Soạn giáo án sinh học 10 kết nối tri thức bài 14: Phân giải và tổng hợp các chất trong tế bào

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án sinh học 10 bài 14: Phân giải và tổng hợp các chất trong tế bào sách kết nối tri thức . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 14: PHÂN GIẢI VÀ TỔNG HỢP CÁC CHẤT TRONG TẾ BÀO

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Phát biểu được khái niệm phân giải các chất trong tế bào. Trình bày được các giai đoạn phân giải hiếu khí (hô hấp tế bào) và các giai đoạn phân giải kị khí (lên men). Trình bày được quá trình phân giải các chất, song song với giải phóng năng lượng.
  • Nêu được khái niệm tổng hợp các chất trong tế bào. Lấy được ví dụ minh hoạ (tổng hợp protein, lipid, carbohydrate,...). Trình bày được quá trình tổng hợp các chất, song song với tích luỹ năng lượng.
  • Nêu được vai trò quan trọng của quang hợp trong việc tổng hợp các chất và tích luỹ năng lượng trong tế bào thực vật. Nêu được vai trò của hoá tổng hợp và quang khử ở vi khuẩn.
  • Phân tích được mối quan hệ giữa tổng hợp và phân giải các chất trong tế bào.
  1. Về năng lực
  • Năng lực sinh học:
  • Nhận thức sinh học:

+ Hiểu được khái niệm tổng hợp và phân giải các chất trong tế bào, khái niệm quang hợp ở thực vật, quang khử ở vi khuẩn.

+ Trình bày được các giai đoạn phân giải hiếu khí (hô hấp tế bào) và các giai đoạn phân giải kị khí (lên men); quá trình phân giải các chất song song với giải phóng năng lượng.

+ Phân tích được mối quan hệ giữa tổng hợp và phân giải các chất trong tế bào.

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng những hiểu biết về enzyme để giải thích một số vấn đề thực tiễn như hiện tượng không dung nạp được lactose; khi ăn nhiều sẽ bị đầy bụng, khó tiêu; khi sốt cao có nguy cơ tử vong.
  • Năng lực chung:
  • Giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng ngôn ngữ khoa học để trình bày các thông tin về tổng hợp và phân giải các chất trong tế bào.
  • Tìm hiểu thế giới sống: Chứng minh được tất cả sự sống trên Trái Đất đều phụ thuộc vào quang hợp.
  1. Phẩm chất
  • Trách nhiệm: Chủ động, tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động bảo vệ thực vật và môi trường sống của các loài sinh vật.
  • Chăm chỉ: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân trong quá trình hoạt động nhóm để thảo luận về trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong tế bào.
  • Hiểu được, cảm nhận và đánh giá được năng lượng chính là yếu tố làm cho mọi hoạt động quá trình xảy ra trong tế bào, cơ thể và cả hệ sinh thái nói chung đều ảnh hưởng lẫn nhau.
  • Dần hình thành được tình yêu với thiên nhiên; nhu cầu khám phá, tìm tòi trong nghiên cứu và học tập môn Sinh học.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên

- SGK, SGV, SBT Sinh học, Giáo án.

- Tranh phóng to các hình ảnh trong SGK.

- Các tư liệu, hình ảnh liên quan đến nội dung bài học.

  1. Đối với học sinh

- SGK, SBT Sinh học 10.

- Tư liệu, hình ảnh,... liên quan đến bài học và các dụng cụ học tập cần thiết theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, ôn tập kiến thức đã học và gắn kết với kiến thức mới.
  3. Nội dung:

- GV cho HS ôn lại bài cũ với hình ảnh cầu thủ đá bóng, sau đó mở ra câu hỏi mới, dẫn dắt vào bài học.

- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS (HS không nhất thiết trả lời đúng).
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát lại hình ảnh cầu thủ đá bóng trong bài trước và đặt câu hỏi ôn lại kiến thức cũ: Hoạt động vận động như ở các cầu thủ bóng đá trong hình cần tiêu tốn rất nhiều năng lượng. Vậy, nguồn năng lượng đó đã được lấy từ đâu và chuyển đổi thành dạng nào để tế bào và cơ thể có thể sử dụng ngay khi cần thiết như vậy?

- GV đặt câu hỏi dẫn dắt vào bài mới: Làm thế nào để năng lượng hóa học trong các phân tử được lấy ra cho các hoạt động của tế bào và cơ thể?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS dựa vào kiến thức đã học, suy nghĩ và trả lời nhanh câu hỏi của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện một số HS trả lời câu hỏi và ghi lại những dự đoán của HS.

- GV chưa kết luận tính đúng/sai của câu trả lời.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV khuyến khích tinh thần đóng góp xây dựng bài của HS và dẫn dắt vào bài học: Trong hoạt động sống của tế bào và sinh vật, tổng hợp và phân giải là hai quá trình đối lập và thống nhất. Vậy, quá trình tổng hợp và phân giải diễn ra như thế nào? Cần những yếu tố nào tác động để hai quá trình này diễn ra một cách thuận lợi? Chúng ta hãy cùng đi vào bài học hôm nay – Bài 14: Phân giải và tổng hợp các chất trong tế bào.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  2. PHÂN GIẢI CÁC CHẤT VÀ GIẢI PHÓNG NĂNG LƯỢNG TRONG TẾ BÀO

Hoạt động 1: Tìm hiểu quá trình phân giải các chất và giải phóng năng lượng trong tế bào

  1. Mục tiêu:

- Phát biểu được khái niệm phân giải các chất trong tế bào.

- Trình bày được các giai đoạn phân giải hiếu khí (hô hấp tế bào) và các giai đoạn phân giải kị khí (lên men).

  1. Nội dung:

- GV cho HS hoạt động theo nhóm, đọc thông tin mục I (SGK tr.85 - 88) để tìm hiểu về quá trình phân giải các chất và giải phóng năng lượng trong tế bào.

- HS trao đổi, đưa ra câu trả lời, GV nhận xét, chốt kiến thức.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt vấn đề: Khi tế bào hoạt động, các năng lượng đó được lấy từ đâu và qua quá trình nào?

- GV sử dụng kĩ thuật tia chớp, khuyến khích HS đưa ra các phương án dự đoán nhanh trong vòng 1 phút.

- GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi, đọc thông tin mục I.1 (SGK tr.85) để tìm hiểu về khái niệm phân giải các chất và các con đường phân giải.

- GV đưa ra câu hỏi thảo luận cho HS:

+ Nêu khái niệm phân giải các chất trong tế bào.

+ Quá trình phân giải có ý nghĩa gì đối với tế bào sinh vật?

+ Quá trình phân giải diễn ra theo những con đường nào?

●       Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về hô hấp tế bào

- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (mỗi nhóm 4 – 6 HS), yêu cầu các nhóm đọc thông tin và quan sát các hình ảnh minh họa mục I.2 (SGK tr. 85 – 87) để tìm hiểu về hô hấp tế bào.

  

 

- GV sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn để hướng dẫn HS thảo luận nội dung SGK và hoàn thành Phiếu học tập (Phiếu học tập ở phần Hồ sơ học tập).

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghiên cứu thông tin SGK, mỗi HS trong nhóm làm việc cá nhân, viết câu trả lời của mình lên một góc của tờ giấy, sau đó cả nhóm tổng hợp đáp án, hoàn thành phiếu học tập.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV yêu cầu các nhóm trao đổi phiếu học tập, nhận xét, đánh giá lẫn nhau.

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận trước lớp.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét câu trả lời của HS, chốt kiến thức và chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

●       Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu quá trình lên men

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt vấn đề: Khi trong tế bào không có oxygen, glucose sẽ được chuyển hóa như thế nào?

- GV khuyến khích HS dự đoán câu trả lời. GV không kết luận.

- GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi, đọc thông tin và quan sát hình ảnh minh họa mục II.3 (SGK tr.87 – 88) để tìm hiểu về quá trình lên men.

- GV sử dụng kĩ thuật think – pair – share, yêu cầu HS làm việc và suy nghĩ độc lập, sau đó trao đổi với bạn để vẽ sơ đồ các giai đoạn của quá trình lên men.

- GV chia lớp thành các nhóm 4 HS, yêu cầu các nhóm thảo luận các câu hỏi phần Dừng lại và suy ngẫm (SGK tr.88).

* Gợi ý:

1. Phân giải các chất trong tế bào là quá trình phá vỡ các liên kết trong các phân tử sinh học để tạo ra các phân tử nhỏ hơn đồng thời giải phóng năng lượng (một phần năng lượng được giải phóng sẽ chuyển thành năng lượng tích lũy trong phân tử ATP và một phần sẽ giải phóng dưới dạng nhiệt năng).

- Ví dụ:

+ Ở người, khi lao động, quá trình hô hấp tế bào (phân giải các chất hữu cơ chủ yếu là đường glucose) diễn ra mạnh để đáp ứng nhu cầu về năng lượng cho cơ thể.

+ Vi sinh vật tiến hành phân giải đường có trong dưa để tạo thành lactic acid tạo độ chua cho dưa muối.

+ Vi sinh vật tiến hành phân giải protein trong cá để tạo thành nước mắm.

2. Toàn bộ quá trình phân giải hiếu khí phân tử đường glucose được chia thành ba giai đoạn chính: đường phân, chu trình Krebs và chuỗi truyền electron.

- Đường phân: xảy ra trong tế bào chất và không có sự tham gia của O2. Trong quá trình này, mỗi phân tử đường glucose (hợp chất 6 carbon) được phân giải thành hai phân tử pyruvate (hợp chất 3 carbon), đồng thời tạo 2 phân tử NADH và 2 phân tử ATP.

- Chu trình Krebs: xảy ra trong chất nền của ti thể. Mỗi phân tử pyruvate chuyển hóa thành một phân tử acetyl-coA đi vào chu trình Krebs giải phóng 2 phân tử CO2, 3 NADH, 1 FADH2 và 1 ATP.

- Chuyễn chuyền electron: diễn ra ở màng trong ti thể, đây là giai đoạn thu được nhiều ATP nhất. Trong đó, các phân tử NADH và FADH2 được sinh ra trong giai đoạn đường phân và chu trình Krebs sẽ bị oxy hóa qua một chuỗi phản ứng oxy hóa khử để tạo ra ATP và nước.

3.  Quá tình lên men gồm 2 giai đoạn: đường phân và lên men.

+ Giai đoạn đường phân: xảy ra trong tế bào chất của tế bào, diễn ra tương tự như trong hô hấp hiếu khí. Quá trình này tạo ra được 2 phân tử axit pyruvate, 2 phân tử ATP (adenosine triphosphate), 2 phân tử NADH (nicotinamide adenine dinucleotide).

+ Giai đoạn lên men: electron từ glucose qua NADH được truyền đến phân tử hữu cơ khác.

- Sự khác biệt giữa lên men rượu và lên men lactate:

+ Quá trình lên men lactate: Pyruvate nhận electron từ NADH và tạo ra sản phẩm cuối cùng là muối lactate.

+ Còn trong quá trình lên men ethanol, phân tử hữu cơ acetaldehyde là chất nhận electron từ NADH để tạo ra sản phẩm cuối cùng là ethanol.

4. Kết quả của quá trình lên men, 1 phân tử glucose chỉ tạo được 2 phân tử ATP, ít hơn rất nhiều so với hô hấp hiếu khí.

- Giải thích:

+ Trong quá trình hô hấp hiếu khí, toàn bộ năng lượng hóa học của một phân tử glucose được giải phóng trong quá trình hô hấp hiếu khí sẽ được chuyển sang liên kết hóa học dễ sử dụng (ATP), một phần chuyển thành nhiệt năng.

+ Trong quá trình lên men, năng lượng hóa học của một phân tử glucose không được giải phóng hoàn toàn mà chỉ 1 phần nhỏ được chuyển sang liên kết hóa học dễ sử dụng (ATP) còn lại phần lớn vẫn còn được tích trữ trong sản phẩm hữu cơ cuối cùng của quá trình lên men (lactate, ethanol).

Bước 2: HS tiến hành thí nghiệm

- HS làm việc độc lập, sau đó trao đổi với bạn để vẽ sơ đồ quá trình lên men.

- Các nhóm HS thảo luận câu hỏi phần Dừng lại và suy ngẫm.

- HS quan sát, hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV yêu cầu các nhóm dán sơ đồ của nhóm mình lên bảng như một phòng tranh.

- Từng nhóm HS trong lớp lần lượt lên quan sát và nhận xét, bình chọn nhóm có bài làm tốt nhất.

- GV tổ chức cho các nhóm bốc thăm để trả lời các câu hỏi mục Dừng lại và suy ngẫm.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét câu trả lời của các nhóm và chốt kiến thức, tuyên dương nhóm có sản phẩm thảo luận tốt.

- GV hướng dẫn HS đọc phần Khoa học và đời sống (SGK tr.88) để tìm hiểu về hô hấp và vấn đề bảo quản thực phẩm.

I. PHÂN GIẢI CÁC CHẤT VÀ GIẢI PHÓNG NĂNG LƯỢNG TRONG TẾ BÀO

1. Khái niệm phân giải các chất và các con đường phân giải

- Phân giải là quá trình phá vỡ các liên kết trong các phân tử sinh học để tạo ra các phân tử nhỏ hơn, đồng thời giải phóng năng lượng.

- Quá trình phân giải đường diễn ra theo 3 con đường:

+ Hô hấp tế bào (hô hấp hiếu khí)

+ Hô hấp kị khí

+ Lên men

2. Hô hấp tế bào

- Khái niệm: Là quá trình phân tử đường bị phân giải hoàn toàn thành sản phẩm cuối cùng là CO2 và nước với sự tham gia của O2, đồng thời giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động của tế bào.

- Phương trình tổng quát:

C6H12O6 + 2ATP + 6O2 à 6CO2 + 6H2O + 30 – 32 ATP + Nhiệt năng.

- Chia thành 3 giai đoạn:

+ Đường phân:

=> xảy ra trong tế bào chất, không có sự tham gia của O2.

=> Tạo ra 2 phân tử pyruvate, 2 NADH, 2ATP.

+ Chu trình Krebs:

=> Mỗi phân tử pyruvate chuyển hóa thành 1 phân tử acetyl-CoA.

=> Giải phóng 2 phân tử CO2, 3NADH, 1 FADH2. 1ATP.

+ Chuỗi truyền electron:

=> Diễn ra ở màng trong ti thể

=> NADH, FADH2 bị oxi hóa tạo ra ATP và nước.

3. Lên men

- Khái niệm: là quá trình phân giải không hoàn toàn phân tử đường để tạo năng lượng mà không cho sự tham gia của O2 và chuỗi truyền electron.

- Gồm 2 giai đoạn:

+ Đường phân: diễn ra tương tự hô hấp hiếu khí.

+ Lên men: electron từ glucose qua NADH được truyền đến phân tử hữu cơ khác.

- Các tế bào vi khuẩn có nhiều kiểu lên men; các tế bào nhân thực có 2 kiểu lên men chính: lên men lactate và lên men athanol.

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Sinh học 10 kết nối tri thức

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Giải bài tập những môn khác