Tắt QC

Trắc nghiệm Công nghệ cơ khí 11 Cánh diều bài Ôn tập chủ đề 3

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Công nghệ cơ khí 11 bài 1 Khái quát về cơ khí chế tạo - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Chọn câu sai: Sản phẩm cơ khí là

  • A. Chi tiết
  • B. Bộ phận máy
  • C. Máy hoàn chỉnh
  • D. Phôi

Câu 2: Dựa vào sự hình thành phoi của quá trình gia công mà gia công cơ khí được chia làm

  • A. Gia công không phoi, gia công có phoi và gia công cắt gọt
  • B. Gia công không phoi, gia công có phoi
  • C. Gia công có phoi, gia công cắt gọt
  • D. Đáp án khác

Câu 3: Phương pháp rèn là?

  • A. Là phương pháp gia công bằng cách nấu chảy nguyên liệu đầu vào thành trạng thái lỏng, sau đó rót vào khuôn có hình dạng, kích thước như sản phẩm. Sau khi nguyên liệu vào đồng đặc, ta thu được sản phẩm là vật đúc có hình dạng giống lòng khuôn đúc và phù hợp với yêu cầu thiết kế.
  • B. Là phương pháp gia công kim loại bằng cách sử dụng ngoại lực tác dụng lên phôi để làm biến dạng phôi về hình dáng và kết cấu mong muốn.
  • C. Là phương pháp gia công ghép nối các phần tử (thường là kim loại) lại với nhau thành một khối thống nhất, bằng cách sử dụng nguồn nhiệt để nung nóng vùng cần nối đến trạng thái nóng chảy, sau khi vật liệu tại vị trí hàn kết tinh tạo thành mối hàn sẽ gắn các phần tử với nhau.
  • D. Là cách thức con người sử dụng sức lao động, máy móc tác động vào vật liệu cơ khí làm thay đổi hình dạng, kích thước, trạng thái hoặc tính chất của vật liệu để tạo ra các sản phẩm.

Câu 4: Quá trình liên quan trực tiếp đến việc thay đổi hình dạng, kích thước, trạng thái hoặc tính chất vật liệu là quá trình

  • A. Công nghệ
  • B. Sản xuất
  • C. Gia công
  • D. Lắp ráp

Câu 5: Xác định các đặc điểm cấu tạo, chức năng làm việc, yêu cầu kĩ thuật, ... để làm cơ sở lựa chọn phôi và xác định thứ tự các nguyên công là nội dung của bước nào?

  • A. Nghiên cứu bản vẽ chi tiết
  • B. Xác định trình tự các nguyên công
  • C. Lựa chọn thiết bị, dụng cụ gia công
  • D. Xác định chế độ gia công

Câu 6: Phương pháp gia công cơ khí là gì?

  • A. Là cách thức con người sử dụng sức lao động, máy móc tác động vào vật liệu cơ khí làm thay đổi hình dạng, kích thước, trạng thái hoặc tính chất của vật liệu để tạo ra các sản phẩm.
  • B. Là phương pháp gia công cơ khí mà vật liệu đầu vào sau khi trải qua quá trình gia công không bị loại ra khỏi sản phẩm.
  • C. Là phương pháp gia công cơ khí mà sản phẩm được hình thành nhờ sự bóc tách lớp vật liệu ra khỏi phôi trong quá trình gia công.
  • D. Là phương pháp gia công bằng cách nấu chảy nguyên liệu đầu vào thành trạng thái lỏng sau đó rót vào khuôn.

Câu 7: Phương pháp đúc phổ biến hiện nay là?

  • A. Đúc trong khuôn cát
  • B. Đúc trong khuôn kim loại
  • C. Cả A và B đều đúng
  • D. Cả A và B đều sai

Câu 8: Ưu điểm của phương pháp khoan là?

  • A. Thời gian gia công ngắn, dễ thao tác và cần độ chính xác không cao
  • B. Tuổi thọ dụng cụ cao hơn, khả năng tạo hình lớn
  • C. Năng suất cao, gia công được trên phôi đặc
  • D. Gia công được các sản phẩm mỏng và nhiệt độ thấp

Câu 9: Quá trình tạo ra sản phẩm đúc trong khuôn kim loại là?

  • A. Chuẩn bị khuôn → Rót vật liệu đã nấu chảy vào khuôn → Tách khuôn
  • B. Chuẩn bị khuôn → Rót vật liệu đã nấu chảy vào khuôn → Tách khuôn → Sản phẩm đúc
  • C. Làm khuôn cát → Làm mẫu → Chuẩn bị khuôn → Rót vật liệu đã nấu chảy vào khuôn → Tách khuôn → Sản phẩm đúc
  • D. Làm mẫu → Làm khuôn cát → Chuẩn bị khuôn → Rót vật liệu đã nấu chảy vào khuôn → Tách khuôn → Sản phẩm đúc

Câu 10: Ưu điểm của phương pháp tiện là?

  • A. Thời gian gia công ngắn, dễ thao tác và cần độ chính xác không cao
  • B. Tuổi thọ dụng cụ cao hơn, khả năng tạo hình lớn
  • C. Năng suất cao, gia công được trên phôi đặc
  • D. Gia công được các sản phẩm mỏng và nhiệt độ thấp

Câu 11: Sản phẩm của phương pháp hàn là?

  • A. Bạc lót
  • B. Khung xe ô tô
  • C. Khớp nối
  • D. Vỏ động cơ xe máy

Câu 12: Đặc điểm của phương pháp rèn tự do là?

  • A. Cho phép kim loại biến dạng tự do theo các hướng khác nhau
  • B. Là phương pháp gia công áp lực
  • C. Kim loại biến dạng hạn chế trong lòng khuôn
  • D. Độ chính xác và năng suất cao

Câu 13: Phương pháp gia công cắt gọt là?

  • A. Tiện
  • B. Đúc
  • C. Rèn
  • D. Cán

Câu 14: Phương pháp hàn thường sử dụng

  • A. Gia công sản phẩm có kết cấu dạng hộp, dạng khung hoặc sản phẩm có yêu cầu độ kín
  • B. Gia công các sản phẩm có yêu cầu về cơ tính cao
  • C. Gia công các sản phẩm có hình dạng và kết cấu phức tạp
  • D. Gia công các bề mặt định hình tròn xoay

Câu 15: Vì sao gọi là phương pháp gia công không phoi?

  • A. Vì quá trình gia công không cần dùng đến phôi
  • B. Vì quá trình gia công không cần dùng đến vật liệu đầu vào
  • C. Vì sau quá trình gia công, vật liệu không còn được giữ nguyên
  • D. Vì sau quá trình gia công, vật liệu vẫn được giữ nguyên mà không phải loại ra

Câu 16: Đặc điểm phương pháp đúc khuôn cát là?

  • A. Sử dụng kim loại nguyên liệu chính để tạo khuôn
  • B. Khuôn chỉ sử dụng một lần
  • C. Chất lượng sản phẩm tốt hơn
  • D. Khuôn có thể tái sử dụng nhiều lần

Câu 17: Gia công cắt gọt (gia công không phoi) là?

  • A. Là cách thức con người sử dụng sức lao động, máy móc tác động vào vật liệu cơ khí làm thay đổi hình dạng, kích thước, trạng thái hoặc tính chất của vật liệu để tạo ra các sản phẩm.
  • B. Là phương pháp gia công cơ khí mà vật liệu đầu vào sau khi trải qua quá trình gia công không bị loại ra khỏi sản phẩm.
  • C. Là phương pháp gia công cơ khí mà sản phẩm được hình thành nhờ sự bóc tách lớp vật liệu ra khỏi phôi trong quá trình gia công.
  • D. Là phương pháp gia công bằng cách nấu chảy nguyên liệu đầu vào thành trạng thái lỏng sau đó rót vào khuôn.

Câu 18: Đặc điểm của phương pháp hàn hơi là?

  • A. Sử dụng nhiệt của ngọn lửa hồ quang điện để làm nóng chảy kim loại ở vị trí hàn để tạo mối hàn
  • B. Sử dụng nhiệt của ngọn lửa sinh ra khi đốt cháy các khí để làm nóng chảy kim loại ở vị trí hàn để tạo mối hàn
  • C. Phù hợp hầu hết các kim loại, thiết bị đơn giản và động cơ
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 19: Đâu là sản phẩm của phương pháp khoan?

  • A. Trục vít
  • B. Khớp nối
  • C. Đĩa phanh xe máy
  • D. Bạc lót

Câu 20: Chọn câu sai: Thiết bị và dụng cụ thường sử dụng với phương pháp khoan là?

  • A. Máy tiện
  • B. Máy phay
  • C. Mũi khoan
  • D. Dao phay

Câu 21: Đâu là bước quan trọng nhất trong quy trình công nghệ gia công?

  • A. Nghiên cứu bản vẽ chi tiết
  • B. Xác định trình tự các nguyên công
  • C. Lựa chọn phôi, thiết bị, dụng cụ gia công
  • D. Xác định chế độ gia công

Câu 22: Phương pháp khoan có khả năng tạo hình nào?

  • A. Gia công lỗ thông suốt, lỗ không thông suốt.
  • B. Gia công hình dạng bề mặt tròn xoay: mặt đầu, mặt trụ, mặt côn, mặt ren, mặt tròn xoay.
  • C. Gia công nhiều hình dạng bề mặt phẳng, mặt định hình, mặt ren, ...
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 23: Sắp xếp các bước sau đúng với quy trình công nghệ gia công.

  1. Lựa chọn thiết bị, dụng cụ gia công
  2. Nghiên cứu bản vẽ chi tiết
  3. Xác định trình tự các nguyên công
  4. Xác định chế độ gia công
  5. Lựa chọn phôi
  • A. 1 - 3 - 2 - 5 - 4
  • B. 2 - 5 - 3 - 1 - 4
  • C. 3 - 1 - 2 - 4 - 5
  • D. 4 - 1 - 3 - 5 - 2

Câu 24: Hạn chế của phương pháp tiện là?

  • A. Năng suất thấp, tạo rung động mạnh, khó gia công chi tiết mỏng.
  • B. Quá trình mòn dụng cụ diễn ra nhanh, khả năng tiết kiệm vật liệu thấp, khả năng tạo hình hạn chế.
  • C. Chỉ dùng gia công với những sản phẩm có yêu cầu không cao hoặc gia công phá.
  • D. Độ chính xác không cao, năng suất thấp.

Câu 25: Cho các phát biểu sau, số phát biểu đúng là?

  1. Phương pháp gia công có phoi là cách thức con người sử dụng sức lao động, máy móc tác động vào vật liệu cơ khí làm thay đổi hình dạng, kích thước, trạng thái hoặc tính chất của vật liệu để tạo ra các sản phẩm.
  2. Tùy thuộc vào yêu cầu kĩ thuật của sản phẩm mà người ta sử dụng một hoặc kết hợp nhiều phương pháp gia công khác nhau.
  3. Gia công không khoi thường sử dụng để gia công các chi tiết có độ chính xác không cao.
  4. Phoi là cách gọi khác của phôi nên phôi và phoi giống nhau.
  5. Phay là một trong những phương pháp gia công cắt gọt.
  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác