Tắt QC

Trắc nghiệm Sinh học 7 Cánh diều bài 17 Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 7 bài 17 Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng giúp cơ thể sinh vật

  • A. phát triển kích thước theo thời gian
  • B. tồn tại, sinh trưởng, phát triển, sinh sản, cảm ứng và vận động
  • C. tích lũy năng lượng
  • D. vận động tự do trong không gian

Câu 2: Tuỳ theo kiểu trao đổi chất, người ta chia sinh vật ra thành 

  • A. Thực vật và động vật
  • B. Sinh vật đơn bào và sinh vật đa bào
  • C. Nhóm sinh vật tự dưỡng và nhóm sinh vật dị dưỡng
  • D. Nguyên sinh và khởi sinh

Câu 3: Quang hợp là quá trình biến đổi

  • A. Nhiệt năng được biến đổi thành hóa năng
  • B. Quang năng được biến đổi thành nhiệt năng
  • C. Quang năng được biến đổi thành hóa năng
  • D. Hóa năng được biến đổi thành nhiệt năng

Câu 4: Sự chuyển hóa thức ăn trong quá trình tiêu hóa có được coi là quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng không?

  • A. Quá trình tiêu hóa được coi là quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng, khi cơ thể biến đổi các chất có trong thức ăn thành các chất dinh dưỡng cơ thể có thể hấp thu và chuyển hóa.
  • B. Quá trình tiêu hóa không được coi là quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng, khi cơ thể chỉ biến đổi các chất có trong thức ăn thành các chất dinh dưỡng cơ thể có thể hấp thu và chuyển hóa.
  • C. Quá trình tiêu hóa được coi là quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng, khi cơ thể hấp thụ trực tiếp các chất dinh dưỡng trong thức ăn.
  • D. Quá trình tiêu hóa không được coi là quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng, khi cơ thể hấp thụ trực tiếp các chất dinh dưỡng trong thức ăn.

Câu 5: Trong quá trình trao đổi chất, luôn có sự

  • A. giải phóng năng lượng.
  • B. tích lũy (lưu trữ) năng lượng.
  • C. giải phóng hoặc tích lũy năng lượng.
  • D. phản ứng dị hóa.

Câu 6: Quá trình trao đổi chất và năng lượng diễn ra ở những loài sinh vật nào?

  • A. Động vật
  • B. Thực vật
  • C. Vi sinh vật
  • D. Cả A, B và C

Câu 7: Dạng năng lượng được dự trữ chủ yếu trong các tế bào của cơ thể sinh vật là

  • A. Nhiệt năng. 
  • B. Điện năng. 
  • C. Hóa năng. 
  • D. Quang năng.

Câu 8: Khi một người dùng tay nâng tạ, dạng năng lượng được biến đổi chủ yếu trong quá trình này là

  • A. cơ năng thành hóa năng.
  • B. hóa năng thành cơ năng.
  • C. hóa năng thành nhiệt năng.
  • D. cơ năng thành nhiệt năng.

Câu 9: Quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng tạo ra …….. cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể.

Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống

  • A. Hóa năng
  • B. Nhiệt năng
  • C. Động năng
  • D. Năng lượng

Câu 10: Em hãy cho biết trao đổi chất ở động vật gồm những hoạt động nào sau đây?

(1) Lấy thức ăn.

(2) Nghiền nhỏ thức ăn.

(3) Biến đổi thức ăn.

(4) Thải ra.

(5) Tăng nhiệt độ.

  • A. (1), (2), (5).
  • B. (1), (2), (4).
  • C. (2), (3), (5).
  • D. (1), (3), (4).

Câu 11: Đâu là vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể?

  • A. Cung cấp năng lượng cho hoạt động của cơ thể
  • B. Xây dựng cơ thể
  • C. Loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 12: Quá trình trao đổi chất luôn đi kèm với quá trình

  • A. Quang hợp
  • B. Phân giải chất hữu cơ
  • C. Chuyển hoá năng lượng
  • D. Hấp thụ năng lượng

Câu 13: Tại sao khi cơ thể vận động xảy ra hiện tượng tăng thân nhiệt, toát mồ hôi, tăng nhịp tim và nhịp thở?

  • A. Khi cơ thể vận động cơ thể đang thực hiện quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng.
  • B. Khi cơ thể vận động cơ thể ma sát với mặt đất và không khí khiến cơ thể nóng lên
  • C. Khi cơ thể vận động cơ thể chuyển hóa hóa năng thành nhiệt năng làm cơ thể nóng lên
  • D. Khi cơ thể vận động động năng được biến đổi thành nhiệt năng khiến cơ thể chúng ta nóng lên

Câu 14: Chọn phát biểu đúng. Trao đổi chất ở sinh vật là gì?

  • A. Sự trao đổi các chất giữa cơ thể với môi trường giúp sinh vật phát triển.
  • B. Quá trình biến đổi vật lí của các chất từ thể rắn sang thể lỏng trong cơ thể sinh vật.
  • C. Tập hợp các biến đổi hóa học trong tế bào cơ thể sinh vật và sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường đảm bảo duy trì sự sống.
  • D. Quá trình biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác, giúp sinh vật lớn lên, phát triển và sinh sản.

Câu 15: Các ví dụ là vai trò của trao đổi chất và năng lượng với cơ thể sống là

(1) Quá trình hô hấp cung cấp oxygen cho cơ thể

(2) Quá trình quang hợp giúp tổng hợp chất hữu cơ ở thực vật

(3) Học tập tiếp thu kiến thức

(4) Cắt tóc khiến tóc ngắn đi (điều chỉnh độ dài tóc)

(5) Quá trình tiêu hóa và biến đổi thức ăn

  • A. (1), (3), (5)
  • B. (2), (3), (4)
  • C. (1), (2), (5)
  • D. (2), (4), (5)

Câu 16: Vì sao cơ thể thường sởn gai ốc, rùng mình khi gặp lạnh?

  • A. Cơ thể thường sởn gai ốc khi gặp lạnh vì khi trời lạnh cơ thể cần có cơ chế để ổn định và duy trì thân nhiệt. Khi đó, các lỗ chân lông trên da sẽ co lại và dựng đứng lên gây ra hiện tượng sởn gai ốc nhằm làm giảm lượng nhiệt thoát ra tránh mất nhiệt cho cơ thể.
  • B. Cơ thể thường rùng mình khi gặp lạnh vì rùng mình là một trong những cơ chế giúp cơ thể duy trì thân nhiệt khi gặp lạnh. Khi rùng mình, các cơ hoạt động khiến cho nhu cầu năng lượng để cung cấp cho các cơ nhiều hơn → kích thích quá trình chuyển hóa diễn ra càng mạnh → sinh nhiệt năng nhiều hơn để bù đắp cho cơ thể.
  • C. Cả hai phương án trên đều đúng
  • D. Cả hai phương án trên đều sai.

Câu 17: Để thúc đẩy quá trình trao đổi chất, chúng ta cần thực hiện những biện pháp nào sau đây

  • A. Uống đủ nước
  • B. Luyện tập thể dục, thể thao phù hợp,.. 
  • C. Có chế độ ăn uống khoa học
  • D. Tất cả các phương án trên. 

Câu 18: Vì sao trong khẩu phần ăn, chúng ta nên chú trọng đến rau và hoa quả tươi?

  • A. Vì những loại thức ăn này chứa nhiều chất xơ, giúp cho hoạt động tiêu hoá và hấp thụ thức ăn được dễ dàng hơn.
  • B. Vì những loại thực phẩm này cung cấp đầy đủ tất cả các nhu cầu dinh dưỡng cần thiết của con người.
  • C. Vì những loại thức phẩm này giúp bổ sung vitamin và khoáng chất,  tạo điều khiện thuận lợi cho hoạt động chuyển hoá vật chất và năng lượng của cơ thể.
  • D. Phương án A, C đúng.

Câu 19: Sự biến đổi các chất có kích thước phân tử lớn thành các chất có kích thước phân tử nhỏ trong quá trình tiêu hóa thức ăn ở cơ thể người được gọi là quá trình

  • A. phân giải.
  • B. tổng hợp.
  • C. đào thải.
  • D. chuyển hóa năng lượng.

Câu 20: Con người khi thực hiện hoạt động (đi lại, giữ ấm cơ thể,...) cần phải có năng lượng. Năng lượng đó được biến đổi từ dạng nào sang dạng nào?

  • A. Sự biến đổi năng lượng từ hóa năng biến đổi thành nhiệt năng làm nóng cơ thể, hóa năng thành cơ năng làm các cơ bắp hoạt động.
  • B. Sự biến đổi năng lượng từ cơ năng biến đổi thành nhiệt năng làm nóng cơ thể, hóa năng thành cơ năng làm các cơ bắp hoạt động.
  • C. Sự biến đổi năng lượng từ nhiệt năng biến đổi thành cơ năng làm nóng cơ thể, hóa năng thành cơ năng làm các cơ bắp hoạt động.
  • D. Sự biến đổi năng lượng từ hóa năng biến đổi thành cơ năng làm nóng cơ thể, hóa năng thành nhiệt năng làm các cơ bắp hoạt động.

Câu 21: Những vai trò nào sau đây là vai trò của sự trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể sinh vật?

(1) Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể.

(2) Cung cấp nhiệt năng sưởi ấm không khí xung quanh cơ thể.

(3) Xây dựng, duy trì, sửa chữa các tế bào, mô, cơ quan của cơ thể.

(4) Loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể.

(5) Hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời.

  • A. (1), (3), (4).
  • B. (2), (3), (4).
  • C. (1), (3), (5).
  • D. (2), (4), (5).

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác