây dựng vào tháng 3 – 1108 để bảo vệ kinh thành Thăng Long khỏi ngập lụt. Nhà vua cũng ra lệnh đắp đê trên sông Như Nguyệt (sông Cầu bây giờ) dài 30 km.
- B. Tới thời Trần, triều đình đã cho gia cố cho các đoạn đê xung yếu ở hai bên bờ sông Hồng từ đầu nguồn tới biển (đê quai vạc) và đặt ra chức quan Hà để sứ chuyên trách trông coi việc bồi đắp và bảo vệ hệ thống đề điều,...
- C. Sang thế kỉ XV, nhà Lê bắt đầu tiến hành quai đê lấn biển để khai thác bãi bồi vùng cửa sông.
- D. Ở thời nhà Nguyễn, vua Minh Mạng đã thuê người Pháp xây dựng các bờ đê vững chắc, từ đó người dân quanh sông Hồng ít khi phải chịu cảnh ngập lụt.
Câu 21: Câu nào sau đây không đúng về quá trình khai khẩn đồng bằng sông Cửu Long trong lịch sử?
A. Quá trình khai hoang, phục hoá đồng ruộng bắt đầu được đẩy mạnh từ khoảng thế kỉ VII với nhiều dòng kênh lớn được đào và đưa vào khai thác.
- B. Các cộng đồng cư dân đến từ phía bắc, cùng với những nhóm cư dân có mặt từ trước đã sát cánh bên nhau khai phá trên quy mô lớn, phát triển vùng đất Nam Bộ dần thành một trung tâm kinh tế của đất nước.
- C. Cuộc sống trên sông nước, gần sông nước và những ứng xử thường xuyên với môi trường đã tạo nên một nền văn hoá đậm chất sông nước.
- D. Chợ nổi, nhà nổi,... là những cách thích ứng với môi trường sông nước của cư dân đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 22: Là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta, Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích khoảng:
- A. 20 000km2
- B. 30 000km2
C. 40 000km2
- D. 50 000km2
Câu 23: Để hạn chế tác hại của lũ, phương hướng chủ yếu hiện nay của Đồng bằng sông Cửu Long là:
- A. Xây dựng hệ thống đê điều.
B. Chủ động chung sống với lũ.
- C. Tăng cường công tác dự báo lũ.
- D. Đầu tư cho các dự án thoát nước.
Câu 24: Các dân tộc ít người sinh sống ở Đồng bằng sông Cửu Long là:
- A. Tày, Nùng, Thái.
- B. Gia Rai, Ê Đê, Ba Na.
C. Khơ me, Chăm, Hoa.
- D. Giáy, Dao, Mông.
Câu 25: Đồng bằng sông Cửu Long được tạo nên bởi phù sa của sông?
- A. Đồng Nai.
B. Mê Công.
- C. Thái Bình.
- D. Sông Hồng.
Câu 26: Đâu là nét chính về quá trình con người khai khẩn và cải tạo châu thổ, chế ngự và thích ứng với chế độ nước sông Cửu Long?
- A. Vùng đồng bằng sông Cửu Long đã sớm được khai khẩn và trở thành trung tâm nông nghiệp lúa nước
- B. Việc khai khẩn đồng bằng sông Cửu Long là quá trình thích ứng với tự nhiên
- C. Cuộc sống gắn liền với sông nước đã tạo nên một nền văn hóa đậm chất sông nước của người dân nam bộ.
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 27: Vùng đồng bằng sông Cửu Long đã sớm được khai khẩn và trở thành trung tâm nông nghiệp lúa nước thời?
- A. Vương quốc Champa
- B. Triều Nguyễn
C. Vương quốc Phù Nam
- D. Đáp án khác
Câu 28: Chợ nổi, nhà nổi,... thể hiện?
- A. Sự độc đáo của người dân nơi đây
- B. Sự sáng tạo của con người Việt Nam
C. Cách thích ứng với môi trường sông nước của cư dân đồng bằng sông Cửu Long
- D. Đáp án khác
Câu 29: Theo em, quá trình con người khai thác và cải tạo châu thổ, chế ngự và thích ứng với chế độ nước của sông Hồng và sông Cửu Long có điểm gì giống nhau?
- A. Cả hai đồng bằng đều được khai thác từ rất sớm
- B. Nhân dân 2 vùng đều biết cách khai thác nguồn lợi từ sông nước, cải tạo vùng châu thổ, chế ngự và thích ứng với chế độ nước của 2 con sông lớn này
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
- D. Đáp án khác
Câu 30: Theo em, quá trình con người khai thác và cải tạo châu thổ, chế ngự và thích ứng với chế độ nước của sông Hồng và sông Cửu Long có điểm gì khác nhau?
- A. Khác về mục đích khai thác( Sông Cưu Long- quá trình thích ứng với tự nhiên)
- B. Khác về quá trình khai thác (Sông Hồng - gắn liền với công cuộc trị thủy, xây dựng hệ thống đê điều ngăn lũ
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
- D. Đáp án khác
Bình luận