Tắt QC

Trắc nghiệm Sinh học 12 chân trời Ôn tập chương 4: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Sinh học 12 chân trời sáng tạo Ôn tập chương 4: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Thuyết tiến hóa tổng hợp được chia thành:

  • A. Tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn.
  • B. Tiến hóa bằng đột biến trung tính, tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn.
  • C. Tiến hóa bằng đột biến trung tính, tiến hóa lớn.
  • D. Tiến hóa bằng đột biến trung tính và tiến hóa nhỏ.

Câu 2: Đâu là đặc điểm của tiến hóa nhỏ ?

  • A. Diễn ra trong một thời gian dài.
  • B. Diễn ra trong một phạm vi phân bố tương đối hẹp.
  • C. Hình thành các đơn vị phân loại trên loài.
  • D. Khó nghiên cứu bằng thực nghiệm.

Câu 3: Có bao nhiêu nhận xét đúng?

1. Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

2. Hình thành loài là cột mốc để phân biệt tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn.

3. Tiến hóa nhỏ diễn ra trước, tiến hóa lớn diễn ra sau.

4. Tiến hóa nhỏ có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm.

5. Tiến hóa lớn là quá trình biến đổi kiểu gen của quần thể hình thành nhóm phân loại trên loài.

6. Tiến hóa lớn diễn ra trên quy mô rộng lớn.

7. Tiến hóa lớn là hệ quả của tiến hóa nhỏ.

8. Tiến hóa nhỏ là trung tâm của thuyết tiến hóa tổng hợp.

  • A. 5   
  • B. 3    
  • C. 4    
  • D. 6

Câu 4: Những so sánh nào là sai giữa tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn?

1. Tiến hóa nhỏ có quy mô hẹp hơn tiến hóa lớn.

2. Tiến hóa lớn là trung tâm của thuyết tiến hóa tổng hợp còn tiến hóa nhỏ thì không.

3. Tiến hóa lớn dễ nghiên cứu bằng thực nghiệm hơn tiến hóa nhỏ.

4. Tiến hóa nhỏ diễn ra trong thời gian ngắn hơn tiến hóa lớn.

5. Tiến hóa nhỏ diễn ra hước, tiến hóa lớn diễn ra sau.

6. Tiến hóa lớn hoàn toàn tách biệt với tiến hóa nhỏ.

  • A. 2   
  • B. 3    
  • C. 4    
  • D. 5

Câu 5: Theo quan niệm hiện đại, thực chất của quá trình tiến hóa nhỏ:

  • A. Là quá trình hình thành loài mới.
  • B. Là quá trình hình thành các đơn vị phân loại trên loài.
  • C. Là quá trình biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể.
  • D. Là quá trình tạo ra nguồn biến dị di truyền của quần thể.

Câu 6: Theo Darwin, biến dị cá thể là

  • A. những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh và tập quán hoạt động.
  • B. sự phát sinh những sai khác giữa các cá thể trong loài qua quá trình sinh sản.
  • C. những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh, tập quán hoạt động nhưng di truyền được.
  • D. những đột biến phát sinh do ảnh hưởng của ngoại cảnh.

Câu 7: Theo Darwin, hình thành loài mới diễn ra theo con đường nào? 

  • A. Cách li địa lí.
  • B. Cách li sinh thái.
  • C. Chọn lọc tự nhiên.
  • D. Phân li tỉnh trạng.

Câu 8: Theo Darwin, chọn lọc tự nhiên là quá trình:

  • A. đào thải những biến dị bất lợi.
  • B. tích luỹ những biến dị có lợi cho sinh vật.
  • C. vừa đào thải những biến dị bất lợi vừa tích luỹ những biến dị có lợi cho sinh vật.
  • D. tích luỹ những biến dị có lợi cho con người và cho bản thân sinh vật. 

Câu 9: Theo Darwin, kết quả của chọn lọc tự nhiên là

  • A. tạo nên loài sinh vật có khả năng thích nghi với môi trường.
  • B. sự đào thải tất cả các biến dị không thích nghi.
  • C. sự sinh sản ưu thế của các cá thể thích nghi.
  • D. tạo nên sự đa dạng trong sinh giới.

Câu 10: Theo Darwin, cơ chế chính của tiến hoá là:

  • A. phân li tính trạng.
  • B. chọn lọc tự nhiên.
  • C. di truyền.
  • D. biến dị.

Câu 11: Bằng chứng tiến hoá không chứng minh các sinh vật có nguồn gốc chung là

  • A. cơ quan thoái hoá.
  • B. sự phát triển phôi giống nhau.
  • C. cơ quan tương đồng.
  • D. cơ quan tương tự.

Câu 12: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Cánh của bồ câu và cánh châu chấu là cơ quan tương đồng do có chức năng giống nhau là giúp cơ thể bay.
  • B. Các cơ quan tương đồng có thể có hình thái, cấu tạo không giống nhau do chúng thực hiện chức năng khác nhau.
  • C. Tuyến tiết nọc độc của rắn và tuyến tiết nọc độc của bọ cạp vừa được xem là cơ quan tương đồng, vừa được xem là cơ quan tương tự.
  • D. Gai của cây hoa hồng là biến dạng của lá, còn gai của cây xương rồng là biến dạng của thân, và do có nguồn gốc khác nhau nên không được xem là cơ quan tương đồng.

Câu 13: Ở người, những cơ quan nào sau đây được gọi là cơ quan thoái hoá?

(1) Trực tràng         (2) Ruột già                 (3) Ruột thừa.           

(4) Răng khôn        (5) Xương cùng           (6) Tai.

  • A. (2), (3) và (5).
  • B. (2), (4) và (5). 
  • C. (3), (4) và (5).
  • D. (4), (5) và (6).

Câu 14: Có bao nhiêu bằng chứng tế bào học trong các bằng chứng sau?

1. Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào.

2. Quá trình nguyên phân của tế bào thực vật, động vật hoàn toàn giống nhau.

3. Trong mọi tế bào đều tồn tại những đơn phân A, T, G, X

4. Trong mọi tế bào đều tồn tại 20 loại axit amin.

5. Trong mọi cơ thể sống tế bào chỉ được tạo ra từ tế bào trước nó chứ không được hình thành một cách tự nhiên trong giới vô sinh.

6. Trong mọi cơ thể sống tế bào chứa các thông tin cần thiết để điều khiển mọi hoạt động sống.

  • A. 2 
  • B. 3 
  • C. 4 
  • D. 5

Câu 15: Ví dụ nào sau đây không phải là cơ quan thoái hóa?

  • A. Răng khôn ở người.
  • B. Manh tràng của thú ăn thịt.
  • C. Túi bụng của Kangguru.
  • D. Chi sau của thú biển.

Câu 16: Có bao nhiêu bằng chứng tế bào học trong các bằng chứng sau?

1. Mọi cơ thể sống đề được cấu tạo từ tế bào.

2. Quá trình nguyên phân của tế bào thực vật, động vật hoàn toàn giống nhau.

3. Trong mọi tế bào đều tồn tại những đơn phân A, T, G, X

4. Trong mọi tế bào đều tồn tại 20 loại axit amin.

5. Trong mọi cơ thể sống tế bào chỉ được tạo ra từ tế bào trước nó chứ không được hình thành một cách tự nhiên trong giới vô sinh.

6. Trong mọi cơ thể sống tế bào chứa các thông tin cần thiết để điều khiển mọi hoạt động sống.

  • A. 2 
  • B. 3 
  • C. 4 
  • D. 5

Câu 17: Các cơ quan thoái hóa không còn giữ chức năng gì vẫn đuợc di truyền từ đời này sang đời khác mà không bị chọn lọc tự nhiên đào thải, giải thích nào sau đây đúng?

  • A. Cơ quan này thường không gây hại cho cơ thể sinh vật, thời gian tiến hóa chưa đủ dài để các yếu tố ngẫu nhiên loại bỏ các gen quy định cơ quan thoái hóa.
  • B. Cơ quan thoái hóa không có chức năng gì nên tồn tại trong quần thể sẽ không ảnh hưởng đến sự tiến hóa của quần thể.
  • C. Nếu loại bỏ cơ quan thoái hóa sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan khác trong cơ thể.
  • D. Cơ quan thoái hóa là cơ quan khác nguồn gốc tạo ra sự đa dạng di truyền nên được chọn lọc tự nhiên giữ lại.

Câu 18: Khi nói về bằng chứng tiến hóa, phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Những cơ quan thực hiện các chức năng khác nhau, bắt đầu từ một nguồn gốc chung gọi là cơ quan tương tự.
  • B. Cơ quan thoái hóa phản ánh tiến hóa đồng quy (tiến hóa hội tụ).
  • C. Nhưng loài có họ hàng càng gần nhau thù trình tự axit amin hay trình tự các nucleotit càng có xu huớng khác xa nhau.
  • D. Tất cả các vi khuẩn, động vật, thực vật đều đuợc cấu tạo từ tế bào.

Câu 19: Sự tương đồng về nhiều đặc điểm giải phẫu giữa các loài là bằng chứng:

  • A. Cho thấy các loài này phát triển theo hướng thoái bộ sinh học.
  • B. Cho thấy các loài này phát triển theo hướng tiến bộ sinh học.
  • C. Gián tiếp cho thấy các loài sinh vật hiện nay đều được tiến hóa từ một tổ tiên chung.
  • D. Trực tiếp cho thấy các loài hiện nay đều tiến hóa từ một tổ tiên chung.

Câu 20: Cho các bằng chứng sau:

(1) Tất cả cơ thể từ đơn bào đến đa bào đều được cấu tạo từ tế bào.

(2) Cánh dơi và cánh bướm là cơ quan tương tự.

(3) Ruột thừa ở người và manh tràng ở động vật ăn cỏ là cơ quan tương đồng.

(4) Mọi tế bào đều có cấu tạo tương tự nhau.

(5) Mọi loài trên trái đất đều sử dụng chung một bộ mã di truyền.

(6) Gai xương rồng có nguồn gốc từ lá.

(7) Hoa bắp là loài hoa đơn tính, nhưng có dấu tích của hoa lưỡng tính.

(8) Trong giai đoạn phát triển phôi, có những giai đoạn giống nhau của người và các loài động vật khác.

Có bao nhiêu bằng chứng chứng minh sinh giới có chung một nguồn gốc?

  • A. 5 
  • B. 6 
  • C. 7 
  • D. 8

Câu 21: Trong tiến hóa nhỏ, sinh vật xuất hiện sau thường mang nhiều đặc điểm thích nghi hơn sinh vật xuất hiện trước vì:

  • A. Chọn lọc tự nhiên đã đào thải hết các gen quy định kiểu hình không phù hợp và giữ lại các gen quy định những tính trạng thích nghi.
  • B. Chọn lọc tự nhiên đã đào thải các cá thể có kiểu hình không thích nghi và do vậy làm tăng dần số lượng cá thể có kiểu hình thích nghi.
  • C. Chọn lọc tự nhiên đã chọn được những kiểu gen thích nghi hơn, giữ lại cho sinh sản từ đó làm cho các cá thể thích nghi xuất hiện nhiều về sau.
  • D. Chọn lọc tự nhiên đã đào thải hết các dạng trung gian giữ lại các dạng thích nghi và do vậy làm tăng dần số lượng cá thể có kiểu hình thích nghi.

Câu 22: Cặp nhân tố tiến hoá nào sau đây có thể làm xuất hiện các alen mới trong quần thể sinh vật?

  • A. Đột biến và chọn lọc tự nhiên.
  • B. Chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên
  • C. Giao phối không ngẫu nhiên và di - nhập gen.
  • D. Đột biến và di - nhập gen.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác