Trắc nghiệm Địa lí 8 chân trời bài 13 Đặc điểm của sinh vật và vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 8 bài 13 Đặc điểm của sinh vật và vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Sinh vật Việt Nam đa dạng thể hiện?
- A. Có nhiều loài động thực vật quý hiếm
- B. Có nhiều khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quôc gia
- C. Có nhiều sinh vật có tên trong Sách đỏ Việt Nam
D. Sự đa dạng về thành phần loài, về gen di truyền, về kiểu hệ sinh thái
Câu 2: Vì sao thảm thực vật rừng ở Việt Nam rất đa dạng về kiểu hệ sinh thái?
- A. Sự phong phú đa dạng của các nhóm đất.
- B. Vị trí nằm ở nơi giao lưu của các luồng di cư sinh vật.
- C. Địa hình đồi núi chiểm ưu thế và phân hóa phức tạp.
D. Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, phân hóa phức tạp với nhiều kiểu khí hậu.
Câu 3: Đặc điểm chung của sinh vật Viêt Nam:
- A. Nghèo nàn
- B. Tương đối nhiều
- C. Nhiều loại
D. Phong phú và đa dạng
Câu 4: Hệ sinh thái rừng ngập mặn phân bố:
- A. Rộng khắp trên cả nước.
- B. Vùng đồi núi
- C. Vùng đồng bằng
D. Vùng đất bãi triều cửa sông, ven biển, ven các đảo
Câu 5: Vùng đất bãi triều cửa sông, ven biển thuận lợi cho sự phát triển của hệ sinh thái
- A. Rừng thưa rụng lá
- B. Rừng tre nứa
C. Rừng ngập mặn
- D. Rừng kín thường xanh.
Câu 6: Rừng trồng cây lấy gỗ, cây công nghiệp thuộc hệ sinh thái:
A. Hệ sinh thái nông nghiệp
- B. Hệ sinh thái tự nhiên
- C. Hệ sinh thái nguyên sinh
- Hệ sinh thái công nghiệp
Câu 7: Ngày càng mở rộng và lấn át các hệ sinh thái tự nhiên là
- A. Hệ sinh rừng thái ngập mặn
B. Hệ sinh thái nông nghiệp
- C. Hệ sinh thái rừng tre nứa
- D. Hệ sinh thái rừng nguyên sinh.
Câu 8: Khu bảo tồn thiên nhiên đầu tiên ở nước ta là vườn quốc gia:
- A. Bạch Mã
- B. Ba Bể
- C. Ba Vì
D. Cúc Phương
Câu 9: Sự đa dạng và phong phú của sinh vật Việt Nam không thể hiện ở:
- A. Kiểu hệ sinh thái
- B. Thành phần loài
C. Phân bố rộng khắp trên cả nước
- D. Gen di truyền
Câu 10: Hệ sinh thái nông nghiệp phát triển chủ yếu ở vùng:
- A. Trung du
B. Đồng bằng
- C. Cao nguyên
- D. Miền núi
Câu 11: Các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa nước ta phát triển ở:
A. Vùng đồi núi
- B. Vùng khô hạn
- C. Vùng đồng bằng
- D. Vùng nóng ẩm
Câu 12: Đặc điểm của tài nguyên sinh vật nước ta:
- A. Tài nguyên sinh vật nước ta khá nghèo nàn.
- B. Tài nguyên sinh vật nước ta rất phong phú đang dạng, đây là tài nguyên vô tận.
- C. Tài nguyên sinh vật nước ta rất phong phú đang dạng, nên không cần phải bảo vệ.
D. Tài nguyên sinh vật nước ta rất phong phú đang dạng nhưng không là tài nguyên vô tận.
Câu 13: Nguyên nhân nào làm suy giảm tài nguyên sinh vật nước ta?
- A. Quản lý và bảo vệ kém.
- B. Khai thác quá mức.
- C. Chiến tranh hủy diệt.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 14: Nguyên nhân chủ yếu làm suy giảm tài nguyên động vật của nước ta
- A. Các loài động vật tự triệt tiêu nhau.
- B. Do các loài sinh vật tự chết đi.
C. Do con người săn bắt quá mức, thu hẹp môi trường sống của sinh vật.
- D. Do các loài di cư sang các khu vực khác trên thế giới.
Câu 15: Nguyên nhân làm suy giảm tài nguyên rừng của nước ta
- A. Chiến tranh phá hoại
- B. Khai thác quá mức, đốt rừng làm nương rẫy.
- C. Quản lý bảo vệ còn kém
D. Cả 3 ý trên.
Câu 16: Thực trạng rừng ở nước ta hiện nay:
- A. Rừng nguyên sinh còn rất ít, phổ biến là rừng thưa mọc lại pha tạp hoặc trảm cỏ khô cằn.
- B. Tỉ lệ che phủ rừng rất thấp.
- C. Chất lượng rừng bị suy giảm.
D. Cả 3 ý trên.
Câu 17: Nguồn tài nguyên nước ta phong phú, đa dạng và có khả năng:
A. Phục hồi và phát triển.
- B. Giảm sút và không thể phục hồi.
- C. Tái tạo nhưng ít có giá trị về kinh tế.
- D. Tất cả đều sai.
Câu 18: Tính đa dạng sinh học ở Việt Nam ngày càng bị suy giảm nghiêm trọng ở các mặt?
- A. Suy giảm số lượng cá thể, loài sinh vật
- B. Suy giảm hệ sinh thái
- C. Suy giảm hệ sinh thái
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 19: Đâu là đặc điểm của tình đa dạng sinh học Việt Nam hiện nay?
- A. Số lượng cá thể, các loài thực vật, động vật hoang dã suy giảm nghiêm trọng
- B. Các hệ sinh thái rừng nguyên sinh bị phá hoại gần hết
- C. Nguồn gen suy giảm
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 20: Tính đa dạng sinh học ở Việt Nam có xu hướng?
- A. Ngày càng tăng cao
- B. Giảm nhẹ
C. Ngày càng bị suy giảm nghiêm trọng
- D. Đáp án khác
Câu 21: Các hệ sinh thái nhân tạo hình thành do?
- A. Hoạt động sản xuất nông nghiệp
- B. Hoạt động sản xuất thủy sản
- C. Hoạt động sản xuất lâm nghiệp
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 22: Các hệ sinh thái nước mặn (bao gồm cả các vùng nước lợ) điển hình là?
- A. Rừng ngập mặn, cỏ biển, rạn san hô, đầm phá ven biển
- B. Hệ sinh thái biển chia thành các vùng nước theo độ sâu.
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
- D. Đáp án khác
Câu 23: Các hệ sinh thái tự nhiên dưới nước bao gồm?
- A. Hệ sinh thái nước mặn
- B. Hệ sinh thái nước ngọt.
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
- D. Đáp án khác
Câu 24: Hệ sinh thái trên cạn gồm?
- A. Rừng mưa nhiệt đới, rừng nhiệt đới gió mùa
- B. Trảng cỏ cây bụi
- C. Rừng cận nhiệt, rừng ôn đới núi cao,…
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 25: Sự đa dạng về kiểu hệ sinh thái thể hiện ở?
- A. Có hệ sinh thái tự nhiên trên cạn
- B. Có hệ sinh thái tự nhiên dưới nước
- C. Có hệ sinh thái nhân tạo
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 26: Sự đa dạng về gen di truyền thể hiện ở?
- A. Có nhiều loài thực vật quý hiếm (Trầm hương, trắc, sâm Ngọc Linh, nghiến, gỗ gụ…)
- B. Có nhiểu động vật quý hiếm (Sao la, voi, bò tót, trĩ…)
C. Số lượng các cá thể trong mỗi loài tương đối phong phú
- D. Đáp án khác
Câu 27: Sự đa dạng về thành phần loài thể hiện ở?
- A. Việt Nam là một trong 16 quốc gia sở hữu sự đa dạng sinh học cao nhất thế giới
- B. Có nhiều loài thực vật quý hiếm (Trầm hương, trắc, sâm Ngọc Linh, nghiến, gỗ gụ…)
- C. Có nhiểu động vật quý hiếm (Sao la, voi, bò tót, trĩ…)
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 28: Sự phong phú và đa dạng của sinh vật Việt Nam được thể hiện qua?
- A. Thành phần loài gen di truyền
- B. Kiểu hệ sinh thái
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
- D. Đáp án khác
Câu 29: Các loài thực vật và động vật quý hiếm ở nước ta là?
- A. Trầm hương, trắc, sâm Ngọc Linh,
- B. Gỗ đỏ, cẩm lai, vàng tâm,..
- C. Sao la, voi, bò tót, hươu xạ,…
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 30: Việt Nam là một trong 16 quốc gia sở hữu sự đa dạng sinh học cao nhất thế giới với bao nhiêu loài đã được xác định?
- A. 60.000 loài
- B. 40.000 loài
C. Hơn 50.000 loài
- D. 55.000 loài
Xem toàn bộ: Giải Địa lí 8 Chân trời bài 13 Đặc điểm của sinh vật và vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học
Bình luận