Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Công nghệ cơ khí 11 cánh diều cuối học kì 1 (Đề số 1)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Công nghệ cơ khí 11 cuối học kì 1 sách cánh diều . Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Hạn chế của phương pháp phay là?

  • A. Năng suất thấp, tạo rung động mạnh, khó gia công chi tiết mỏng.
  • B. Quá trình mòn dụng cụ diễn ra nhanh, khả năng tiết kiệm vật liệu thấp, khả năng tạo hình hạn chế.
  • C. Chỉ dùng gia công với những sản phẩm có yêu cầu không cao hoặc gia công phá.
  • D. Độ chính xác không cao, năng suất thấp.

Câu 2: Khi sản xuất mà số lượng sản phẩm hàng năm ít, sản phẩm không ổn định thì người ta gọi là dạng sản xuất:

  • A. Đơn chiếc
  • B. Hàng loạt
  • C. Hàng khối
  • D. Cả 3 đáp án trên đều sai

Câu 3: Robot thực hiện nhiệm vụ kiểm tra có mấy khâu?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 4: Hạn chế của phương pháp tiện là?

  • A. Năng suất thấp, tạo rung động mạnh, khó gia công chi tiết mỏng.
  • B. Quá trình mòn dụng cụ diễn ra nhanh, khả năng tiết kiệm vật liệu thấp, khả năng tạo hình hạn chế.
  • C. Chỉ dùng gia công với những sản phẩm có yêu cầu không cao hoặc gia công phá.
  • D. Độ chính xác không cao, năng suất thấp.

Câu 5: Luyện kim gang và thép còn gọi là

  • A. Luyện kim loại
  • B. Luyện kim đen
  • C. Luyện kim màu
  • D. Luyện kim trắng

Câu 6: Phương pháp phay chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng khối lượng gia công cắt gọt?

  • A. 10 - 20 %
  • B. 20 - 30 %
  • C. 30 - 40%
  • D. 40 - 50%

Câu 7: Theo em, bước nào sẽ ảnh hưởng lớn tới chất lượng bề mặt gia công chi tiết?

  • A. Nghiên cứu bản vẽ chi tiết
  • B. Xác định trình tự các nguyên công
  • C. Lựa chọn thiết bị, dụng cụ gia công
  • D. Xác định chế độ gia công

Câu 8: Đâu là sản phẩm của phương pháp tiện?

  • A. Trục then hoa
  • B. Khớp nối
  • C. Đĩa phanh xe máy
  • D. Bạc lót

Câu 9: Với hình thức tổ chức sản xuất xác định là đơn chiếc thì quy trình công nghệ gia công chi tiết có mấy nguyên công?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 10: Nguyên nhân gây ra tai nạn lao động trong sản xuất cơ khí: Điện giật khi chạm vào phần kim loại của máy là?

  • A. Thiếu thiết bị bảo hộ cho người lao động
  • B. Máy móc không đảm bảo cách điện hoặc thiếu thiết bị bảo hiểm
  • C. Người lao động vi phạm quy trình sử dụng máy an toàn và nội quy nhà xưởng
  • D. Điều kiện an toàn, vệ sinh công nghiệp không đảm bảo

Câu 11: Quá trình sử dụng các loại nguyên vật liệu, máy móc và công nghệ để tạo ra các sản phẩm cơ khí là?

  • A. Sản xuất phôi
  • B. Chế tạo cơ khí
  • C. Gia công chi tiết
  • D. Sản xuất cơ khí

Câu 12: Đâu là bước tiến vượt bậc từ hệ thống sản xuất tự động truyền thống sang sản xuất tự động được kết nối và xử lí dữ liệu liên tục?

  • A. Mô hình nhà máy thông minh
  • B. Kết nối vạn vật trong sản xuất
  • C. Kho chứa hàng thông minh
  • D. Phân tích dữ liệu trong sản xuất

Câu 13: Khi làm việc với các máy móc cơ khí, thiếu kính bảo hộ khiến người công nhân có thể bị mảnh vỡ bắn vào mắt. Người công nhân đã mắc phải nguyên nhân gây ra tai nạn lao động trong sản xuất cơ khí nào?

  • A. Thiếu thiết bị bảo hộ cho người lao động
  • B. Máy móc không đảm bảo cách điện hoặc thiếu thiết bị bảo hiểm
  • C. Người lao động vi phạm quy trình sử dụng máy an toàn và nội quy nhà xưởng
  • D. Điều kiện an toàn, vệ sinh công nghiệp không đảm bảo

Câu 14: Sau khi gia công, chi tiết được kiểm tra nếu đạt yêu cầu sẽ chuyển sang

  • A. Kiểm tra và hoàn thiện
  • B. Đóng gói
  • C. Lắp ráp
  • D. Đóng gói hoặc lắp ráp

Câu 15: Dây chuyền sản xuất tự động là gì?

  • A. Thiết bị tự động, bao gồm cơ cấu chấp hành tay máy và bộ điều khiển theo chương trình để thay con người thực hiện các nhiệm vụ khác nhau của quá trình sản xuất.
  • B. Tổ hợp của các máy và thiết bị tự động được sắp xếp theo một trình tự xác định để thực hiện các công việc khác nhau nhằm tạo ra sản phẩm.
  • C. Sự kết hợp của công nghệ trong các lĩnh vực vật lí, công nghệ số và sinh học để tạo ra những khả năng sản xuất hoàn toàn mới
  • D. Các cơ cấu tạo ra chuyển động của bàn máy và trục chính của máy, gồm mạch điều khiển, động cơ dẫn động, ...

Câu 16: Luyện kim gang và thép còn gọi là

  • A. Luyện kim loại
  • B. Luyện kim đen
  • C. Luyện kim màu
  • D. Luyện kim trắng

Câu 17: Quy trình sản xuất cơ khí nào là đúng?

  • A. Chế tạo cơ khí → Sản xuất phôi→ Đóng gói và bảo quản
  • B. Chế tạo cơ khí → Đóng gói và bảo quản → Sản xuất phôi
  • C. Sản xuất phôi → Chế tạo cơ khí → Đóng gói và bảo quản
  • D. Sản xuất cơ khí → Đóng gói và bảo quản → Chế tạo phôi

Câu 18: Thép được luyện từ gang bằng cách nào?

  • A. Khử bớt lượng carbon
  • B. Tăng thêm lượng carbon
  • C. Khử bớt một số kim loại khác (Si, Mn)
  • D. Khử bớt lượng carbon và một số kim loại khác (Si, Mn)

Câu 19: Có các nguyên liệu: 

1. Quặng hematit (Fe2O3). 

2. Quặng manhetit (Fe3O4). 

3. Quặng Cromit.

4. Quặng Boxit.

5. Than cốc.

6. Than đá.

7. Đá vôi (CaCO3).

Những nguyên liệu dùng để luyện gang là:

  • A. (1), (3), (4), (5)
  • B. (1), (4), (5), (6)
  • C. (1), (2), (5), (7)
  • D. (1), (2), (6), (7)

Câu 20: Nguyên nhân gây suy giảm thính lực trong sản xuất cơ khí là?

  • A. Khí thải và bụi trong quá trình sản xuất cơ khí
  • B. Nước thải (dung dịch bôi trơn, làm mát khi cắt gọt)
  • C. Tiếng ồn sinh ra từ các máy gia công
  • D. Chất thải rắn (mảnh vụn kim loại, cặn dầu nhớt, thiết bị hư hỏng, ...)

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác