Trắc nghiệm Sinh học 8 Cánh diều bài 42: Cân bằng tự nhiên và bảo vệ môi trường (P2)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 8 bài 42 Cân bằng tự nhiên và bảo vệ môi trường(P2)- sách Sinh học 8 Cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Điều không đúng về cơ chế tham gia điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể là
- A. sự thay đổi mức sinh sản và tử vong dưới tác động của các nhân tố vô sinh và hữu sinh
- B. sự cạnh tranh cùng loài và sự di cư của 1 bộ phận hay cả quần thể
- C. sự điều chình vật ăn thịt và vật kí sinh
D. tỉ lệ sinh tăng thì tỉ lệ tử cũng tăng trong quần thể
Câu 2: Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường là gì?
- A. Do hoạt động của con người gây ra
- B. Do 1 số hoạt động của tự nhiên (núi lửa, lũ lụt ...)
- C. Do con người thải rác ra sông
D. Do hoạt động của con người gây ra và do 1 số hoạt động của tự nhiên
Câu 3: Số lượng cá thể trong quần thể có khuynh hướng ổn định là do
A. có sự thống nhất giữa tỷ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong
- B. quần thể khác đều chỉnh nó.
- C. chúng có xu hướng tự đều chỉnh.
- D. có hiện tượng cá thể trong quần thể hỗ trợ lẫn nhau.
Câu 4: Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm sinh học do vi sinh vật gây bệnh là gì?
- A. Các chất thải không được thu gom
- B. Các chất thải không được xử lí
C. Vi sinh vật gây bệnh phát triển trên những chất thải không được thu gom và không được xử lí đúng cách
- D. Các chất thải được thu gom nhưng lại không được xử lí
Câu 5: Để bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp, biện pháp cần làm là
A. Không lạm dụng thuốc trừ sâu trên đồng ruộng
- B. Tăng cường bón thật nhiều phân bón hoá học cho cây trồng
- C. Dùng thuốc diệt cỏ để phòng trừ cỏ dại
- D. Cả 3 biện pháp nêu trên
Câu 6: Hoạt động nào thải ra các chất thải rắn không được xử lí, gây ô nhiễm môi trường?
- A. Hoạt động sản xuất công nghiệp của con người
B. Hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người
- C. Hoạt động y tế và sinh hoạt hằng ngày của con
- D. Hoạt động sản xuất nông nghiệp của con người
Câu 7: Nguyên nhân của hiện tượng biến động số lượng cá thể của quần thể theo chu kì là
- A. do các hiện tượng thiên tai xảy ra bằng nhau
- B. do những thay đổi có tính chu kì của dịch bệnh hằng năm
C. do những thay đổi có tính chu kì của điều kiện môi trường
- D. do mỗi năm đều có 1 loại dịch bệnh tấn công quần thể
Câu 8: Để bảo vệ và cải tạo môi trường, cần những điều kiện nào sau đây?
- A. Phát triển dân số một cách hợp lí
- B. Bảo vệ các loài sinh vật, sử dụng có hiệu quả và hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên
- C. Giảm thiểu chất thải gây ô nhiễm; cải tạo giống vật nuôi, cây trồng để cho năng suất cao
D. Cả A, B và C
Câu 9: Nhân tố nào gây ra sự biến động kích thước quần thể?
- A. Mức sinh sản
- B. Mức tử vong
- C. Mức xuất cư và nhập cư
D. Cả A, B và C
Câu 10: Biện pháp nào sau đây được coi là hiệu quả nhất trong việc hạn chế ô nhiễm môi trường?
- A. Trồng nhiều cây xanh
- B. Xây dựng các nhà máy xử lí rác thải
- C. Bảo quản và sử dựng hợp lí hoá chất bảo vệ thực vật
D. Giáo dục nâng cao ý thức cho mọi người về bảo vệ môi trường
Câu 11: Cơ chế tạo ra trạng thái cân bằng của quần thể là
- A. do giảm bớt sự cạnh tranh cùng loài khi số lượng cá thể của quần thể giảm quá thấp
B. sự thống nhất mối tương quan giữa tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong
- C. do bệnh tật và khan hiếm thức ăn trong trường hợp số lượng của quần thể tăng quá cao
- D. do sự tác động của kẻ thù trong trường hợp mật độ quần thể tăng quá cao
Câu 12: Biện pháp xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia có hiệu quả chính nào sau đây?
- A. Phục hồi các hệ sinh thoái đã bị thoái hoá
B. Góp phần bảo vệ các hệ sinh thái quan trọng, giữ cân bằng sinh thái, bảo vệ nguồn gen sinh vật
- C. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường của người dân
- D. Tăng cường công tác trồng rừng
Câu 13: Quần thể được điều chỉnh về mức cân bằng khi
A. mật độ cá thể giảm xuống quá thấp hoặc tăng lên quá cao
- B. môi trường sống thuận lợi, thức ăn dồi dào, ít kẻ thù.
- C. mật độ cá thể tăng lên quá cao dẫn đến thiếu thức ăn, nơi ở
- D. mật độ cá thể giảm xuống quá thấp đe dọa sự tồn tại của quần thể
Câu 14: Điều không đúng về cơ chế tham gia điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể là?
- A. Sự thay đổi mức độ sinh sản và tử vong dưới tác động của nhân tố vô sinh và hữu sinh.
- B. Sự cạnh tranh cùng loài và sự di cư của một bộ phận hay cả quần thể.
- C. Sự điều chỉnh vật ăn thịt và vật kí sinh.
D. Tỉ lệ sinh tăng thì tỉ lệ tử giảm trong quần thể.
Câu 15: Cho các ý sau:
(1) Các khí thải từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt
(2) Hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học
(3) Các chất phóng xạ
(4) Các chất thải rắn
(5) Các chất thải do hoạt động xây dựng (vôi, cát, đất, đá,...)
(6) Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh
(7) Các chất độc hại sinh ra trong chiến tranh
Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường là
A. 1, 2, 3, 4, 6
- B. 1,2, 3, 5, 6
- C. 2, 3, 4,5 ,7
- D. 1, 3, 4, 6, 7
Câu 16: Những ví dụ nào sau đây thuộc biến động không theo chu kì?
(1) Đợt hạn hán vào tháng 3 năm 2016 khiến hàng trăm hecta cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên chết hàng loạt.
(2) Cứ sau 5 năm, số lượng cá thể châu chấu trên cánh đồng lại giảm xuống do nhiệt độ tăng lên.
(3) Số lượng cá thể tảo ở Hồ Gươm tăng lên vào ban ngày và giảm xuống vào ban đêm.
(4) Số lượng cá thể muỗi tăng lên vào mùa xuân nhưng lại giảm xuống vào mùa đông.
(5) Đợt rét đậm, rét hại tại miền Bắc những ngày trước tết Bính Thân đã làm chết hàng loạt trâu, bò của bà con nông dân thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc.
- A. (2) và (5)
- B. (1) và (2)
C. (1) và (5)
- D. (3) và (4)
Câu 17: Sự biến động số lượng của thỏ rừng và mèo rừng tăng giảm đều đặn 10 năm 1 lần. Hiện tượng này biểu hiện
- A. biến động theo chu kì ngày đêm.
- B. biến động theo chu kì mùa.
C. biến động theo chu kì nhiều năm.
- D. biến động theo chu kì tuần trăng.
Câu 18: Trồng cây gây rừng có tác dụng gì?
A. Phục hồi “lá phổi của Trái Đất” đã bị tàn phá, chống hạn hán
- B. Thay đổi chỗ ở cho nhiều loài sinh vật
- C. Thay đổi nguồn nưởc ngầm
- D. Cả A, B và C
Câu 19: Sự tương quan giữa số lượng thỏ và mèo rừng Canada theo chu kỳ là
- A. số lượng mèo rừng tăng => số lượng thỏ tăng theo.
- B. số lượng mèo rừng giảm => số lượng thỏ giảm theo.
C. số lượng thỏ tăng => số lượng mèo rừng tăng theo
- D. số lượng thỏ và mèo rừng sẽ cùng tăng vào một thời điểm
Câu 20: Đối với những vùng đất trồng, đồi núi trọc thì biện pháp chủ yếu và cần thiết nhất là
A. Trồng cây, gây rừng
- B. Tiến hành chăn thả gia súc
- C. Cày xới để làm nương, rẫy sản xuất cây lương thực
- D. Làm nhà ở
Bình luận