Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Địa lí 12 chân trời sáng tạo học kì 1 (Phần 5)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Địa lí 12 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 1 (Phần 5) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đặc điểm quan trọng nhất của vị trí địa lý Việt Nam đối với kinh tế là gì?

  • A. Gần trung tâm các tuyến đường hàng hải, hàng không quốc tế.
  • B. Tiếp giáp nhiều quốc gia.
  • C. Có nhiều loại tài nguyên thiên nhiên.
  • D. Có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

Câu 2: Hoạt động nào góp phần bảo vệ môi trường nước?

  • A. Xả thải trực tiếp ra sông hồ.
  • B. Xây dựng hệ thống xử lý nước thải.
  • C. Khai thác nước ngầm không kiểm soát.
  • D. Đốt rác thải ven sông.

Câu 3: Dân số tập trung đông nhất ở vùng nào?

  • A. Trung du miền núi Bắc Bộ.
  • B. Đồng bằng sông Hồng.
  • C. Tây Nguyên.
  • D. Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 4: Nước ta có tài nguyên sinh vật phong phú, đa dạng do đâu?

  • A. Nằm trên đường di lưu của nhiều loài động, thực vật.
  • B. Liền kề với các vành đai sinh khoáng.
  • C. Vị trí nằm ở nội chí tuyến bán cầu Bắc.
  • D. Vị trí liền kề với Biển Đông.

Câu 5: Loại đất chủ yếu ở nước ta là 

  • A. đất feralit.
  • B. đất mùn.
  • C. đất badan.
  • D. đất cát.

Câu 6: Đâu không phải là khó khăn của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa?

  • A. Thiên tai gây thiệt hại tới sản xuất và đời sống.
  • B. Bệnh dịch thường xuất hiện.
  • C. Thời tiết thất thường trở ngại cho sản xuất.
  • D. Khu vực có tài nguyên sinh vật phong phú.

Câu 7: Theo độ cao, thiên nhiên nước ta được phân hóa thành các đai

  • A. nhiệt đới gió mùa, nhiệt đới gió mùa trên núi, ôn đới gió mùa trên núi.
  • B. nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt gió mùa trên núi, ôn đới gió mùa trên núi.
  • C. cận đới gió mùa, cận nhiệt gió mùa trên núi, ôn đới gió mùa trên núi.
  • D. cận nhiệt gió mùa, nhiệt đới gió mùa trên núi, ôn đới gió mùa trên núi.

Câu 8: Tại sao miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là miền có mùa đông lạnh điển hình ở nước ta?

  • A. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa Tây Bắc.
  • B. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa Tây Nam.
  • C. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa Đông Nam.
  • D. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa Đông Bắc.

Câu 9: Nước ta có mấy khi Ramar được thế giới công nhận?

  • A. 7
  • B. 8
  • C. 9
  • D. 10

Câu 10: VN_AQI là từ viết tắt của

  • A. Chỉ số chất lượng nước Việt Nam.
  • B. Chỉ số chất lượng nước Việt Nam.
  • C. Chỉ số chất lượng không khí Việt Nam.
  • D. Chỉ số chất lượng sống Việt Nam.

Câu 11: Đâu không phải là hạn chế dân số nước ta?

  • A. Sức ép về tài nguyên.                                   
  • B. Ô nhiễm môi trường.
  • C. Quá tải sử dụng dịch vụ.                               
  • D. Nâng cao chất lượng sống.

Câu 12: Khó khăn lớn nhất do sự tập trung đông dân cư ở đô thị là

  • A. giải quyết việc làm.
  • B. khai thác tài nguyên.
  • C. đảm bảo phúc lợi xã hội.
  • D. bảo vệ môi trường.

Câu 13: Tỉ trọng lao động trong các ngành nào có xu hướng giảm?

  • A. Nông nghiệp.
  • B. Công nghiệp.
  • C. Du lịch.
  • D. Xây dựng.

Câu 14: Đâu không phải là một trong những hướng giải quyết việc làm ở nước ta?

  • A. Thúc đẩy việc làm truyền thống ở khu vực nông thôn và miền núi. 
  • B. Đẩy mạnh liên kết thị trường việc làm giữa các vùng trong nước, hình thành kết nối cung cầu tự động giữa thị trường trong và ngoài nước.
  • C. Triển khai tốt các quy định về bảo hiểm xã hội gắn với các chế độ trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp, các hoạt động đào tạo lại lao động.
  • D. Hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật đồng bộ, thống nhất để thị trường lao động phát triển theo hướng linh hoạt, hiệu quả, hội nhập quốc tế. 

Câu 15: Về phương diện quản lí, cấp Trung ương không quản lí

  • A. Đà Nẵng.
  • B. Hải Phòng.
  • C. Cần Thơ.
  • D. Bắc Ninh.

Câu 16: Đô thị nào dưới đây là cực tăng trưởng kinh tế và trung tâm sáng tạo của cả nước?

  • A. Hà Nội và Hải Phòng.                                             
  • B. Đà Nẵng và Hồ Chí Minh.
  • C. Hà Nội và Hồ Chí Minh.                                         
  • D. Hà Nội và Quảng Ninh.

Câu 17: Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của chuyển dịch cơ cấu kinh tế?

  • A. Khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên.
  • B. Thúc đẩy hội nhập khu vực và thế giới.
  • C. Hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa.
  • D. Gia tăng vấn đề việc làm cho quốc gia.

Câu 18: Nền kinh tế Việt Nam muốn tăng trưởng bền vững cần

  • A. cơ cấu kinh tế hợp lí và tốc độ tăng trưởng GDP cao.
  • B. cơ cấu hợp lí giữa các ngành và các thành phần kinh tế.
  • C. cơ cấu hợp lí giữa các vùng lãnh thổ.
  • D. cơ cấu hợp lí giữa các ngành, thành phần kinh tế và vùng lãnh thổ.

Câu 19: Nông nghiệp nước ta không phát triển theo xu hướng

  • A. Phát triển cây trồng gắn với thị trường.     
  • B. Hình thành nhóm sản phẩm chủ lực.
  • C. Chọn lọc các giống cây trồng sản xuất.     
  • D. Hạn chế liên kết, hợp tác.

Câu 20: Phát triển nông nghiệp xanh không hướng đến

  • A. Tăng năng suất cây trồng, vật nuôi.
  • B. Bảo vệ môi trường.
  • C. An toàn với con người.
  • D. Sử dụng sản phẩm hóa học.

Câu 21: Nguyên nhân nào sau đây làm cho cây công nghiệp lâu năm có vai trò quan trọng trong cơ cấu sản xuất cây công nghiệp? 

  • A. Năng suất cao hơn cây công nghiệp hàng năm.
  • B. Có nhiều thuận lợi phát triển hơn cây trồng khác.
  • C. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
  • D. Giá trị sản xuất cao hơn cây công nghiệp hàng năm.

Câu 22: Năng suất lao động khai thác thủy sản nước ta còn thấp chủ yếu là do

  • A. Môi trường bị suy thoái, nguồn thủy sản giảm.
  • B. Hệ thống cảng cá chưa đáp ứng được nhu cầu.
  • C. Chế biến thủy sản chất lượng còn hạn chế.
  • D. Phương tiện khai thác chưa được đổi mới.

Câu 23: Khó khăn nhất về tự nhiên đối với việc phát triển cây công nghiệp ở Tây Nguyên là

  • A. Mưa kéo dài, nguy cơ ngập úng.
  • B. Thiếu nước vào mùa khô.
  • C. Quỹ đất ngày càng bị thu hẹp.
  • D. Địa hình làm cho đất dễ bị thoái hóa.

Câu 24: Địa phương nào dưới đây không có lịch sử phát triển công nghiệp lâu đời?

  • A. Hải Phòng.
  • B. Bắc Ninh.
  • C. Hà Nội.
  • D. Đồng Nai.

Câu 25: “Giá trị sản xuất công nghiệp theo vùng có sự thay đổi rõ rệt, nhất là các vùng đóng góp lớn” sự thay đổi đó là

  • A. Đồng bằng sông Cửu Long giảm tỉ trọng. 
  • B. Duyên hải Nam Trung Bộ giảm tỉ trọng.
  • C. Đông Nam Bộ giảm tỉ trọng.
  • D. Đồng bằng sông Hồng giảm tỉ trọng.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác