Tắt QC

Trắc nghiệm Công nghệ cơ khí 11 Cánh diều bài 6 Khái quát về các phương pháp gia công cơ khí

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Công nghệ cơ khí 11 bài 6 Khái quát về các phương pháp gia công cơ khí - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Phương pháp gia công cơ khí là gì?

  • A. Là cách thức con người sử dụng sức lao động, máy móc tác động vào vật liệu cơ khí làm thay đổi hình dạng, kích thước, trạng thái hoặc tính chất của vật liệu để tạo ra các sản phẩm.
  • B. Là phương pháp gia công cơ khí mà vật liệu đầu vào sau khi trải qua quá trình gia công không bị loại ra khỏi sản phẩm.
  • C. Là phương pháp gia công cơ khí mà sản phẩm được hình thành nhờ sự bóc tách lớp vật liệu ra khỏi phôi trong quá trình gia công.
  • D. Là phương pháp gia công bằng cách nấu chảy nguyên liệu đầu vào thành trạng thái lỏng sau đó rót vào khuôn.

Câu 2: Dựa vào sự hình thành phoi của quá trình gia công mà gia công cơ khí được chia làm mấy loại?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 3: Quá trình liên quan trực tiếp đến việc thay đổi hình dạng, kích thước, trạng thái hoặc tính chất vật liệu là quá trình

  • A. Công nghệ
  • B. Sản xuất
  • C. Gia công
  • D. Lắp ráp

Câu 4: Chọn câu sai: Sản phẩm cơ khí là

  • A. Chi tiết
  • B. Bộ phận máy
  • C. Máy hoàn chỉnh
  • D. Phôi

Câu 5: Chất lượng của sản phẩm được tạo ra bởi gia công cơ khí sẽ được đánh giá thông qua yếu tố nào?

  • A. Độ chính xác về kích thước
  • B. Độ chính xác về vị trí tương quan giữa các bề mặt
  • C. Độ chính xác về hình dạng và chất lượng bề mặt gia công
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 6: Vì sao gọi là phương pháp gia công không phoi?

  • A. Vì quá trình gia công không cần dùng đến phôi
  • B. Vì quá trình gia công không cần dùng đến vật liệu đầu vào
  • C. Vì sau quá trình gia công, vật liệu không còn được giữ nguyên
  • D. Vì sau quá trình gia công, vật liệu vẫn được giữ nguyên mà không phải loại ra

Câu 7: Dựa vào sự hình thành phoi của quá trình gia công mà gia công cơ khí được chia làm

  • A. Gia công không phoi, gia công có phoi và gia công cắt gọt
  • B. Gia công không phoi, gia công có phoi
  • C. Gia công có phoi, gia công cắt gọt
  • D. Đáp án khác

Câu 8: Quan sát hình ảnh gia công tiện sau và cho biết đây là phương pháp

Quan sát hình ảnh gia công tiện sau và cho biết đây là phương pháp

  • A. Gia công cắt gọt
  • B. Gia công không phoi
  • C. Gia công bằng máy
  • D. Gia công bằng tay

Câu 9: Phương pháp gia công không phoi là?

  • A. Xọc
  • B. Phay
  • C. Bào
  • D. Dập

Câu 10: Phương pháp gia công có phoi là?

  • A. Tiện
  • B. Đúc
  • C. Rèn
  • D. Cán

Câu 11: Phương pháp gia công không phoi là?

  • A. Tiện
  • B. Khoan
  • C. Hàn
  • D. Mài

Câu 12: Gia công phoi là?

  • A. Là cách thức con người sử dụng sức lao động, máy móc tác động vào vật liệu cơ khí làm thay đổi hình dạng, kích thước, trạng thái hoặc tính chất của vật liệu để tạo ra các sản phẩm.
  • B. Là phương pháp gia công cơ khí mà vật liệu đầu vào sau khi trải qua quá trình gia công không bị loại ra khỏi sản phẩm.
  • C. Là phương pháp gia công cơ khí mà sản phẩm được hình thành nhờ sự bóc tách lớp vật liệu ra khỏi phôi trong quá trình gia công.
  • D. Là phương pháp gia công bằng cách nấu chảy nguyên liệu đầu vào thành trạng thái lỏng sau đó rót vào khuôn.

Câu 13: Phương pháp gia công có phoi là?

  • A. Hàn
  • B. Cán
  • C. Khoan
  • D. Kéo

Câu 14: Gia công đúc là phương pháp

  • A. Gia công cắt gọt
  • B. Gia công không phoi
  • C. Gia công bằng máy
  • D. Gia công bằng tay

Câu 15: Quan sát hình ảnh gia công taro ren sau và cho biết đây là phương pháp

Quan sát hình ảnh gia công taro ren sau và cho biết đây là phương pháp

  • A. Gia công cắt gọt
  • B. Gia công không phoi
  • C. Gia công bằng máy
  • D. Gia công bằng tay

Câu 16: Gia công cắt gọt (gia công không phoi) là?

  • A. Là cách thức con người sử dụng sức lao động, máy móc tác động vào vật liệu cơ khí làm thay đổi hình dạng, kích thước, trạng thái hoặc tính chất của vật liệu để tạo ra các sản phẩm.
  • B. Là phương pháp gia công cơ khí mà vật liệu đầu vào sau khi trải qua quá trình gia công không bị loại ra khỏi sản phẩm.
  • C. Là phương pháp gia công cơ khí mà sản phẩm được hình thành nhờ sự bóc tách lớp vật liệu ra khỏi phôi trong quá trình gia công.
  • D. Là phương pháp gia công bằng cách nấu chảy nguyên liệu đầu vào thành trạng thái lỏng sau đó rót vào khuôn.

Câu 17: Cho các phát biểu sau, số phát biểu không đúng là?

  1. Dựa vào sự hình thành phoi của quá trình gia công mà gia công cơ khí chia làm gia công không phôi và gia công cắt gọt.
  2. Nhờ có gia công cơ khí mà các vật liệu đã trở thành vật dụng, máy móc, công cụ, ... đem lại nhiều tiện ích trong sản xuất và đời sống.
  3. Quá trình vận chuyển, kiểm đếm sản phẩm không phải là các quá trình gia công cơ khí.
  4. Gia công cắt gọt thường sử dụng để gia công các chi tiết có độ chính xác cao.
  5. Chất lượng sản phẩm gia công cơ khí chỉ được đánh giá qua độ chính xác về hình dạng và chất lượng bề mặt gia công.
  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 18: Cho các phát biểu sau, số phát biểu đúng là?

  1. Phương pháp gia công có phoi là cách thức con người sử dụng sức lao động, máy móc tác động vào vật liệu cơ khí làm thay đổi hình dạng, kích thước, trạng thái hoặc tính chất của vật liệu để tạo ra các sản phẩm.
  2. Tùy thuộc vào yêu cầu kĩ thuật của sản phẩm mà người ta sử dụng một hoặc kết hợp nhiều phương pháp gia công khác nhau.
  3. Gia công không khoi thường sử dụng để gia công các chi tiết có độ chính xác không cao.
  4. Phoi là cách gọi khác của phôi nên phôi và phoi giống nhau.
  5. Phay là một trong những phương pháp gia công cắt gọt.
  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 19: Cho các phát biểu sau, số phát biểu đúng là?

  1. Quá trình vận chuyển, kiểm đếm sản phẩm là các quá trình gia công cơ khí.
  2. Căn cứ vào yêu cầu kĩ thuật của sản phẩm mà người ta chỉ sử dụng một phương pháp gia công.
  3. Gia công cắt gọt thường sử dụng để gia công các chi tiết có độ chính xác cao.
  4. Gia công không phoi thường sử dụng để gia công chế tạo phôi hoặc các chi tiết có độ chính xác không cao.
  5. Phương pháp gia công không phoi thông dụng hiện nay là tiện, phay, khoan, mài, ...
  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 20: Cho các phát biểu sau, số phát biểu không đúng là?

  1. Phương pháp gia công cơ khí là cách thức con người sử dụng sức lao động, máy móc tác động vào vật liệu cơ khí làm thay đổi hình dạng, kích thước, trạng thái hoặc tính chất của vật liệu để tạo ra các sản phẩm.
  2. Nhờ có gia công cơ khí mà các vật liệu đã trở thành vật dụng, máy móc, công cụ, ... đem lại nhiều tiện ích trong sản xuất và đời sống.
  3. Quá trình vận chuyển, kiểm đếm sản phẩm là các quá trình gia công cơ khí.
  4. Tùy thuộc vào yêu cầu kĩ thuật của sản phẩm mà người ta sử dụng một hoặc kết hợp nhiều phương pháp gia công khác nhau.
  5. Gia công cắt gọt thường sử dụng để gia công các chi tiết có độ chính xác không cao.
  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác