Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Địa lí 8 Chân trời sáng tạo cuối học kì 2 (Đề số 1)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 8 cuối học kì 2 sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Gió thổi trên Biển Đông theo 2 hướng chính nào dưới đây?

  • A. Tây Nam và Đông Bắc.
  • B. Hướng Nam và Tây Nam.
  • C. Tây Bắc và Đông Nam.
  • D. Hướng Bắc và Đông Bắc.

Câu 2: Các đảo ở phía Nam nước ta được thành tạo chủ yếu từ

  • A. đá vôi.
  • B. san hô.
  • C. hỗn hợp.
  • D. núi lửa.

Câu 3: Độ muối trung bình của vùng biển Việt Nam là khoảng

  • A. 31 - 32%o.
  • B. 32 - 33%o.
  • C. 33 - 34%o.
  • D. 34 - 35%o.

Câu 4:  Khoáng sản nào sau đây có trữ lượng lớn và giá trị nhất ở vùng biển nước ta?

  • A. Băng cháy.
  • B. Dầu khí.
  • C. Muối biển.
  • D. Sa khoáng.

Câu 5. Về diện tích, Biển Đông là biển lớn thứ mấy trên thế giới?

  • A. 1:
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 6: Đường cơ sở là đường thẳng gãy khúc nối liền

  • A. 11 điểm có toạ độ xác định.
  • B. 12 điểm có toạ độ xác định.
  • C. 13 điểm có toạ độ xác định.
  • D. 14 điểm có toạ độ xác định.

Câu 7:  Nhận định nào sau đây đúng với vùng đặc quyền kinh tế?

  • A. Tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở.
  • B. Chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở ra biển.
  • C. Nằm ngoài lãnh hải và có chiều rộng là 200 hải lí.
  • D. Tiếp giáp với lãnh hải, có chiều rộng là 12 hải lí.

Câu 8:Dải đất bãi bồi ven biển là môi trường sống thuận lợi cho hệ sinh thái nào sau đây?

  • A. Rừng ngập mặn.
  • B. Rừng thưa rụng lá.
  • C. Rừng ôn đới.
  • D. Rừng tre nứa.

Câu 9: Các hệ sinh thái nhân tạo phân bố chủ yếu ở khu vực nào sau đây?

  • A. Đồng bằng.
  • B. Ven biển.
  • C. Rộng khắp.
  • D. Ở đồi núi.

Câu 10: Hệ sinh thái nào sau đây thuộc hệ sinh thái tự nhiên dưới nước?

  • A. Đồng ruộng, rừng trồng.
  • B. Rừng nhiệt đới gió mùa.
  • C. Rừng ngập mặn, cỏ biển.
  • D. Rạn san hô, rừng ôn đới.

Câu 11: Sự suy giảm đa dạng sinh học của nước ta không thể hiện ở khía cạnh nào sau đây?

  • A. Hệ sinh thái.
  • B. Phạm vi phân bố.
  • C. Nguồn gen.
  • D. Số lượng cá thể.

Câu 12: Trong nông nghiệp, đất feralit được khai thác và sử dụng chủ yếu để trồng loại cây nào sau đây?

  • A. Cây lương thực.
  • B. Cây công nghiệp.
  • C. Cây lúa nước.
  • D. Cây hàng năm.

Câu 13: Vị trí tiếp giáp với biển nên nước ta có

  • A. nền nhiệt cao chan hòa ánh nắng.               
  • B. khí hậu phân thành hai mùa rõ rệt.
  • C. thảm thực vật xanh tốt giàu sức sống.         
  • D. thiên nhiên có sự phân hóa đa dạng.

Câu 14: Nhờ có biển Đông mà nước ta có

  • A. Thiên nhiên nước ta bốn mùa xanh tươi
  • B. Thiên nhiên nhiệt đới gió mùa với mùa đông lạnh
  • C. Thiên nhiên phân hóa đa dạng theo độ cao
  • D. Khí hậu khô, nóng với các nước ở Tây Á, châu Phi

Câu 15:  Đặc điểm nào sau đây không phải của Biển Đông?

  • A. Là biển rộng.                                          
  • B. Là biển tương đối kín.
  • C. Là biển lạnh.                                          
  • D. Nhiệt đới gió mùa.

Câu 16: Khu bảo tồn thiên nhiên đầu tiên ở nước ta là vườn quốc gia:

  • A. Bạch Mã
  • B. Ba Bể
  • C. Ba Vì
  • D. Cúc Phương

Câu 17: Sự đa dạng và phong phú của sinh vật Việt Nam không thể hiện ở:

  • A. Kiểu hệ sinh thái
  • B. Thành phần loài
  • C. Phân bố rộng khắp trên cả nước
  • D. Gen di truyền

Câu 18: Hệ sinh thái nông nghiệp phát triển chủ yếu ở vùng:

  • A. Trung du
  • B. Đồng bằng
  • C. Cao nguyên
  • D. Miền núi

Câu 19: Loại cây nào sau đây ít được trồng ở khu vực có đất phù sa?

  • A. Cây lâu năm.
  • B. Cây hàng năm.
  • C. Cây rau đậu.
  • D. Cây hoa màu.

Câu 20: Đất phù sa sông không có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Ít chưa, tơi xốp.
  • B. Giàu dinh dưỡng.
  • C. Đất có màu nâu.
  • D. Đất bị chua nhiều.

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác