Tóm tắt kiến thức địa lý 8 chân trời bài 13: Đặc điểm của sinh vật và vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học

Tổng hợp kiến thức trọng tâm địa lý 8 chân trời bài 13: Đặc điểm của sinh vật và vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

I. ĐA DẠNG SINH VẬT Ở VIỆT NAM

- Thành phần loài: Đã phát hiện hơn 50 000 loài sinh vật: khoảng 20 000 loài thực vật, 10 500 loài động vật trên cạn, rất nhiều loài động vật biển, vi sinh vật,…

- Nguồn gen di truyền: Trong mỗi loài lại có số lượng cá thể lớn => sự đa dạng nguồn gen di truyền.

- Hệ sinh thái: Phân bố rộng khắp trên cả nước.

+ Hệ sinh thái tự nhiên trên cạn: Rừng nhiệt đới gió mùa chiếm phần lớn diện tích.

+ Hệ sinh thái tự nhiên dưới nước: Hệ sinh thái nước mặn (bao gồm cả nước lợ) và hệ sinh thái nước ngọt.

+ Hệ sinh thái nông nghiệp: Hình thành trên hoạt động sản xuất của con người và ngày càng mở rộng, chiếm dần diện tích của các hệ sinh thái tự nhiên.

II. BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC Ở VIỆT NAM

a. Đa dạng sinh học của nước ta đang bị suy giảm

- Suy giảm hệ sinh thái: 

+ Hệ sinh thái trên cạn và dưới nước suy giảm đáng kể về diện tích, số lượng, chất lượng.

+ Hệ sinh thái rừng nguyên sinh còn lại rất ít, chủ yếu là rừng thứ sinh.

+ Hệ sinh thái rừng ngập mặn, cỏ biển, rạn san hô cũng giảm đáng kể.

- Suy giảm số lượng cá thể, loài sinh vật:

+ Một số loài thực vật có nguy cơ cạn kiệt: đinh, lim, sến, táu,…

+ Nhiều loài động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng: tê giác, voi, vẹt ngũ sắc, sếu đầu đỏ,…

- Suy giảm nguồn gen: Việc giảm diện tích rừng tự nhiên => giảm số lượng cá thể, loài sinh vật => suy giảm nguồn gen sinh vật trong tự nhiên.

b. Nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học

- Do yếu tố tự nhiên: Bão, lũ lụt, hạn hán, cháy rừng,…

- Tác động của con người: 

+ Khai thác rừng lấy gỗ, phá rừng lấy đất canh tác, du canh du cư,...

+ Săn bắt động vật hoang dã.

c. Ý nghĩa của việc bảo tồn đa dạng sinh học

- Là yếu tố quyết định tính ổn định của các hệ sinh thái tự nhiên.

- Cơ sở sinh tồn của sự sống trong môi trường.

Bảo vệ đa dạng sinh học là bảo vệ môi trường sống của chúng ta.

d. Một số biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học ở nước ta

- Thực hiện nghiêm Luật Bảo vệ môi trường và Luật Đa dạng sinh học ở nước ta.

- Tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân.

- Tích cực trồng cây.

- Xây dựng các khu bảo tồn, vườn quốc gia.

- Xử lí chất thải các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức bài 13: Đặc điểm của sinh vật và vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học, kiến thức trọng tâm địa lý 8 chân trời bài 13: Đặc điểm của sinh vật và vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học, nội dung chính bài Đặc điểm của sinh vật và vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác