Trắc nghiệm Sinh học 8 Cánh diều bài 36: Da và điều hoà thân nhiệt ở người (P2)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 8 bài 36 Da và điều hoà thân nhiệt ở người (P2)- sách Sinh học 8 Cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Khi đo thân nhiệt, ta nên đo ở đâu để có kết quả chính xác nhất?
- A. Tai
- B. Miệng
C. Hậu môn
- D. Nách
Câu 2: Ngoài cùng của tầng sừng
A. Gồm những tế bào chết đã hoá sừng, xếp sít nhau.
- B. Là lớp tế bào sống có khả năng phân chia tạo ra tế bào mới.
- C. Cấu tạo từ các sợi mô liên kết bền chặt trong đó có các thụ quan.
- D. Chứa nhiều mỡ có vai trò dự trữ và cách nhiệt.
Câu 3: Tắm rửa là một biện pháp rèn luyện da vì
A. Da sạch không có vi khuẩn xâm nhập vào.
- B. Là hình thức xoa bóp da làm cho các mạch máu lưu thông, da được nuôi dưỡng tốt.
- C. Giúp da tạo nhiều vitamin D.
- D. Giúp cơ thể chịu được những thay đổi đột ngột của môi trường.
Câu 4: Chức năng quan trọng nhất của da là?
- A. Bài tiết các chất thải.
B. Bảo vệ, ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh,
- C. Tham gia điểu hoà thân nhiệt.
- D. Làm nhiệm vụ của một cơ quan cảm giác tiếp nhận các kích thích của môi trường.
Câu 5: Vào mùa hè, để chống nóng thì chúng ta cần lưu ý điều nào sau đây?
- A. Bôi kem chống nắng khi đi bơi, tắm biển
- B. Sử dụng áo chống nắng, đội mũ và đeo khẩu trang khi ra đường
- C. Mặc quần áo thoáng mát, tạo điều kiện cho da toả nhiệt
D. Tất cả các phương án trên
Câu 6: Sắp xếp thứ tự các bước thực hiện khi sơ cứu người cảm lạnh
(1) Tăng nhiệt toàn thân
(2) Di chuyển đến nơi khô ráo, ấm áp
(3) Gọi cấp cứu 115
A. (2) – (3) – (1)
- B. (1) – (2) – (3)
- C. (2) – (1) – (3)
- D. (3) – (2) – (1)
Câu 7: Da có vai trò gì đối với đời sống con người?
- A. Góp phần tạo nên vẻ đẹp bên ngoài
- B. Bảo vệ cơ thể
- C. Điều hòa thân nhiệt
D. Tất cả các phương án trên
Câu 8: Vai trò của hệ thần kinh trong điều hòa thân nhiệt?
- A. Điều hòa co dãn mạch máu dưới da
B. Điều khiển tăng giảm tiết mồ hôi
- C. Co duỗi chân lông
- D. Tất cả các đáp án trên
Câu 9: Vào mùa hanh khô, da thường có vảy trắng bong ra là do
- A. Lớp da ngoài cùng bị tổn thương.
B. Lớp tế bào ngoài cùng hoá sừng và bị chết,
- C. Mọc lớp da mới.
- D. Cả A, B và C
Câu 10: Cảm giác nóng, lạnh ta có được trên da là do hoạt động chức năng của thành phần nào mang lại?
A. Thụ quan
- B. Mạch máu
- C. Tuyến mồ hôi
- D. Cơ co chân long
Câu 11: Trung khu điều hòa sự tăng giảm của nhiệt độ cơ thể nằm ở đâu?
- A. Hạch thần kinh
- B. Dây thần kinh
- C. Tủy sống
D. Não bộ
Câu 12: Da bị bẩn sẽ gây tác hại gì?
- A. Dễ viêm chân lông, ngứa ngáy khó chịu
- B. Tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển
- C. Dễ bị lây các bệnh nấm
D. Cả A, B và C
Câu 13: Lớp nào nằm ngoài cùng, tiếp xúc với môi trường trong cấu trúc của da?
A. Lớp biểu bì
- B. Lớp bì
- C. Lớp mỡ dưới ra
- D. Lớp mạch máu
Câu 14: Lỗ chân lông co vào được là nhờ hoạt động của bộ phận nào?
- A. Dây thần kinh
- B. Tuyến nhờn
C. Cơ co lỗ chân lông
- D. Mạch máu
Câu 15: Hoạt động của bộ phận nào giúp da luôn mềm mại và không bị thấm nước?
- A. Thụ quan
- B. Tuyến mồ hôi
C. Tuyến nhờn
- D. Tầng tế bào sống
Câu 16: Vì sao vào mùa đông, da chúng ta thường bị tím tái?
- A. Tất cả các phương án còn lại.
- B. Vì cơ thể bị mất máu do bị sốc nhiệt nên da mất đi vẻ hồng hào.
- C. Vì nhiệt độ thấp khiến cho mạch máu dưới da bị vỡ và tạo nên các vết bầm tím.
D. Vì các mạch máu dưới da co lại để hạn chế sự toả nhiệt nên sắc da trở nên nhợt nhạt.
Câu 17: Có mấy bước tiến hành khi sơ cứu người bị cảm nóng
- A. 2
B. 3
- C. 4
- D. 5
Câu 18: Thành phần nào dưới đây không nằm ở lớp bì?
- A. Tuyến nhờn
- B. Mạch máu
C. Sắc tố da
- D. Thụ quan
Câu 19: Thân nhiệt ổn định là?
A. Lượng nhiệt tỏa ra và thu về cân bằng với nhau
- B. Lượng nhiệt tỏa ra phù hợp với lượng nhiệt dư thừa của cơ thể
- C. Lượng nhiệt thu về vừa đủ cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể
- D. Lượng nhiệt của cơ thể không bị mất mát.
Câu 20: Lớp tế bào chết ở da là?
A. Tầng sừng.
- B. Tầng sừng và lớp bì
- C. Tầng sừng và tuyến nhờn.
- D. Lớp bì và tuyến nhờn.
Bình luận