Tắt QC

Trắc nghiệm Sinh học 7 Cánh diều bài 22 Các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 7 bài 22 Các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Khi trồng trọt cần xới tơi đất giúp

  • A. Giúp nước mưa dễ thấm vào đất, cây không bị mất nước.
  • B. Giúp cây hấp thu tốt phân bón.
  • C. Giúp đất thoáng khí, tăng khả năng hô hấp của cây trồng.
  • D. Tạo điều kiện thuận lợi giúp các loài động vật có lợi cho cây trồng phát triển (VD: giun đất, trùn quế).

Câu 2: Nhiệt độ thuận lợi cho quá trình hô hấp tế bào ở sinh vật là khoảng

  • A. 25$^{o}$C - 30$^{o}$C.
  • B. 20$^{o}$C - 30$^{o}$C.
  • C. 25$^{o}$C - 35$^{o}$C.
  • D. 30$^{o}$C - 35$^{o}$C.

Câu 3: Cây xanh hô hấp vào thời gian nào trong ngày?

  • A. Ban đêm.
  • B. Buổi sáng.
  • C. Cả ngày và đêm.
  • D. Ban ngày.

Câu 4: Trong quá trình hô hấp tế bào Oxygen đóng vai trò

  • A. Sản phẩm
  • B. Dung môi
  • C. Nguyên liệu
  • D. Năng lượng

Câu 5: Trong quá trình hô hấp tế bào nước đóng vai trò

  • A. Dung môi và môi trường
  • B. Nguyên liệu và môi trường
  • C. Dung môi và nguyên liệu
  • D. Môi trường và sản phẩm

Câu 6: Việc luộc chín hạt trong bình để làm gì?

  • A. Để hạt không hút thêm nước.
  • B. Để hạt rễ hô hấp.
  • C. Để làm cho hạt đồng đều.
  • D. Để làm hạt chết, hạt sẽ không hô hấp được.

Câu 7: Nồng độ khí carbon dioxide khoảng bao nhiêu thì thuận lợi cho hô hấp tế bào?

  • A. Khoảng 0,02%.
  • B. Khoảng 0,01%.
  • C. Khoảng 0,03%.
  • D. Khoảng 0,04%.

Câu 8: Nồng độ khí Oxygen mà ở đó thực vật giảm hô hấp tế bào là

  • A. < 5%
  • B. > 5%
  • C. < 0,5%
  • D. > 15%

Câu 9: Khi đưa nến đang cháy vào bình C chứa hạt và bông ẩm, tại sao phải mở nắp nhẹ nhàng và không được nghiêng lọ?

  • A. Để lượng không khí bên trong bình không bị khuếch tán ra ngoài.
  • B. Để hạn chế không khí bên ngoài tràn vào lọ chứa.
  • C. Cả hai ý đều đúng.
  • D. Cả hai ý đều sai.

Câu 10: Dựa vào kiến thức đã học em hãy cho biết nồng độ oxygen trong không khí chiếm bao nhiêu %?

  • A. 20%.
  • B. 21%.
  • C. 30%.
  • D. 31%.

Câu 11: Điều kiện nào sau đây là điều kiện của sự hô hấp ở thực vật? 

  • A. Sự có mặt của các nguyên tử hidro
  • B. Sự có mặt của các phân tử CO2
  • C. Vai trò xúc tác của các enzym hô hấp
  • D. Sự cung cấp năng lượng của các phân tử ATP

Câu 12: Quá trình hô hấp có ý nghĩa

  • A. đảm bảo sự cân bằng oxygen và carbon dioxide trong khí quyển.
  • B. cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của các tế bào và cơ thể sinh vật.
  • C. làm sạch môi trường, đảm bảo môi trường sống cho các loài sinh vật.
  • D. chuyển hóa chất hữu cơ thành carbon dioxide, nước và năng lượng.

Câu 13: Đặc điểm nào sau đây không có ở hô hấp tế bào? 

  • A. Phân giải chất hữu cơ đến sản phẩm cuối cùng là CO2 và H2O
  • B. Quá trình phân giải chất tạo ra nhiều sản phẩm trung gian
  • C. Toàn bộ năng lượng được giải phóng dưới dạng nhiệt
  • D. Phần lớn năng lượng giải phóng ra được tích lũy trong ATP

Câu 14: Nói về hô hấp tế bào, điều nào sau đây không đúng?

  • A. Đó là quá trình chuyển đổi năng lượng rất quan trọng của tế bào
  • B. Đó là quá trình oxi hóa các chất hữu cơ thành CO2 và H2O và giải phóng năng lượng ATP
  • C. Hô hấp tế bào có bản chất là chuỗi các phản ứng oxi hóa khử
  • D. Quá trình hô hấp tế bào chủ yếu diễn ra trong nhân tế bào

Câu 15: Một vận động viên cử tạ đang tập luyện để thi đấu. Do cơ thể cần rất nhiều năng lượng (ATP) nhưng các tế bào cơ không thể hấp thụ đủ oxygen, vận động viên đó bắt đầu mỏi cơ. Quá trình nào sau đây có nhiều khả năng xảy ra trong cơ của người này?

  • A. Khi tế bào hết oxygen, chúng chuyển sang hô hấp kị khí, cho phép tế bào tạo ra một lượng nhỏ ATP trong điều kiện thiếu oxygen.
  • B. Khi hết oxygen, tế bào chết dần và cơ của vận động viên cử tạ có ít tế bào cơ co hơn.
  • C. Các tế bào sẽ không bao giờ hết oxygen nếu vận động viên cử tạ đang thở.
  • D. Khi các tế bào hết oxygen, chúng sẽ tiếp tục tạo ra cùng một lượng ATP, vì oxygen không cần thiết để tạo ATP.

Câu 16: Sau khi cho hạt vào bình chứa bông ẩm, tại sao nên để bình vào chỗ tối?

  • A. Để tránh va chạm làm bình đổ, vỡ.
  • B. Khi hạt nảy mầm, hô hấp tế bào diễn ra mạnh trong môi trường thiếu ánh sáng.
  • C. Trong bóng tối, thực vật mới hô hấp.
  • D. Tất cả các ý kiến trên.

Câu 17: Tại sao cần để bình thí nghiệm trong mùn cưa hoặc cho hạt vào bình giữ nhiệt?

  • A. Giúp nhiệt độ trong bình không thoát ra ngoài môi trường.
  • B. Giúp nhiệt độ bên ngoài không làm cho môi trường trong các bình thí nghiệm tăng lên.
  • C. Giúp cách nhiệt giữa môi trường bên trong và bên ngoài bình thí nghiệm.
  • D. Giúp cho hạt đậu ấm hơn.

Câu 18: Ở động vật khi tiếp xúc với môi trường có nồng độ carbon dioxide cao

  • A. CO2 cạnh tranh với O2 trong hồng cầu, gây thiếu O2, rối loạn quá trình hô hấp tế bào, có thể gây tử vong.
  • B. CO cạnh tranh với O2 trong hồng cầu, gây thiếu O2, rối loạn quá trình hô hấp tế bào, có thể gây tử vong
  • C. CO2 cạnh tranh với O2 trong hồng cầu, gây thiếu O2, cường độ hô hấp tế bào giảm.
  • D. O2 cạnh tranh với CO2 trong hồng cầu, gây thiếu O2, cường độ hô hấp tế bào giảm.

Câu 19: Cho các điều kiện sau:

1. Nhiệt độ thấp

2. Hàm lượng nước trong tế bào giảm

3. Nhiệt độ cao trong giới hạn cho phép

4. Nồng độ khí oxygen trong tế bào cao

5. Nồng độ khí oxygen trong tế bào thấp

6. Nồng độ khí carbon dioxide cao

7. Nồng độ khí carbon dioxide thấp

Trong các điều kiện kể trên, điều kiện làm cho hô hấp tế bào giảm là

  • A. 1, 2, 5, 6.
  • B. 2, 3, 4, 7.
  • C. 2, 3, 4, 6.
  • D. 1, 2, 4, 6.

Câu 20: Trong các nhận định dưới đây, có bao nhiêu nhận định đúng?

(1) Tuỳ theo từng nhóm nông sản mà có cách bảo quản khác nhau.

(2) Để bảo quản nông sản, cần làm ngưng quá trình hô hấp tế bào.

(3) Cần lưu ý điều chỉnh các yếu tố: hàm lượng nước, khí carbon dioxide, khí oxygen và nhiệt độ khi bảo quản nông sản.

(4) Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước trong các loại hạt.

(5) Phơi khô nông sản sau thu hoạch là cách bảo quản nông sản tốt nhất.

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 5.

Câu 21: Cho các yếu tố sau:

1. Ánh sáng

2. Nhiệt độ

3. Độ ẩm và nước

4. Nồng độ khí oxygen

5. Nồng độ khí carbon dioxide

Số yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hô hấp tế bào là

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 5.

Câu 22: Tại sao người nông dân tường dùng biện pháp phơi khô để bảo quản hạt trong thời gian dài?

  • A. Nhiệt độ cao trong quá trình phơi làm chết tế bào, giúp giữ nguyên hình dạng hạt trong thời gian dài.
  • B. Phơi khô giúp làm giảm lượng nước trong hạt phòng chống ẩm mốc hạt.
  • C. Phơi khô giúp làm giảm lượng nước trong hạt, chạm quá trình hô hấp tế bào của hạt, hạt rơi vào trạng thái ngủ, phòng chống ẩm mốc, giúp bảo quản hạt giống trong thời gian dài.
  • D. Nhiệt độ cao trong quá trình phơi giúp ức chế quá trình hô hấp tế bào của hạt và giúp tiêu diệt bào tử nấm mốc xung quanh hạt.

Câu 23: Tại sao cần hạn chế hô hấp tế bào trong quá trình bảo quản nông sản?

  • A. Hô hấp tế bào làm tiêu hao lượng chất hữu cơ và chất dinh dưỡng có trong nông sản.
  • B. Hô hấp tế bào khiến nông sản mất mùi vị trong thời gian dài bảo quản.
  • C. Hô hấp tế bào khiến nông sản không bảo quản được lâu.
  • D. Hô hấp tế bào thải ra môi trường lượng lớn CO2 gây ngộ độc cho con người.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác