Soạn giáo án sinh học 10 kết nối tri thức bài 24: Khái quát về virus

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án sinh học 10 bài 24: Khái quát về virus sách kết nối tri thức . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHƯƠNG 7: VIRUS

BÀI 24: KHÁI QUÁT VỀ VIRUS

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được khái niệm và các đặc điểm của virus.
  • Trình bày được các giai đoạn nhân lên của virus trong tế bào chủ.
  1. Về năng lực
  • Năng lực sinh học:
  • Nhận thức sinh học: Hiểu được khái niệm virus; trình bày được đặc điểm cấu tạo của virus và chu trình nhân lên của virus.
  • Năng lực chung:
  • Giao tiếp và hợp tác: Biết chủ động phát biểu để nêu ý kiến của bản thân, phân công và thực hiện được các nhiệm vụ trong nhóm khi học về khái niệm, cấu tạo và chu trình nhân lên của virus.
  • Năng lực tự chủ và tự học: Biết tự nghiên cứu, phân tích thông tin, tổng hợp kiến thức về nội dung bài học.
  1. Phẩm chất

Chăm chỉ: Tích cực học tập, nghiên cứu về khái niệm, cấu tạo và chu trình nhân lên của virus.

III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  1. Đối với giáo viên

- SGK, SGV, Giáo án.

- Tranh ảnh trong SGK phóng to.

- Video về sự nhân lên của virus trong tế bào chủ (nếu có).

  1. Đối với học sinh

- SGV, SBT, vở ghi, vở bài tập.

- Đồ dùng học tập, tư liệu, hình ảnh,... liên quan đến bài học theo yêu cầu của GV.

  1. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  2. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  3. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, ôn tập kiến thức đã học và gắn kết với kiến thức mới.
  4. Nội dung:

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, quan sát hình ảnh SGK và giải quyết vấn đề được đề cập ở đầu bài.

- HS suy nghĩ, trao đổi, đưa ra câu trả lời.

  1. Sản phẩm học tập: Các câu trả lời của HS.
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đưa ra tình huống gợi mở vấn đề: Một dạng vật chất không có cấu tạo tế bào, vô cùng nhỏ bé làm khuynh đảo thế giới có tên là virus. Virus là gì và có cấu tạo như thế nào mà khiến cho con người đã, đang và sẽ liên tục phải đối phó với những dịch bệnh do chúng gây ra?

- GV sử dụng kĩ thuật tia chớp, yêu cầu HS đưa ra đáp án trong vòng 1 phút: Hãy kể tên một số loại virus mà em biết.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ nhanh, dựa vào kiến thức đã biết để đưa

- GV khuyến khích HS đóng góp ý kiến xây dựng bài.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS xung phong chia sẻ nhận xét về đặc điểm mầm bệnh được mô tả trong hình.

- GV mời các HS khác nhận xét, đưa ra những ý kiến khác (nếu có).

* Gợi ý: virus cúm, virus sốt xuất huyết, virus Ebola, virus Corona,...

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV ghi nhận những ý kiến của HS, dẫn dắt vào bài học mới: Trong những năm gần đây, nhân loại đã phải đối mặt với một đại dịch vô cùng nguy hiểm với tốc độ lây lan chóng mặt, đó là Covid-19. Căn bệnh này gây ra bởi virus SARS-CoV-2 với rất nhiều biến thể khác nhau gây khó khăn cho việc chế tạo vắc-xin phòng ngừa. Trong bài học hôm nay - Bài 24: Khái quát về virus, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các đặc điểm chung và cơ chế nhân lên của virus.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về virus và các đặc điểm chung của virus.

  1. Mục tiêu: Nêu được khái niệm và đặc điểm chung của virus.
  2. Nội dung:

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm nhỏ, đọc thông tin và quan sát các hình ảnh mục I (SGK tr.141 – 142) để tìm hiểu về virus và các đặc điểm chung của virus.

- GV sử dụng kĩ thuật think – pair – share để hướng dẫn HS thảo luận về nội dung SGK.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN –

HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm 3 – 4 HS, yêu cầu các nhóm đọc thông tin mục I (SGK tr.131) để tìm hiểu về virus và các đặc điểm chung của virus.

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận và trả lời các câu hỏi mục Dừng lại và suy ngẫm (SGK tr.142):

1. Virus là gì? Tại sao virus lại không được xem là một vật sống hoàn chỉnh?

2. Nêu một số vật trung gian truyền bệnh virus ở người mà em biết.

3. Nêu một số vật trung gian truyền bệnh virus mà em biết.

4. Nếu vật chất di truyền của virus là RNA thì mỗi hạt virus, ngoài các phân tử RNA và lớp vỏ capsid còn có thêm những protein gì? Giải thích.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi của GV.

- GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày câu trả lời trước lớp.

- Các HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét câu trả lời của HS, chuẩn kiến thức và chuyển sang hoạt động tiếp theo.

I. KHÁI NIỆM VIRUS

- Virus là thực thể chưa có cấu tạo tế bào, có kích thước vô cùng nhỏ bé, chỉ được nhân lên trong tế bào của sinh vật sống.

- Virus có hình dạng khá đa dạng, được cấu tạo từ hai thành phần chính là lõi nucleic acid và vỏ protein, một số virus có thêm vỏ ngoài.

- Vật chất di truyền của virus có thể là DNA hoặc RNA, mạch kép hoặc mạch đơn.

- Virus có thể sống kí sinh ở tất cả các nhóm sinh vật, từ vi khuẩn đến động vật, thực vật.

- Mỗi loại virus chỉ xâm nhập và lây nhiễm cho một số loài sinh vật nhất định (phổ vật chủ của virus).

* Gợi ý trả lời câu hỏi:

Câu 1:

- Virus là một dạng vật chất được cấu tạo chủ yếu bởi protein và nucleic acid.

- Virus không được xem là vật sống vì theo học thuyết tế bào, mọi sinh vật được cấu tạo từ một hoặc nhiều tế bào, trong khi đó virus chưa có cấu tạo tế bào hoàn chỉnh, chúng không có đủ các enzyme cũng như các cấu trúc tế bào cần thiết để có thể tự tiến hành các hoạt động chuyển hoá, trao đổi chất, sinh sản và các đặc điểm khác của vật sống.

Câu 2: Tất cả các loại virus đều có chung các đặc điểm là sống kí sinh bắt buộc trong tế bào, chỉ có thể nhân bản trong tế bào sống. Các loại virus đều có hai thành phần là protein và nucleic acid (DNA hoặc RNA).

Câu 3:

Ví dụ: Muỗi văn là vật trung gian truyền virus gây bệnh sốt xuất huyết, còn muỗi Anrophen truyền kí sinh trùng gây bệnh sốt rét mà không phải virus; Chó, mèo cũng là vật truyền virus gây bệnh dại.

Câu 4: Virus có vật chất di truyền là RNA, ngoài vỏ capsid chúng còn có thể có thêm vỏ ngoài giúp chúng dễ xâm nhập vào các tế bào động vật và người. Vỏ ngoài có thành phần cấu tạo tương tự như màng tế bào động vật. Ngoài ra, virus là RNA còn mang theo các enzyme phiên mã ngược và enzyme tích hợp, một số loại còn mang theo cả enzyme phân giải protein. Enzyme phiên mã ngược giúp tổng hợp DNA từ RNA của virus. Enzyme tích hợp giúp chèn DNA của virus vào hệ gene của tế bào chủ.

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Sinh học 10 kết nối tri thức

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Giải bài tập những môn khác