Trắc nghiệm Sinh học 10 kết nối bài 24 Khái quát về virus
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 24: Khái quát về virus - sách kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Virút có hình dạng tinh trùng, đầu là khối 6 cạnh, phần đuôi có dạng hình que là virut?
- A. Virut dại
- B. Virut cúm
- C. Virut đốm thuốc lá
D. thực khuẩn thể
Câu 2: Cấu trúc nào của virut Phage chứa vật chất di truyền?
- A. cổ
B. đầu
- C. vỏ bọc
- D. đuôi
Câu 3: Virus bao gồm một lớp áo protein và?
A. DNA hoặc RNA.
- B. một màng chất lỏng.
- C. tế bào chất.
- D. một con trùng roi.
Câu 4: Vật chất di truyền của một chủng gây bệnh ở người là một phân tử axit nuclêic. Phân tử axit nucleic này được cấu tạo từ 4 loại nucleotit A, T, G, X trong đó A = T = G = 23%. Vật chất di truyền của chủng virut này là
- A. ADN mạch kép.
B. ADN mạch đơn.
- C. ARN mạch kép.
- D. ARN mạch đơn.
Câu 5: Phagơ có thể kí sinh ở giới nào sau đây?
- A. Giới Thực vật.
- B. Giới thực vật và giới Động vật.
- C. Giới Nấm và giới Động vật.
D. Giới Khởi sinh và giới Nấm.
Câu 6: Đối với virut kí sinh trên vi khuẩn, quá trình xâm nhập của chúng vào tế bào chủ diễn ra như thế nào?
- A. Vỏ capsit được bơm vào tế bào chất của tế bào chủ còn axit nucleic nằm ngoài
- B. Cả axit nucleic và vỏ capsit đều được bơm vào tế bào chủ.
- C. Tùy trường hợp mà có thể bơm axit nucleic hoặc vỏ capsit vào trong tế bào chủ.
D. Axit nucleic được bơm vào tế bào chất của tế bao chủ còn vỏ capsit nằm bên ngoài.
Câu 7: Trong quá trình hấp thụ lên bề mặt tế bào, virút có thể hấp thụ ở vị trí nào?
- A. Các gai lipoprotein
- B. Lớp vỏ capsid
C. Receptor
- D. Ở mọi điểm
Câu 8: Nhờ yếu tố nào mà virut có thể làm tan tế bào chủ để ồ ạt chui ra ngoài?
- A. Nhờ virut có các gai nhọn đâm thủng tế bào vật chủ.
- B. Nhờ virut được nhân lên ồ ạt với tốc độ nhanh chóng làm tế bào căng phồng rồi vỡ ra.
- C. Nhờ virut tiết ra axit làm bào mòn thành tế bào vật chủ.
D. Nhờ virut có hệ gen mã hóa enzim lizozim làm tan thành tế bào vật chủ.
Câu 9: Khi vi rút cúm xâm nhập vào tế bào, vi rút cúm ngay lập tức bắt đầu thực hiện công việc nào?
- A. Kết hợp DNA của virus vào nhiễm sắc thể của tế bào chủ
- B. Phá hủy bộ máy phiên mã của tế bào chủ
C. Sao chép vật chất di truyền của nó và tổng hợp protein virut
- D. Sử dụng một bản sao của virut sao chép ngược để tạo ra ADN virut
Câu 10: Khi nói về nguyên nhân khiến virut phải sống kí sinh nội bào bắt buộc, phát biểu nào dưới đây là sai?
- A. Virut thiếu hệ enzym thực hiện trao đổi chất
- B. Virut không có bộ máy sinh tổng hợp protein cho bản thân nó
C. Virut không có hệ gen của riêng nó
- D. Virut không có nguyên liệu để tạo nên các bộ phận cấu thành mới
Câu 11: Đặc điểm nào sau đay không thuộc virut?
- A. Một dạng sống đặc biệt chưa có cấu trúc tế bào
- B. Chỉ có vỏ là protein và lõi là axit nucleic
- C. Sống kí sinh bắt buộc trong tế bào chủ
D. Có thể sống trong môi trường ngoại bào có các chất hữu cơ
Câu 12: Vỏ ngoài của virut là
- A. Vỏ capsit
- B. Các gai glicoprotein
C. Lớp lipit kép và protein bọc bên ngoài vỏ capsit
- D. Nucleocapsit
Câu 13: Vỏ ngoài của virut có bản chất:
- A. Một lớp lipit và protein
B. Lớp lipit kép và protein
- C. Lớp lipit kép
- D. Một lớp protein
Câu 14: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Viroit là một phân tử ARN vòng, trần có khả năng gây bệnh
- B. Prion là một loại sinh vật gây bệnh có cấu trúc đơn giản nhất
- C. Virion là hạt virut kết tinh, nó tồn tại tiềm sinh ở trong tế bào chủ
- D. Intoferon là một loại protein do tế bào thực vật tiết ra khi bị nhiễm virut
Câu 15: Điều nào sau đây là sai về virut?
- A. Chỉ trong tế bào chủ, virut mới hoạt động như một thể sống
- B. Hệ gen của virut chỉ chứa một trong hai loại axit nucleic: ADN, ARN
- C. Kích thước của virut vô cùng nhỏ, chỉ có thể thấy được dưới kính hiển vi điện tử
D. Ở bên ngoài tế bào sinh vật, virut vẫn hoạt động mặc dù nó chỉ là phức hợp gồm axit nucleic và protein, chưa phải là virut
Câu 16: Cấu tạo của virut trần gồm có:
A. axit nucleic và capsit
- B. axit nucleic, capsit và vỏ ngoài
- C. axit nucleic và vỏ ngoài
- D. capsit và vỏ ngoài
Câu 17: Virut có cấu trúc khối có đặc điểm nào sau đây?
A. Capsome được sắp xếp theo hình khối đa diện với 20 mặt tam giác đều
- B. Đầu chứa axit nucleic có cấu trúc khối nối với đuôi có cấu trúc xoắn
- C. Đầu chứa axit nucleic có cấu trúc khối nối với đuôi có cấu trúc sợi
- D. Capsome được sắp xếp theo hình khối đa diện với 10 mặt tam giác đều
Câu 18: Axit nucleic và vỏ ngoài capsit kết hợp với nhau tạo thành
A. nucleocapsit
- B. glicoprotein
- C. capsome
- D. lớp lipit kép
Câu 19: Nhóm virut nào sau đây có cấu trúc xoắn?
- A. Virut bại liệt, virut mụn cơm, virut hecpet
- B. Virut đậu mùa, Phago T2, virut cúm, virut dại
- C. Virut đậu mùa, virut cúm, virut sởi, virut quai bị
D. Virut đốm thuốc lá, virut cúm, virut sởi, virut quai bị , virut dại
Câu 20: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Viroit là một phân tử ARN vòng, trần có khả năng gây bệnh
- B. Prion là một loại sinh vật gây bệnh có cấu trúc đơn giản nhất
- C. Virion là hạt virut kết tinh, nó tồn tại tiềm sinh ở trong tế bào chủ
- D. Intoferon là một loại protein do tế bào thực vật tiết ra khi bị nhiễm virut
Xem toàn bộ: Giải bài 24 Khái quát về virus
Bình luận